Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh miền núi khi dạy tác phẩm "vội vàng" của tác giả Xuân Diệu ở nhà trường Trung học phổ thông
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
982.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1940

Những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh miền núi khi dạy tác phẩm "vội vàng" của tác giả Xuân Diệu ở nhà trường Trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

***********

CAO DIỆP THANH

NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN

CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY TÁC PHẨM "VỘI VÀNG"

CỦA TÁC GIẢ XUÂN DIỆU Ở NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn – Tiếng Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thái Nguyên, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

***********

CAO DIỆP THANH

NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN

CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY TÁC PHẨM "VỘI VÀNG"

CỦA TÁC GIẢ XUÂN DIỆU Ở NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn – Tiếng Việt

Mã số : 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thế Phiệt

Thái Nguyên, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,

đƣợc thể hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thế Phiệt

Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là

trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông

tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc trích rõ nguồn gốc.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cao Diệp Thanh

XÁC NHẬN

CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN

CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thế Phiệt, ngƣời

đã tận tâm, tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý sau đại học, các

thầy cô giáo khoa Ngữ Văn – Trƣờng ĐHSP Thái Nguyên, cùng toàn thể thầy

cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho

tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ tốt luận văn của mình.

Cuối cùng xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo của các

trƣờng trên địa bàn Huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Thành phố

Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

khảo sát và làm thực nghiệm.

Thái Nguyên, ngày 14 tháng 05 năm 2015

TÁC GIẢ

Cao Diệp Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii

MỤC LỤC........................................................................................................... iv

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề. ................................................................................................ 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. ........................................... 9

5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................................... 9

6. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 9

7. Giả thuyết khoa học. ....................................................................................... 10

8. Cấu trúc luận văn. ........................................................................................... 10

NỘI DUNG ......................................................................................................... 11

CHƢƠNG 1: ....................................................................................................... 11

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÚT NGẮN.......................... 11

KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG CHO HỌC

SINH THPT MIỀN NÚI. .................................................................................... 11

1. Cơ sở lí luận. ................................................................................................... 11

1.1. Lý thuyết tiếp nhận văn học......................................................................... 11

1.1.1. Khái niệm. ................................................................................................. 11

1.1.2. Đặc điểm của tiếp nhận văn học ............................................................... 12

1.2. Khoảng cách trong tiếp nhận. ...................................................................... 13

1.2.1. Khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận. .................................................... 13

1.3. Thơ Xuân Diệu và khoảng cách tiếp nhận trong bài thơ "Vội vàng".................... 17

1.3.1. Thơ Xuân Diệu ......................................................................................... 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

1.3.2. Khoảng cách tiếp nhận trong bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân

Diệu. .................................................................................................................... 19

2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 27

2.1. Thực trạng dạy văn, học văn ở nhà trƣờng trung học phổ thông ...................... 27

2.2. Khảo sát thực trạng ...................................................................................... 28

2.2.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................... 28

2.2.2. Đối tƣợng điều tra ..................................................................................... 28

2.2.3. Thời gian khảo sát..................................................................................... 28

2.2.4. Nội dung và hình thức khảo sát. ............................................................... 28

2.2.5. Kết quả khảo sát. ....................................................................................... 30

2.3. Đánh giá về khoảng cách tiếp nhận của học sinh THPT miền núi tại

Tuyên Quang khi học bài thơ "Vội vàng"........................................................... 34

2.3.1. Giữa học sinh và tác phẩm "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu có

khoảng cách và tính không trọn vẹn trong tiếp nhận. ......................................... 34

2.3.2. Khoảng cách về lịch sử và văn hóa........................................................... 34

CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP

NHẬN CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY TÁC PHẨM „VỘI VÀNG‟

CỦA TÁC GIẢ XUÂN DIỆU Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..... 36

2.1. Biện pháp 1: Thăm dò khả năng tiếp nhận, hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị

bài ở nhà. ............................................................................................................. 36

2.2. Biện pháp 2: Tạo tâm thế văn học ở học sinh trong giờ học tác phẩm văn

chƣơng................................................................................................................. 39

2.3. Biện pháp 3: Nuôi dƣỡng và phát triển hứng thú của học sinh miền núi

đối với bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu. ........................................... 44

2.3.1. Hứng thú của học sinh miền núi với bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ

Xuân Diệu. .......................................................................................................... 45

2.3.2. Nuôi dƣỡng, phát triển hứng thú đối với Thơ mới của học sinh miền

núi........................................................................................................................ 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

2.4. Biện pháp 4: Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận bài thơ

"Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu..................................................................... 53

2.4.1. Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ............................................................ 53

2.4.2. Trang bị cho học sinh miền núi vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa. .......... 56

2.4.3. Cung cấp cho học sinh miền núi vốn hiểu biết về Thơ mới. ................... 61

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. ...................................................... 70

1. Định hƣớng thực nghiệm. ............................................................................... 70

1.1. Mục đích thực nghiệm. ................................................................................ 70

1.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thực nghiệm. ................................................. 70

1.3. Quy trình thực nghiệm. ................................................................................ 70

2. Thiết kế bài dạy thực nghiệm.......................................................................... 71

3. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ....................................................................... 94

