Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp trường Trung cấp Đông Dương tại TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Ngọc Hân
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC MẠNG XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Ngọc Hân
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC MẠNG XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ HẠNH NGA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ thực tế
trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn góc rõ ràng và tuân thủ đúng các nguyên tắc nghiên cứu khoa
học.
Các kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung
thực và chưa từng được công bố trước đây.
Tp.HCM, tháng 09 năm 2013
Người nghiên cứu
Bùi Thị Ngọc Hân
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, người đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy cô phòng
Sau đại học - trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành tốt khoá học.
Dù đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn bằng sự nhiệt tình và trách nhiệm của
mình, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được những đóng
góp quý báu từ quý thầy cô.
Kinh chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.
Tp.HCM, tháng 09 năm 2013
Người nghiên cứu
Bùi Thị Ngọc Hân
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................................9
4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................9
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ MẠNG
XÃ HỘI....................................................................................................................... 12
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về MXH................................12
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài.............................................................12
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước .............................................................15
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...............................................21
1.2.1. Nhận thức ............................................................................................................21
1.2.2. Thái độ.................................................................................................................27
1.2.3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ..........................................................32
1.2.4. Mạng xã hội.........................................................................................................33
1.2.5. Nhận thức và thái độ về MXH của học sinh .......................................................38
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng................................................................................................43
1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi của học sinh TCCN................................................................43
1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng từ gia đình ..............................................................................46
1.3.3. Yếu tố ảnh hưởng từ văn hóa – xã hội.................................................................48
1.3.4. Ảnh hưởng của MXH đến con người ..................................................................50
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 57
4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CÁC MẠNG
XÃ HỘI CỦA HỌC SINH HỆ TCCN TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG58
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................................58
2.1.1. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................58
2.1.2. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................................58
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................58
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.........................................................................58
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn......................................................................58
2.3. Thống kê về khách thể nghiên cứu...........................................................................62
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ về các MXH của học sinh hệ
TCCN trường Trung cấp Đông Dương ..........................................................................64
2.4.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp Đông
Dương ............................................................................................................................65
2.4.2. Thực trạng nhận thức về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp
Đông Dương ..................................................................................................................82
2.4.3. Thực trạng thái độ về mạng xã hội của học sinh hệ TCCN trường Trung cấp
Đông Dương ..................................................................................................................91
2.4.4. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ đối với các mạng xã hội................100
2.5. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ về mạng xã hội của học sinh
hệ TCCN ..........................................................................................................................101
2.6. Một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về
mạng xã hội của học sinh hệ TCCN..............................................................................103
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 106
CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH HỆ
TCCN TRƯỜNG TRUNG CẤP ĐÔNG DƯƠNG............................................... 108
3.1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp................................................................................108
3.1.1. Mục đích của nghiên cứu...................................................................................108
3.1.2. Thể thức nghiên cứu ..........................................................................................108
3.1.3. Khách thể...........................................................................................................108
3.1.4. Giới hạn .............................................................................................................108
3.1.5. Qui trình nghiên cứu biện pháp .........................................................................108
3.1.6. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................109
3.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về các mạng xã hội
của học sinh hệ TCCN thuộc trường Trung cấp Đông Dương...................................109
5
3.2.1. Biện pháp 1: Điều chỉnh nhận thức về vai trò của nhận thức đối với mạng xã hội
trong đời sống của con người. .....................................................................................109
3.2.2. Biệp pháp 2: Điều chỉnh thái độ về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
mạng xã hội. ................................................................................................................110
3.2.3. Biện pháp 3: Điều chỉnh nhận thức và thái độ về các “hiệu ứng” trên mạng xã
hội. ...............................................................................................................................110
3.2.4. Biện pháp 4: Điều chỉnh nhận thức và thái độ về bản thân...............................111
3.3. Tổ chức thử nghiệm.................................................................................................112
3.3.1. Điều kiện thử nghiệm ........................................................................................112
3.3.2. Quy trình thực hiện............................................................................................112
3.4. Công cụ đánh giá sau thử nghiệm..........................................................................112
3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu thử nghiệm.............................................................113
3.5.1. Kết quả nghiên cứu trước thử nghiệm...............................................................113
3.5.2. Kết quả nghiên cứu sau thử nghiệm..................................................................115
3.5.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp.........................................................................120
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 127
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 1
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin
Cách mạng khoa học kĩ thuật
Mạng xã hội
Trung học phổ thông
Trung cấp chuyên nghiệp
CNTT
CMKH - KT
MXH
THPT
TCCN
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Hội
nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X đã nêu rõ “Thanh niên ngày nay là lớp người
sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh, được sống trong những điều kiện vật chất và tinh
thần đầy đủ hơn, tuy rất nhạy cảm với cái mới, được đào tạo bài bản, có tri thức, nhưng vốn
sống và sự từng trải chưa nhiều, trước những tiêu cực và cám dỗ của nền kinh tế thị trường,
…, một bộ phận thanh niên có sự dao động, khủng hoảng lòng tin, lý tưởng cách mạng.
