Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những biện pháp thu hút khách nuớc ngoài đến với bảo tàng chứng tích chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh giai doạn hội nhập kinh tế quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
E J ...... " " -----------*
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
A0Z - m & 3
Họ và tên: TRỊNH THỊ NGÁT
MSSV : 50460089
Lớp : DN04VH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHỮNG BIỆN PHÁP THU HÚT
KHÁCH NƯỚC NGOÀI ĐỂN VỚI BẢO TÀNG
CHỨNG TÍCH CHIÉN TRANH
THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TÉ QUỐC TẾ
TRIÊNG DẠI HỌC MỞ TP.HCM
THƯ VIỆN
GVHD: TS. Phan Thị Hồng Xuân
Tp. HCM, tháng 08 năm 2008
&
MỤC LỤC
DẢNNHẬP Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÈ BẢO TÀNG CHỬNG TÍCH CHIẾN TRANH
THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Thành phố Hồ Chí M inh.......................................................7............7..................................... 1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................................ 1
1.1.2. Những cột mốc đáng chú ý .................................................................................................5
1.2. Cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động của các phòng ban tại Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh Thành phô Hồ Chí M inh................................................................6
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIÉN TRANH
THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH
2.1. Hoạt động triễn lãm, trưng bày hiện vật của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Thành phố *HỒ Chí Minh từ năm 2001 đến n a y ..................................................................... 12
2.2. Hoạt động bảo tồn, sưu tầm, bổ sung, phát triển các hiện vật trưng bày của
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí M inh............................................... 16
2.2.1. Hoạt động bảo tồn, sưu tàm, bổ sung, phát triển các hiện vật trưng bày........................ 16
2.2.2. Hoạt động kiểm kê và bảo quản hiện vật trưng bày ........................................................25
2.3. Hoạt động đối ngoại của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phô
Ho Chí M inh...7......................'.......................................7.................7.................................................................................29
2.3.1. Chuẩn bị tiếp đón đoàn khách quốc tế ...............................................................................29
2.3.2. Tổ chức tiếp đoàn............................................................................................................... 30
2.3.3. Sau khi tiếp đoàn................................................................................................^................32
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP THU HÚT KHÁCH NƯỚC NGOÀI ĐÉN VỚI
BẢO TÀNG CHƯNG TÍCH CHIẾN TRANH THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÉ
3.1. Phân tích, đánh giá đối tượng khách tham quan Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 - 2005................................................. 35
3.2. Một số biện pháp để thu hút khách nước ngoài đến vói Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh Thành phố Hồ Chí M inh..................................................................................... 40
3.2.1. Vai trò của con người trong chiến lược phát triển Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................... 40
3.2.2. Những biện pháp thu hút khách tham quan quốc tế đến với Bảo tàng Chứng tích Ị
Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tể................................ 41/
KÉT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Thảnh phố Hồ Chí Minh
Phục lục 2: Hoạt động của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hổ Chí Minh
Phụ lục 3: Các cuộc triễn lãm của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phế
Hồ Chí Minh
LỜI M Ở ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Hơn 30 năm qua, kể từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, dù mang tên
là Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy, Nhà trưng bày tội ác Chiên tranh xâm lược hoặc khi đã
đổi tên gọi thành Bảo tàng Chưng tích Chiến tranh, thì nơi đây luôn được Thành phố giao
nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, trưng bày nhũng tư liệu, hiện vật về chứng tích tội
ác và hậu quả các cuộc chiến tranh xâm lược mà thực dân đế quổc đã gây ra đối với dân
tộc Việt Nam, qua đó tố cáo tội ác của các thế lực xâm lược, giáo dục nhân dân nhất là thế
hệ trẻ về lòng yêu nước; tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc, đồng thời
nêu bật tinh thần hòa hiếu, khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đâu