3.1. Những nội dung đánh giá............................................................................. 94

3.2. Phƣơng pháp đánh giá.................................................................................. 95

KẾT LUẬN......................................................................................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 101

PHỤ LỤC............................................................................................................ 103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

1.1. Thế kỉ XXI với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ,

với những bƣớc nhảy vọt trong thời buổi hiện nay đã đƣa thế giới chuyển từ

kỉ nguyên công nghệ sang kỉ nguyên thông tin và phát triển tri thức. Đứng

trƣớc sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội, ngƣời giáo viên thời hiện đại cần xác

định rõ cho mình một tƣ thế và tâm thế để hội nhập và phát triển. Từ việc xác

định đƣợc vai trò quan trọng của việc dạy văn trong nhà trƣờng là một nghệ

thuật mà cái đích hƣớng tới là nghệ thuật cảm thụ cái đẹp, lắng đọng trong

tâm hồn, là khát vọng vƣơn tới chân, thiện, mĩ. Bằng tâm huyết, tri thức và

khả năng sƣ phạm của mình, ngƣời thầy sẽ đem đến cho học sinh những điều

mới mẻ, củng cố niềm tin, sự thích thú, khơi dậy tình yêu và niềm đam mê

trong văn học, giúp học sinh đến đƣợc với những giá trị đích thực của tác

phẩm văn chƣơng. Để rồi văn học chiếm vị trí xứng đáng trong hành trang tri

thức của các em giúp các em thanh lọc tâm hồn con ngƣời, yêu đời, yêu ngƣời

và hoàn thiện mình hơn. Chính vì thế ngƣời giáo viên dạy Ngữ Văn không chỉ

truyền đạt tri thức mà chuyển sang cung cấp cho ngƣời học phƣơng pháp thu

nhập thông tin một cách có hệ thống, có tƣ duy và phân tích tổng hợp, phải

biết khơi nguồn sáng tạo là một việc làm cần thiết và quan trọng để nâng cao

chất lƣợng giờ giảng, đặc biệt là đối với học sinh THPT miền núi.

1.2. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" Hoài Thanh đã nhận xét: "Xuân

Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt muốn

tận hƣởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng nhƣ khi buồn đều nồng

nàn tha thiết". Quả đúng nhƣ vậy Xuân Diệu là một hồn thơ mãnh liệt luôn để

lòng mình rộng mở với cuộc đời, một tâm hồn đam mê đƣợc sống và yêu,

trong trái tim luôn có một khát khao dâng trào đó là khát khao đƣợc hòa mình

vào với đời, với cảnh vật và với con ngƣời. Và có lẽ tinh thần này đƣợc thể

hiện rõ nhất trong bài thơ "Vội vàng" của ông. Bài thơ đƣợc in trong tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

“Thơ thơ” năm 1938, đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân

Diệu trƣớc cách mạng tháng Tám, đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình

Ngữ văn lớp 11 hiện nay là tác phẩm có nhiều mới, lạ và độc đáo. Cả bài thơ

là một thể thống nhất thể hiện quan điểm tƣ tƣởng sống của Xuân Diệu: trong

cuộc đời quý nhất là tuổi trẻ và đẹp nhất là tình yêu. Bài thơ tập trung cao

nhất niềm khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt; là hồn thơ hăm hở, sôi

nổi, yêu đời yêu sống đến cuồng nhiệt; là cái khát vọng của mình giữa tuổi trẻ

và xuân tình; là một cảm xúc triết học một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Để

giúp học sinh hiểu, biết chiếm lĩnh và cảm nhận đƣợc cái mới mẻ xƣa nay

chƣa từng có, thì ngƣời giáo viên dạy Văn phải trăn trở, tìm ra hƣớng đi đúng

đắn nhất.

1.3. Tuy nhiên để nhận thức đúng và dạy đúng tác phẩm "Vội vàng"

của nhà thơ Xuân Diệu trong nhà trƣờng phổ thông nói chung và ở các huyện

miền núi có học sinh là đồng bào dân tộc nói riêng không phải là công việc

thuận lợi mà đang là một thử thách đầy hấp dẫn đối với giáo viên dạy văn.

Tuyên Quang nơi ngƣời thực hiện đề tài này sinh sống là một Tỉnh

miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có đặc trƣng vùng miền, có nhiều dân tộc

thiểu số sinh sống nhƣ Pu Péo, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Mông,

Pà Thẻn.....Trong thực tế giảng dạy SGK Ngữ Văn lớp 11 - Tập 2 bài "Vội

vàng" (Tiết 79-80) đối với học sinh miền núi có sự khác biệt về không gian

bởi vậy sự tiếp nhận của học sinh còn mơ hồ, giáo viên còn nhiều cách lí giải

và soạn giảng khác nhau. Bởi vậy việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho

học sinh miền núi khi dạy học tác phẩm "Vội vàng" của Tác gia Xuân Diệu ở

nhà trƣờng phổ thông là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Qua khảo sát việc giảng dạy ở các huyện trên địa bàn, tác giả luận văn

nhận thấy khả năng nhận thức và sự khác biệt về ngôn ngữ là rào cản thứ nhất

tạo nên khoảng cách trong tiếp nhận, thì cản thứ hai là trong chƣơng trình

THPT giáo viên quen lối thuyết giảng không quan tâm tìm ra những biện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!