Thực trạng này đòi hỏi Đảng phải coi trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho
thanh, thiếu niên”. Sự ảnh hưởng của nền kinh thị trường đã tác động đến toàn bộ đời sống
của người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Như ta đã biết, nhờ sự ra đời của máy tính điện tử mà khoa học công nghệ thông tin
đã ra đời. Một trong những ứng dụng của khoa học CNTT là tạo điều kiện cho sự giao tiếp
giữa người và người thông qua hệ thống mạng. Kinh tế trường trường ngày càng phát triển
thì càng khiến cho con người có nhu cầu giao tiếp với nhau qua các trang mạng xã hội.
Ngày nay, hầu như học sinh thanh niên Việt Nam nào cũng quen thuộc với các ngôn từ của
mạng xã hội như “chat”, email, “blog”, chia sẻ file,.. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
hiện đại coi như bắt đầu giữa năm 40 của thế kỷ XX. Thời gian đầu của cuộc cách mạng này
được đánh dấu bằng sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới, và được sử dụng trong mọi
hoạt động kinh tế và đời sống xã hội [24].
Như vậy, mạng xã hội ngày nay đang phát triển không ngừng, không những tạo điều
kiện cho con người giao tiếp mà còn là nơi để quảng cáo, mua bán, trao đổi, kết bạn, tìm
kiếm, quản lý nhóm, xây dựng mối quan hệ. Một trong những lợi ích mà mạng xã hội mang
lại là làm con người trở nên gần gũi nhau hơn khi có sự xa cách về địa lý và không gian.
Các trang mạng xã hội là nơi để tìm hiểu chắt lọc những điều hay, tìm kiếm những thông tin
bổ ích và định hướng giá trị sống cho nhiều người. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của mạng
xã hội lên các hoạt động của con người là không thể tránh khỏi như mất thời gian, không
8
phân biệt được cuộc sống thực và cuộc sống ảo, sự tin tưởng từ cộng đồng là “mật ngọt”
dẫn dụ người trẻ sa vào cơn nghiện khó dứt.
Đặc điểm của một số trang mạng xã hội hiện nay như: Facebook, Tamtay, ZingMe,
Henantrua, Blogspot, ... thì đó là nơi giao lưu, kết bạn, làm quen thậm chí còn là nơi để
người sử dụng thoã mãn các nhu cầu “khó nói” như rao làm người yêu, thuê người yêu; đó
còn là việc mạng xã hội dễ sử dụng; bên cạnh đó mạng xã hội không phải là đời sống thực
nó còn làm cho người sử dụng không nhận thức rõ ý nghĩa của cuộc sống , đi theo những lời
ngon ngọt để dễ mắc phải sai lầm như bị lạm dụng tình dục, lừa tình, lừa tiền, …, không
tuân thủ chế độ sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe giảm sút, thậm chí còn xuất hiện hành vi
trộm cắp, cướp giật, giết người được báo chí đăng tải khá nhiều trong thời gian qua.
Có thể nói, với sự phát triển dày đặc của các trang MXH hiện nay thì thế giới đã trở
nên nhỏ bé, gần gũi thông qua chỉ một cái nhấn chuột. Và những MXH này hoạt động được
thì phải có đông đảo thành viên tham gia, gia nhập càng đông thì trang mạng đó càng phát
triển. Trong số những trang mạng xã hội hiện nay thì facebook đang là trang mạng mạnh
nhất trên thế giới.
