Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
88
Kích thước
392.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1191

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế

quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ

bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho

người lao động.

Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan

trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt

đặt ra trong ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện

pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng

cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều hết sức quan

trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó.

Mặt khác biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh

nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà việc thực hiện mục

tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải

thiện đời sống cho công nhân, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư Thanh Niên Hà Nội là đơn vị sản

xuất có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, mẫu mã, công nghệ luôn luôn thay đổi theo

yêu cầu của khách hàng. Các mặt quản lý trong những năm gần đây đã có nhiều

tiến bộ nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao

động ở Công ty luôn luôn là vấn đề được quan tâm và cần được nâng cao. Vậy lý

do tại sao? Và giải pháp như thế nào hữu hiệu nhất?

Thấy được ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các

doanh nghiệp thương mại nên trong thời gian thực tập tại công ty SX-XNKĐT

thanh niên HN em thấy: Mặc dù công ty cũng đã có một số biện pháp quản lý và sử

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 1

dụng lao động nhưng không phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường,

chính vì vậy em đã chọn đề tài :

“ Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty

Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt

nghiệp của mình.

Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm

3 chương:

Chương I: Lý luận về hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương

mại

Chương II: Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng lao động tại công ty sx￾xnkđt thanh niên Hà Nội

Chương III: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại

công ty SX-XNKĐT thanh niên HN

Thời gian thực tập là giai đoạn quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi

tốt nghiệp ra trường. Thông qua quá trình đó sinh viên được tiếp xúc với kiến thức

đã học, vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Mặt khác,

qua thời gian thực tập sinh viên có điều kiện rèn luyện tác phong làm việc sau này.

Qua thời gian thực tập, em đã có được một thời gian thực tế quý báu, được

tiếp xúc với một môi trường làm việc năng động. Em xin trân thành cảm ơn các cô,

chú, anh chị trong công ty Sản xuất –Xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà nội đã

giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại quý Công ty.

Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo PGS- TS Phạm Công Đoàn, người đã

trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, luận văn này của em không tránh

khỏi có những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo giúp em sửa chữa, bổ sung

những thiếu sót đó để nội dung luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 2

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

I. Lao động thương mại

1.Khái niệm và đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp thương mại

Xã hội muốn tồn tại và phát triển cần phải có lao động “lao động là hoạt

độngcó mục đích,có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho

nhu cầu của mình.Nhưng họ không thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu

cầu mình đòi hỏi.Vì thế mà trong xã hội xuất hiện sự phân công lao động xã hội để

phục vụ cho các đối tượng khác chứ không phải chỉ phục vụ cho riêng mình.

Lao động trong các doanh nghiệp thương mại là bộ phận lao động xã hội

cần thiết được phân công thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá.Bao gồm lao

động thực hiện quá trình mua bán ,vận chuyển , đóng gói,chọn lọc.bảo quản và

quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Mục đích lao động của họ là nhằm

đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng.

Lao động thương mại nói chung và lao động trong các doanh nghiệp

thương mại nói riêng tồn tại như một tất yếu khách quan cùng với sự tồn tại của

sản xuất , lưu thông hàng hoá và thương mại ,đó là do sự phân công lao động xã

hội quyết định.Nguồn lao động của các doanh nghiệp thương mại cũng được tiếp

nhận từ thị trường lao động như các doanh nghiệp khác.Song doanh nghiệp thương

mại có chức năng lưu thông hàng hoá nên lao động trong các doanh nghiệp thương

mại có những đặc thù riêng của nó:

* Cũng như các doanh nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân, quá trình lao

động trong các doanh nghiệp thương mại là quá trình kết hợp giữa sức lao động

của người lao động với công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động song

đối tượng lao động của các doanh nghiệp thương mại là sản phẩm đã hoàn

chỉnh,mục đích lao động của nhân viên thương mại không phải là tác động vào sản

vật tự nhiên để biến nó thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mà là tác

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 3

động vào vật phẩm tiêu dùng để đưa nó đến người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu

cầu cá nhân của họ, để cho sản phẩm thực sự trở thành sản phẩm nghĩa là được

đem đi tiêu dùng , thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của nó.Bởi vậy lao động

thương mại vừa mang tính chất lao động sản xuất vừa mang tính chất lao động phi

sản xuất. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của lao động thương mại

Theo quan điểm của C.Mác thì lao động trong thương mại bao gồm hai bộ

phận

+ Bộ phận thứ nhất là lao động tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông ,

bao gồm những hoạt động lao động gắn liền với gía trị sử dụng của hàng hoá,biến

mặt hàng của sản xuất thành mặt hàng kinh doanh của thương mại cũng tức là mặt

hàng của tiêu dùng.Đó là bộ phận lao động vận chuyển , bảo quản , phân loại , chia

nhỏ,chọn lọc chỉnh lý hàng hóa.Bộ phận lao động này tuy không làm tăng giá trị sử

dụng nhưng nó sáng tạo ra gía trị mới , sáng tạo ra thu nhập quốc dân.Những hao

phí của bộ phận lao động này được bù đắp bằng chính thu nhập quốc dân mới được

sáng tạo ra.

