Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ngôn từ nghệ thuật trong truyện kiều của nguyễn du
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Từ khi nhân loại được sinh ra đã xuất hiện những loại hình nghệ thuật
phong phú như thơ ca, hội họa, điêu khắc, âm nhạc,…Chính những tác phẩm
nghệ thuật đã đưa con người đi từ “chân trời một người đến chân trời của
tất cả”. Mỗi bài thơ là một cung bậc cảm xúc tạo nên những âm thanh riêng
trong bản nhạc thi ca. Mỗi nốt nhạc lại có một cái hay riêng, độ ngân riêng
và cảm xúc cũng thật phong phú. Để có được sự lay động ấy, nhà thơ cùng
với cảm xúc thiên phú của mình phải trải qua một cuộc lao động miệt mài,
gian khổ, vận dụng tài tình, linh hoạt bút pháp, ngôn ngữ,…để tạo nên
những thế giới ngôn từ nghệ thuật đặc sắc.
Đọc truyện Kiều, người đọc không chỉ thấy số phận người phụ nữ tài
hoa, bạc mệnh Thúy Kiều mà còn cảm nhận được những xúc cảm, những
nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du gửi trong từng câu chữ truyện Kiều.
Nguyễn Du đã tập trung, kết tinh, nâng cao ngôn từ nghệ thuật một cách
thần kỳ và đặc sắc. Ông đã đưa ngôn từ nghệ thuật cổ điển thơ ca Việt Nam
cũng như tiếng Việt văn học lên tới một đỉnh cao chưa từng có, trở thành
mẫu mực chói lọi cho muôn đời thưởng thức và noi theo. Lời văn của
Nguyễn Du cổ điển cân đối trang nhã mà vẫn thể hiện được trăm nghìn tâm
trạng, cảnh huống,…của nhân vật. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan
niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, với ngôn từ đặc sắc, một quan niệm thể
hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của ông gắn
liền với truyền thống văn hóa dân tộc.
Từ những rung cảm mãnh liệt và sự ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật
của Nguyễn Du và với hy vọng tìm hiểu thấu đáo những yếu tố nghệ thuật
đã làm nên thành công của truyện kiều. Chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên
cứu đề tài ngôn từ nghệ thuật trong truyện kiều Nguyễn Du.
Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật trong truyện Kiều đem lại một cách
thưởng thức mới, sâu sắc và hấp dẫn hơn. Bởi thông thường câu hay, chữ
đắt,…cho ta khả năng thưởng thức tác phẩm toàn diện và lý thú với những
cảm nhận mới mẻ hơn.
2. Giới thuyết thuật ngữ.
Trong thế giới nghệ thuật, mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một
phương tiện biểu đạt riêng. Với văn học, ngôn từ là phương tiện đặc thù để
nhà văn thể hiện bức tranh đời sống, qua đó truyền đạt thông điệp, tư tưởng
của mình đến bạn đọc.
Ngôn từ nghệ thuật là một khái niệm chỉ một yếu tố trong các yếu tố
hình thức của một tác phẩm. Ngôn từ nghệ thuật được xem là yếu tố đầu tiên
quan trọng. ngôn từ nghệ thuật thực chất là lời nói mang tính nghệ thuật.
“Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Ngôn ngữ trong văn học không
phải là loại ngôn ngữ khô khan, chuẩn mực được sử dụng trong các văn bản
hành chính, khoa học, …cũng không phải loại ngôn ngữ thông tục được
dùng trong đời sống hằng ngày mà là loại ngôn ngữ đã được chọn lọc, gọt
giũa qua sự sáng tạo của các nhà thơ, nhà văn.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ
biên đưa ra quan niệm rằng: “Ngôn từ là sự kết kợp những từ có tổ chức nội
tại hoàn chỉnh về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp hoặc phong cách”.
Trong giáo trình phương pháp luận nghiên cứu văn học do Nguyễn
Phong Nam biên soạn, cho rằng: “Xét về bản chất, ngôn từ nghệ thuật là
một sự mô phỏng lời nói trong giao tiếp hàng ngày của con người. Một sự
mô phỏng có chủ định…”.