Do ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các trang MXH, thiết nghĩ cần phải có các đề
tài nghiên cứu cụ thể nhằm giúp cho các nhà giáo dục xây dựng chiến lược, định hướng giáo
dục đạo đức và nhân cách học sinh một cách đúng đắn. Trường Trung cấp Đông Dương là
nơi đang đào tạo học sinh trình độ trung cấp. Học sinh đang học ở trường phần lớn là những
học sinh thi trượt đại học, cao đẳng hoặc thậm chí chưa đỗ tốt nghiệp THPT. Do đó, học lực
của học sinh còn yếu, cùng với tuổi đời còn khá trẻ nên các em dễ dàng bị sự hấp dẫn của
các trang mạng xã hội lôi cuốn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi cho người viết ý
tưởng lựa chọn đề tài: “Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ trung
cấp chuyên nghiệp trường Trung cấp Đông Dương tại Tp. HCM” với mong muốn sẽ góp
phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc nhận thức về vai trò của các
trang MXH và thái độ của học sinh đối với các trang mạng xã hội đó.
9
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ TCCN nhằm đưa
ra các biện pháp để nâng cao nhận thức và thái độ đúng đắn ở học sinh đối với việc học tập
và cuộc sống.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
Nhận thức và thái độ về MXH của học sinh các hệ TCCN
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu chính: học sinh các hệ TCCN
- Khách thể nghiên cứu bổ trợ: giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số học sinh các hệ TCCN có nhận thức và thái độ sai về mạng xã hội so với mục
đích ban đầu của nhà sản xuất.
- Có sự khác biệt về mức độ nhận thức và thái độ của học sinh hệ TCCN với việc sử
dụng các mạng xã hội khác nhau.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nhận thức, thái độ, nhận thức và thái độ về
mạng xã hội, mạng xã hội, người sử dụng mạng xã hội làm cơ sở dữ liệu của đề tài.
- Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh hệ TCCN về mạng xã hội.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng nhận thức và thái độ về các
mạng xã hội của học sinh hệ TCCN đối với việc học tập và cuộc sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về đối tượng
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức và thái độ của của học sinh hệ TCCN về
các mạng xã hội đang phát triển tại Việt Nam như : Facebook, Tamtay, Me Zing,
Henantrua, Blogspot.
6.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về thời gian
10
Chỉ nghiên cứu các mạng xã hội ra đời và phát triển ở Việt Nam trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến 2013
6.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về địa bàn
Địa bàn tập trung nghiên cứu và lấy số liệu khảo sát tại Trường Trung Cấp Đông
Dương, tại 43 Nguyễn Thông, P7, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này bao gồm một số phương pháp chủ yếu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Nghiên cứu tài liệu là để thu thập cơ sở lý thuyết liên quan đến nhận thức
và thái độ, những thành tựu lý thuyết đã đạt được, kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp,
những chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến giáo dục thế hệ trẻ.
Thu thập tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành – ngoài ngành, số liệu thống kê,
thông tin đại chúng.
Cách tiến hành: Đọc, liệt kê, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, các tài liệu cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Xác định thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh các hệ TCCN tại
trường Trung cấp Đông Dương về các MXH.
Cách tiến hành: Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu đối tượng là học sinh các hệ TCCN
với số lượng 300 phiếu điều tra.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: thu thập, bổ sung và làm rõ thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh,
giáo viên chủ nhiệm về sự ảnh hưởng, tác động của MXH.
Cách tiến hành: Dự kiến tiến hành phỏng vấn sâu đối với học sinh, giáo viên chủ
nhiệm và giảng viên bộ môn.
11
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Mục đích: nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu sót về các vấn đề chuyên môn.
Cách tiến hành: liên hệ các chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lý, xã hội, công nghệ
thông tin để xin ý kiến cho các nội dung.
7.3. Phương pháp thử nghiệm tác động
Mục đích: so sánh giữa hai nhóm nhằm thăm dò, kiểm tra mức độ thay đổi nhận thức
và thái độ của học sinh về việc sử dụng các trang MXH.
