Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
632.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1301

ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng

như các ngành kinh tế khác trong cả nước đã có nhiều khởi sắc. Từ một nước lương thực

không đủ ăn, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Nhiều

mặt hàng nông sản nước ta đã vượt mức kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, trong đó ngành

thủy sản ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc

gia.

Theo báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2008,

tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,509 tỷ USD, đây là lần đầu tiên xuất khẩu

thủy sản vượt qua mức 4 tỷ USD và tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Trong đó, cá tra

đang là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với tốc độ tăng

trưởng đạt mức cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu, đạt giá trị xuất khẩu 1,45 tỷ USD

năm 2008. Thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam đã được mở rộng tới trên 130 quốc gia

và vùng lãnh thổ.

Tuy kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm, nhưng nghề nuôi cá tra tại Việt

Nam vẫn chưa thật ổn định và còn chứa đựng nhiều rủi ro, vẫn rơi vào tình trạng lúc

thừa, lúc thiếu nguyên liệu. Khoảng nửa cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tài chính thế giới, giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh gây tồn đọng hàng trăm ngàn

tấn cá. Tính đến ngày 4/7/2008 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tồn

đọng tới trên 300.000 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, bước

sang năm 2009, khi giá cá tra có xu hướng hồi phục thì ĐBSCL lại lâm vào cảnh thiếu

nguyên liệu cá tra cung cấp cho các nhà máy chế biến (theo Cục Nuôi trồng Thủy sản).

Việc nuôi cá tra ở nước ta vẫn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, trại nuôi không cần

đăng ký xin cấp phép, thiếu liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Giống và thức ăn còn có

tình trạng thả nổi cả về chất lượng giá cả, giá lại quá cao và phụ thuộc nhiều vào công ty

nước ngoài. Chưa có cơ chế để buộc các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra hợp

tác và phối hợp với nhau về sản lượng, chất lượng, giá cả, hoạt động marketing. Một số

doanh nghiệp cố tình hạ thấp giá bán để cạnh tranh chiếm thị trường bằng cách hạ thấp

chất lượng sản phẩm, khiến uy tín sản phẩm cá tra Việt Nam suy giảm nghiêm trọng.

1

Nguyên nhân của những tồn tại đó một phần là do thiếu liên kết giữa các tác nhân

tham gia thị trường cá tra. Hơn nữa, thiếu thông tin về thị trường dẫn đến tình trạng “sản

xuất ồ ạt” vào đầu năm và “treo ao” vào cuối năm như vậy.

Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Đồng Tháp, một trong những tỉnh sản xuất cá tra lớn

nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thị trường cá tra thời gian qua cũng có nhiều

biến động theo diễn biến chung của khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào

đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về chuỗi giá trị ngành hàng cá tra

nhằm phản ánh đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp có tính khoa học nhằm nâng

cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại địa phương.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh Đồng Tháp”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi giá trị cá tra tại địa bàn nghiên cứu, từ đó

đưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách nhằm nâng cấp các tác nhân trong chuỗi giá

trị cá tra Đồng Tháp.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị; cơ sở thực tiễn về sản xuất tiêu

thụ cá tra;

- Tìm hiểu và phân tích cấu trúc và quan hệ thị trường ngành hàng cá tra tại Đồng

Tháp, ước lượng phân bổ lợi ích, chi phí và doanh thu giữa các tác nhân trong chuỗi giá

trị cá tra;

- Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức của các tác nhân trong chuỗi

giá trị;

- Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị

cá tra tỉnh Đồng Tháp.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Những hiểu biết khái quát về chuỗi giá trị:

- Chuỗi giá trị là gì?

- Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng có mâu thuẫn với nhau không?

2

- Phân tích ngành hàng và phân tích chuỗi giá trị khác nhau như thế nào?

- Xác định chuỗi giá trị bằng cách nào?

- Thế nào là nâng cấp trong chuỗi giá trị?

Chuỗi giá trị cá tra ở Đồng Tháp có cấu trúc, tổ chức và hoạt động như thế nào?

- Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị cá tra Đồng Tháp?

- Chi phí – Lợi nhuận trong chuỗi giá trị được phân bổ như thế nào giữa các tác

nhân?

Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho sự phát triển của từng tác

nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị là gì?

- Về sản xuất cá tra nguyên liệu

- Về thu gom nguyên liệu

- Về chế biến cá tra nguyên liệu

- Về xuất khẩu thành phẩm

- Khả năng nâng cấp các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra như thế nào?