tranh bảo vệ hòa bình, phản đối chiến tranh xâm lược. Chính vì vậy, Bảo tàng không chỉ là
điểm đến của nhân dân Việt Nam mà còn là nơi để những người ngoại quốc đến tham quan
và suy ngẫm về một quá khứ đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, để Bảo tàng có thể phát huy được vai trò của mình là cầu nối hòa bình giữa
nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, Bảo tàng cần có những chính sách
và biện pháp thu hút khách đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan tại Bảo tàng. Đó cũng
là lý do dẫn dẳt chúng tôi đến với đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN c ử u VÁN ĐÈ
Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì đề tài “ Những biện pháp thu hút khách tham quan
nước ngoài đến với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành Hồ Hồ Chí Minh” từ trước
đến nay chưa có ai nghiên cứu. Để hoàn thành mục tiêu của khóa luận, chúng tôi chủ yếu
sử dụng nguồn tư liệu là những thông tin nội bộ của Bảo tàng, tổng hợp và phân tích sâu
trên quan điểm của cá nhân, đánh giá về khả năng thu hút khách nước ngoài đến với Bảo
tàng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u
Khóa luận tốt nghiệp sẽ bám sát nội dung theo tên gọi của đề tài, cụ thể sẽ tìm hiểu về
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích đối tượng khách tham
quan đến với Bảo tàng đặc biệt là khách nước ngoài, từ đỏ đề ra những biện pháp góp phần
nâng cao khả năng thu hút đối tượng này đến với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành
phố Hồ Chí Minh.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Đe thực hiện những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra chúng tôi đã sử dụng phương pháp
tông hợp, phân tích, tìm hiêu sâu các đôi tượng có liên quan đên đề tài. Ngoài ra, chúng tôi
đã dành thời gian 2 thảng từ 15/4/2008 đến 15/6/2008 cho việc khảo sát thực tế tại phòng
Nghiệp vụ của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh.
4. BÓ CỤC CỦA ĐÈ TÀI
Ngoài dẫn luận và kết luận, khóa luận được chúng tôi thiết kể qua 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Hoạt động của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Những biện pháp thu hút khách nước ngoài đến với Bào tàng Chứng tích Chiến
tranh Thành phổ Hồ Chí Minh giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VÈ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIÉN TRANH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG CHỨNG
TÍCH CHIÉN TRANH THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh Thành phố Hồ Chí Minh
Từ quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Thành phố Hồ Chí Minh (BTCTCT TP.HCM) trong 30 năm qua, chúng tôi tạm thời
chia lịch sử hình thành và phát ữiển cùa Bảo tàng 3 cột mốc như sau:
Giai đoan 1: Từ thảng 8/1975 đến thảng 11/1990
Giai đoạn này bắt đầu bằng việc ban hành Thông tri số: 6/TT-75 ngày 13/8/1975
của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Sài Gòn quyết định chính thức thành lập
“Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” với nhiệm vụ chủ yểu là sưu tầm và lưu giữ
những chứng tích vẻ vang của nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh chống
Mỹ xâm lược, đồng thời tổ chức trưng bày, giới thiệu nhàm tố cáo trước công luận
những tội ác dã man của đế quốc Mỹ và tay sai ngụy quyền trong cuộc chiến tranh
kéo dài hơn 20 năm trên đất nước Việt Nam.
Giai đoan 2: Từ tháng 11/1990 đến thảng 7/1995
Đây là giai đoạn “Nhà trưng bày tội ác M ỹ-Ngụy” được đổi tên thành “Nhà
trưng bày tội ác chiến tranh” với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày những
chứng tích về các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Giai đoan 3: Từ tháng 7/1995 đến nay.
Giai đoạn này, “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh” được nâng cấp trở thành “Bảo
tàng Chứng tích Chiến tranh” với nhiệm vụ nặng nề hơn, cụ thể là tiến hành nghiên
cứu, sưu tầm và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến tội ác tàn bạo của thực
dân, đế quốc và tay sai trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; cảnh báo
trước thế giới về những hậu quả khôn lường của những di chứng chiến tranh đối với
con người và sự hủy diệt khủng khiếp đối với môi trường, làm sáng tỏ khát vọng
hòa bình của nhân dân Việt Nam để qua đó, những người yêu chuộng hòa bình trên
thế giới hiểu rõ hơn thiện chí của nhân dân ta và tích cực tham gia đấu tranh ngăn
chặn các ý đồ đen tối cũng như dã tâm xâm lược của các thể lực phản động ở các
nước trên thế giới. Như vậy, so với trước đây, nhiệm vụ của Bảo tàng trong giai
đoạn này nặng nề hơn nhiều bởi nó được mở rộng cả về không gian (tất cả các cuộc
2
chiển xâm lược Việt N am ) và về thời gian (xuyên suốt các giai đoạn lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta).