Cách tiến hành: chọn 2 nhóm có số lượng là 30, thực hiện các bài tập và hoạt động về
kỹ năng ứng phó, kỹ năng xử lý tình huống của học sinh.
7.4. Phương pháp thông kê bằng toán học
Mục đích: xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu
Cách tiến hành: sử dụng phần mền SPSS để xử lý số liệu thu thập được
12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
VỀ MẠNG XÃ HỘI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu nhận thức và thái độ về MXH
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Vào năm 1969, tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã cho ra đời mạng xương sống
Nsfnet(Nation Science Foundation and Net) là tiền thân của internet và những mạng vùng
khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995,
Nsfnet thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển. Với khả
năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của
các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo
dục, văn hoá, xã hội... [36, tr.12].
Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một
thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên
năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự
xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi
danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster
thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên [36, tr.15].
Mạng xã hội MySpace(2004) ra đời với các tính năng như phim ảnh và “chat”,…
nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của
Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành
mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation
mua lại với giá 580 triệu USD [36, tr.115].
Từ những nhu cầu và mong muốn có một điều mới mẻ, sự ra đời của Facebook
(2006) đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình
"Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân
mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được
thành công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không
13
nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày [36,
tr.145].
Cũng từ những bước đệm đó hàng loạt nghiên cứu về mạng xã hội được ra đời, một
mặt để mở rộng những trang MXH hiện có, mặt khác các nhà khoa học của chúng ta đã
nhận thấy ảnh hưởng của nó đến con người ở ba lĩnh vực: khoa học và công nghệ, xã hội
học, tâm lý học.
(1) Các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Hai tác giả
Acquisti Alessandro và Gross Ralph (2006), Trường Cao đẳng Robinson Vương Quốc Anh,
đã nghiên cứu về Tưởng tượng cộng đồng: nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và bảo
mật trên Facebook, Báo cáo đã cho thấy trong những năm gần đây sự tăng lên của các thành
viên trên những trang mạng xã hội trực tuyến như Friendster, MySpace hay Facebook để
liên lạc, nâng cao sự riêng tư và an ninh. Báo cáo còn nhấn mạnh về việc nghiên cứu các
thành viên trên Facebook về vấn đề nhân khẩu học và hành vi giữa các thành viên cộng
đồng có sự khác biệt không, phân tích các mối quan tâm riêng tư, so sánh thái độ nói với
hành vi thực tế. Và kết luận rằng mối quan tâm riêng tư của một cá nhân là chỉ là một yếu tố
dự báo yếu của các thành viên của mình về mạng. Cá nhân riêng tư cũng quan tâm tham gia
mạng và cho thấy một lượng lớn thông tin cá nhân. Quản lý một số vấn đề riêng tư của họ
bằng cách tin tưởng vào khả năng kiểm soát các thông tin mà họ cung cấp và truy cập bên
ngoài vào nó. Tuy nhiên, chúng ta thấy quan niệm sai lầm đáng kể trong một số thành viên
về tầm nhìn với cộng đồng trực tuyến và các khả năng hiển thị hồ sơ của họ.
Còn nhóm tác giả Ahn, Yong-Yeol, Han, S. Kwak, H.Moon, và Jeong.H (2007), với
bài nghiên cứu Phân tích các đặc điểm topo của các dịch vụ mạng xã hội trực tuyến khổng
lồ. Nghiên cứu cho thấy sự so sánh các cấu trúc của ba dịch vụ mạng xã hội trực tuyến:
Cyworld, MySpace, và Orkut, tương ứng với hơn 10 triệu người sử dụng, để hoàn thành dữ
liệu của Cyworld (bạn bè) và phân tích mức độ phân phối nhóm, tài sản nhóm, tương quan
mức độ, và tiến hóa theo thời gian. Một số dịch vụ mạng xã hội trực tuyến khuyến khích các
hoạt động trực tuyến có thể không được dễ dàng sao chép trong cuộc sống thực, chúng ta
thấy rằng họ đi chệch khỏi các mạng xã hội trực tuyến gắn bó đó cho thấy một mô hình
tương quan mức độ tương tự như các mạng xã hội thực tế.
Ngoài ra còn có tác giả Ahn June (2011) trên Tạp chí của Hiệp hội Thông tin Khoa