+ Bộ phận lao động thứ hai của thương mại mang tính chất lưu thông thuần

tuý. Bộ phận này chỉ liên quan đến gía trị và nhằm thực hiện giá trị của hàng

hoá.Đó là những hoạt động mua bán hàng hoá , thu tiền, kiểm ngân,kế toán và các

hoạt động quản lý khác. Bộ phận lao động này không sáng tạo ra gía trị , không

sáng tạo ra thu nhập quốc dân.Những hao phí lao động của bộ phận này được bù

đắp bằng thu nhập thuần tuý của xã hội.

Về mặt lý thuyết chúng ta dễ nhận thấy hai bộ phận lao động này, nhưng trong

thực tế khó có thể tách bạch được rõ ràng nếu xét trong từng hành vi lao động cụ

thể .Ví dụ hành vi bán hàng của nhân viên bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ.Nếu

chỉ xét bán hàng để thu tiền về thì đó là lao động lưu thông thuần tuý ,song trong

hành vi đưa hàng cho khách hàng có chứa đựng việc chuyển hàng từ lĩnh vực sản

xuất đến lĩnh vực tiêu dùng ,mặt khác để có hàng hoá bán nhân viên phải bảo quản

bao gói hàng hoá. Hơn nữa khi ta đề cập đến đặc điểm này không nhằm mục đích

để tách bạch hai bộ phận lao động ,mà điều quan trọng hơn là để thấy được bản

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 4

chất của lao động thương mại và sự khác biệt của nó so với lao động trong các

nghành sản xuất vật chất và các nghành dịch vụ khác.

* Lao động thương mại là loại hình lao động phức tạp , đòi hỏi trình độ

chuyên môn tổng hợp. Lao động thương mại là chiếc cầu nối liền giữa người sản

xuất với người tiêu dùng. Một mặt họ đại diện cho người tiêu dùng để tác động vào

sản xuất ,làm cho sản phẩm đươc sản xuất ra ngày càng phù hợp với tiêu dùng, mặt

khác họ đại diện cho sản xuất để hướng dẫn tiêu dùng làm cho tiêu dùng phù hợp

với điều kiện của sản xuất trong từng thời kỳ nhất định của đất nước .Để giải quyết

các mối quan hệ này đòi hỏi nhân viên thương mại vừa phải có trình độ khoa học

kỹ thuật nhất định,hiểu biết quy trình công nghệ ,tính năng tác dụng của hàng, vừa

phải có trình độ giác ngộ chính trị xã hội phải có kiến thức cuộc sống, hiểu biết

tâm lý người tiêu dùng,phải biết thiết lập các mối quan hệ xã hội và có khả năng

chi phối được các mối quan hệ này.

* Tỷ lệ lao động nữ cao trong doanh nghiệp thương mại .Xuất phát từ tính

chất và đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại ,nhất là

tính chất xã hội của các hoạt động này ,lao động thương mại rất phù hợp với sở

trường của phụ nữ.

* Lao động thương mại mang tính chất thời vụ rất cao.Tính chất thời vụ này

không những thể hiện giữa các mùa trong năm mà còn thể hiện rõ giữa các ngày

trong tháng,thậm chí giữa các giờ lao động trong ngày. Đặc điểm này ảnh hưởng

đến số lượng và cơ cấu lao động ,đến vấn đề tuyển dụng và sử dụng lao động trong

các doanh nghiệp ,vấn đề bố trí thời gian bán hàng,ca kíp làm việc trong doanh

nghiệp .Để sử dụng lao động tốt ,các doanh nghiệp phải kết hợp hài hoà giữa lao

động thường xuyên và lao động tạm thời,giữa lao động tuyển dụng suốt đời với lao

động hợp đồng ,giữa lao động trong danh sách với lao động công nhật,giữa số

lượng lao động và thời gian lao động của người lao động trong từng ngày , từng

mùa vụ.Trong doanh nghiệp thương mại cùng một lúc có 3 loại lao động :

+ Một là: lao động trong biên chế : đây là bộ phận lao động cứng ,cơ yếu của

doanh nghiệp ,là những người lao động có trình độ chuyên môn cao và được đào

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 5

tạo một cách có hệ thống.Đội ngũ này sẽ nắm những khâu chủ chốt của kinh doanh

và quản lý doanh nghiệp .