Trong số 61 Bảo tàng thuộc hệ thống “Bảo tàng Vì H òa bình” của thế giới do
Liên H iệp Q uốc công bố năm 1998 ( theo sách Peace M useum s W orldw ide - Các
Bảo tàng Vì H òa bình thế giới, U nietd N ations Publications- G eneva, 1998), nếu xét
thứ tự thời gian ra đời, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố H ồ Chí M inh
được xếp ở vị trí 14/61, m ột vị trí “ cao” khá bất ngờ nếu so sánh với những vị trí
xếp hạng của thế giới đối với V iệt N am trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
khoa học kỹ thuật khác. Điều thú vị là trong hệ thống các Bảo tàng này, hiếm có
Bảo tàng nào như Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh m à ý tưởng thành lập lại xuất
hiện chỉ có vài ngày ngay sau khi tiếng súng Chiến tranh vừa dứt và giữa biết bao
bộn bề ngổn ngang những công việc dầu sôi lửa bỏng của những ngày hậu chiến,
chỉ sau 4 tháng chuẩn bị, hệ thống phòng trưng bày chứng tích tội ác xâm lược đã
đàng hoàng được m ở của phục vụ công chúng vào ngày 4/9/1975. N hững con số đo
thời gian đó càng có ý nghĩa khi ta biết rằng hai B ảo tàng tưởng niệm nạn nhân bom
nguyên tử do M ỹ gây ra năm 1945 ở H irosihim a và N agasaki ( N hật Bản) phải m ất
10 năm sau thảm họa m ới ra đời( 1955), hoặc Bảo tàng Caen( Pháp) tưởng niệm
những binh sĩ Đồng m inh chết trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai ở Châu  u
phải m ất 44 năm sau cuộc đổ bộ N orm andie m ới được thành lập (1988).
M ặt khác việc chọn lựa địa điểm để trưng bày chứng tích tội ác cũng là m ột ý
tưởng đặc sắc. Trong thời gian dài, tòa nhà số 28 Trần Quý Cáp ( Võ V ăn Tần) là
m ột trong những cơ sở đầu não của bộ m áy chiến tranh xâm lược của M ỹ. Tại nơi
đây và từ nơi đây đã diễn ra với bao nhiêu âm mưu, thủ đoạn của guồng m áy chiến
tranh xâm lược, trực tiếp hoặc gián tiếp gây đau thương, hủy diệt và chết chóc cho
nhân dân ta, dù khi nó m ang tên “Phòng nhân viên dân chính H oa K ỳ” (CPO ) từ
năm 1965 lúc M ỹ ồ ạt vào m iền nam V iệt N am , hoặc khi nó trở thành cơ quan bảo
vệ các cơ sở quan trọng của M ỹ sau H iệp định Paris 1973 như: Tòa Đại sứ M ỹ, cơ
quan U SAID ( CIA trá hình ), cơ quan G U SPA O ( cơ quan tuyên truyền chủ nghĩa
thực dân m ớ i). Với bề dày thành tích như vậy, tòa nhà này là điểm thật “đắc địa”,
có ý nghĩa chính trị và tính biểu trưng cao để làm nơi trưng bày chiến tích tội ác
chiến tranh.
Với 2 lần chuyển đổi tên từ tên gọi ban đầu N hà Trưng bày tội ác M ỹ - Ngụy
năm 1975, N hà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược năm 1990, Bảo tàng Chứng
tích Chiến tranh năm 1995, quá trình 30 năm hình thành và trưởng thành của Bảo
tàng cũng là quá trình khẳng định vị trí của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trong
hệ thống các Bảo tàng của Thành Phố Hồ Chí M inh, của cả nước và cả thế giới
(Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí M inh được chính thức công
nhận là thành viên của hệ thống B ảo tàng Vì H òa bình thế giới tại Hội nghị quốc tể
3