Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ văn học sử ở trung học phổ thông
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
496.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1877

Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ văn học sử ở trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học

sinh trong giờ văn học sử ở trung học phổ thông

Bùi Thị Thanh Hòa

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: GS.TS Phan Trọng Luận

Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực trạng giảng dạy, học tập văn học sử ở

trung học phổ thông. Đưa ra những định hướng và biện pháp tổ chức hoạt động

của học sinh trong giờ văn học sử: những định hướng tổ chức hoạt động của học

sinh trong giờ văn học sử (tác giả) ở trung học phổ thông (THPT); những biện

pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử (VSH) tác giả

ở THPT. Thiết kế thể nghiệm và đề xuất những biện pháp tích cực hóa hoạt động

của học sinh trong giờ văn học sử ở THPT.

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Giờ học; Trung học phổ thông; Ngữ văn;

Văn học sử

Content

1. Lý do chọn đề tài.

1.1.Vấn đề tích cực hóa hoạt động của người học trong hoạt động dạy học đã trở

thành nguyên lí của dạy học hiện đại và được vận dụng vào tất cả các môn học kể cả

Văn học sử.

Nhà trường là nơi giúp cho mỗi công dân thay đổi quan niệm sống và hoạt động học

tập phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay, thời đại mà mỗi con người phải năng

động, tích cực và sáng tạo. Muốn học tập năng động, tích cực và sáng tạo thì người học

phải biết phát huy cao độ tiềm năng của bản thân. Vì vậy, tích cực hóa hoạt động của

người học là vấn đề cốt lõi thuộc mục tiêu của giáo dục hiện đại. Nó đã trở thành nguyên

lí của dạy học hiện đại và được vận dụng vào tất cả các bộ môn nói chung, bộ môn văn

học sử nói riêng.

1.2. Đổi mới về Phương pháp dạy học ở THPT đã được tiến hành trong nhiều năm nay

nhưng việc đổi mới PP giảng dạy văn học sử vẫn là một khâu hiện nay chưa được

quan tâm nhiều.

Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của những cuộc cách mạng khoa học kỹ

thuật, hội nhập và phát triển. Trước tình hình đó, để hội nhập được với xu thế phát triển

chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với nền giáo dục

nước ta là: Phải không ngừng đổi mới hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học.

Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo

dục nước ta từ những năm 1960. Cũng ở thời điểm đó, trong các trường sư phạm đã có

khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cải cách giáo dục

lần hai, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong những phương hướng cải cách,

nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo làm chủ đất nước.

Thế nhưng, cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ

thông chưa được nhiều; phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức định sẵn, cách học

sách vở. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới học tập chủ động, sáng

tạo. Nhưng trong thực tế, việc giảng dạy văn học sử còn nằm trong quĩ đạo của lối dạy

học cũ không phát huy được năng lực học tập của học sinh.

Với các bài văn học sử, lượng kiến thức nhiều, khó và mới nên giáo viên chủ

yếu sử dụng phương pháp thuyết trình. Dạy thuyết trình thì đánh giá kết quả tùy thuộc

vào khả năng tái hiện lượng kiến thức nhiều hay ít theo lời giảng của GV hay theo sách

giáo khoa của HS, khả năng sáng tạo của học sinh không có cơ hội để phát triển. Lối dạy

này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy các giờ văn học sử.

Đối với các bài văn học sử, làm thế nào để học sinh không thờ ơ với bài giảng,

hứng thú say mê tìm hiểu và phát huy được tính sáng tạo? Làm thế nào để rèn luyện năng

lực tự nghiên cứu, tự hoạt động trên văn bản cho học sinh? Vì vậy cách thức tổ chức

những hình thức hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trường trung học phổ

thông giúp các em hình thành năng lực tự nghiên cứu, tự hoạt động trên văn bản là việc

làm cần thiết, sát thực.

1.3. Tình trạng quá tải học đường gần đây trở thành vấn đề rất bức xúc trong xã hội.

Giờ học văn học sử là giờ học có nhiều nhân tố làm cho việc quá tải càng nặng nề hơn

nên cần có một sự đổi mới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!