+ Hai là: một số lớn lao động của doanh nghiệp có thể tiếp nhận làm việc trong

một số thời gian nhất định.Những người này phần đông là nữ giới vì một số lý do

nào đó mà không thể làm trọn thời gian như những người bình thường khác.Họ

thường được doanh nghiệp gọi đi làm vào những mùa vụ có nhu cầu lao động cao,

hoặc có thể thay phiên nhau làm việc một số ngày trong tuần ,một số giờ trong

ngày .Đây là bộ phận lao động mềm có tính co giãn thể hiện tính linh hoạt của

doanh nghiệp trong quá trình quản lý kinh doanh.

+ Ba là: lao động công nhật :số lao động này không nằm trong danh sách lao

động của doanh nghiệp mà được doanh nghiệp tuyển dụng theo nhu cầu lao động

từng ngày một.

Đương nhiên khi tính toán chỉ tiêu lao động bình quân phải tính một lao động bình

quân là một người làm đủ số ngày công theo chế độ theo phương pháp quy đổi.

2, Phân loại lao động trong doanh nghiệp thương mại

Muốn có các thông tin về số lượng lao động và cơ cấu lao động chính xác,

phải tiến hành phân loại lao động .Việc phân loại lao động trong các doanh nghiệp

thương mại nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu quản lý , tính toán chi phí sản

xuất kinh doanh, theo dõi các nhu cầu về sinh hoạt kinh doanh,về trả lương và kích

thích lao động. Chúng ta có thể phân loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau

tuỳ theo mục đích nghiên cứu.

a.Phân loại theo vai trò và tác động của lao động đến quá trình kinh doanh ,ta có

thể chia lao động trong doanh nghiệp thương mại ra làm hai loại:

_ Lao động trực tiếp kinh doanh thương mại: gồm có nhân viên mua hàng

,nhân viên bán hàng ,nhân viên kho, vận chuyển ,nhân viên thu hoá, bao gói ,chọn

lọc ,chỉnh lý hàng hoá. Trong khi nền kinh tế thị trường bộ phận này còn bao gồm

cả các nhân viên tiếp thị, nhân viên quản trị kinh doanh.Bộ phận lao động này

chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp thương mại và giữ vị trí chủ chốt trong

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 6

việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ và các mục tiêu đã xác định của doanh

nghiệp .

- Bộ phận thứ hai là lao động gián tiếp kinh doanh thương mại: Bao gồm các

nhân viên hành chính, nhân viên kinh tế, kế toán, thống kê, nhân viên bảo vệ của

doanh nghiệp .

b.Phân theo nghiệp vụ chuyên môn của người lao động

- Nhân viên bán hàng

- Nhân viên mua hàng

- Nhân viên nghiệp vụ kho

- Nhân viên vận chuyển

- Nhân viên tiếp thị

- Nhân viên kế toán

- v. .v

Mục đích của phương pháp phân loại này là để tính toán, sắp xếp, và bố trí

lao động trong từng nghiệp vụ chuyên môn, xác định cơ cấu lao động hợp lý từ đó

có phương pháp trả lương và kích thích lao động đối với từng loại lao động của

doanh nghiệp .

c. Phân loại theo trình độ chuyên môn: Thông thường nhân viên trực tiếp kinh

doanh thương mại có 7 bậc

- Bậc 1 và bậc 2 phần lớn gồm lao động phổ thông, chưa qua đào tạo ở một

trường lớp nào.

- Bậc 3 và bậc 4 bao gồm những nhân viên đã qua một quá trình đào tạo.

- Bậc 5 trở lên là những lao động lành nghề của doanh nghiệp, có trình độ

kinh doanh cao.

Lao động gián tiếp kinh doanh thương mại cũng được chia thành: nhân viên,

chuyên viên,chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.

Tóm lại, việc phân loại lao động trong các doanh nghiệp thương mại có ý

nghĩa quan trọng trong quá trình tuyển chọn,bố trí sắp xếp lao động một cách khoa

học,nhằm phát huy đầy đủ mọi khả năng lao động của người lao động ,phối kết

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 7

hợp lao động giữa các cá nhân trong quá trình lao động nhằm không ngừng tăng

năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo tiền đề vật chất để

nâng cao thu nhập cho người lao động.

Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!