Các giải pháp khắc phục khó khăn là gì?

1.4 Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận về chuỗi giá trị.

- Những vấn đề thực tiễn về chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại địa bàn nghiên cứu.

Cụ thể là sẽ điều tra, khảo sát, đánh giá các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh

Đồng Tháp.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung:

+ Lý thuyết phân tích chuỗi giá trị.

+ Do thời gian có hạn, đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các tác nhân chính tham

gia chuỗi giá trị bao gồm: người sản xuất, thương lái, công ty chế biến - xuất khẩu tại

khu vực nghiên cứu.

+ Đề tài tập trung vào mặt hàng cá tra phile, chưa tính đến các mặt hàng giá trị

gia tăng.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra trong địa bàn tỉnh

Đồng Tháp.

3

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu

cá tra của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng từ năm 2006-2008. Nghiên

cứu các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị trong vụ cá tra 2008/09, đề ra định hướng

và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cấp các tác nhân và nâng cao khả năng cạnh tranh của

sản phẩm cá tra đến năm 2020.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị (Value Chains)

Khái niệm chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS. Michael Porter, học giả

marketing lừng lẫy. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách

phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và

dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác.

Theo Mechael Porter chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên

đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ

để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó khi đi qua lần lượt các hoạt động

của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động

liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp

cho khách hàng. Các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính.

Hình 2.1 Chuỗi giá trị (nguồn: www.12manager.com)

4

Các hoạt động chính bao gồm hậu cần đến, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing

và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Hậu cần đến liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch

chuyển đầu vào sản phẩm. Sản xuất là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu thành sản

phẩm cuối cùng. Hậu cần ngoài gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân

phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua. Marketing và bán hàng là những hoạt

động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối

quan hệ trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng (dịch vụ sau bán hàng) liên quan

đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm.

Các hoạt động bổ trợ bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ,

quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty. Thu mua liên quan đến chức năng

mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, các nhà cung cấp,máy móc…

Phát triển công nghệ liên quan tới các bí quyết, quy trình, thụ tục, công nghệ được sử

dụng. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ, tuyển

dụng, đào tạo, phát triển và quan trị thù lao cho người lao động trong công ty. Cơ sở hạ

tầng công ty bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân thủ luật pháp, tài chính,

kế toán, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất…

Phân biệt giữa chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng

Theo định nghĩa chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng là đường link liên kết các dòng

chảy sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng.

Các hoạt động của chuỗi cung ứng như thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyển

hoá các đầu vào thành sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại

trong chuỗi giá trị. Hay nói cách khác chuỗi cung ứng đại diện cho các hoạt động chính

của chuỗi giá trị, là tập con của chuỗi giá trị.

Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và phân tích ngành hàng

Phân tích chuỗi giá trị hỗ trợ cho phân tích ngành hàng, đưa ra các yếu tố mới

tăng cường khả năng phân tích ngành hàng, và dựa trên bộ khung của phân tích ngành

hàng.

Ngành hàng

- Xu hướng và đặc điểm thị trường

- Quan hệ giữa các bên tham gia

Chuỗi giá trị

- Cấu trúc phân bổ giữa các bên tham

gia

5

- Cơ hội và thách thức

- Vẽ bản đồ xác định mối liên hệ giữa các

bên tham gia.

- So sánh khả năng cạnh tranh

- Quan hệ giữa các bên tham gia

- Quản trị thị trường

2.1.2 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị

Cùng với phân công lao động mạnh mẽ và việc bố trí các công đoạn sản xuất

rộng khắp trong nền kinh tế toàn cầu, tính cạnh tranh theo hệ thống đóng vai trò ngày

một quan trọng hơn.

Tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là điều kiện cần cho khả năng thâm nhập vào

nền kinh tế toàn cầu.

Để thu lợi một cách bền vững từ việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu cần hiểu

rõ tính năng động của các yếu tố trong toàn bộ chuỗi giá trị.

2.1.3 Phương pháp xác định chuỗi giá trị

Các bước mô tả chuỗi giá trị:

• Xác định rõ mục tiêu

• Xác định thị trường cuối cùng

• Xác định các chức năng và hoạt động

• Xác định tác nhân tham gia vào các chức năng

• Mô tả liên kết giữa các tác nhân

• Mô tả mối quan hệ giữa các tác nhân

 Vẽ bản đồ chuỗi giá trị

Chọn điểm bắt đầu: Phụ thuộc vào mục đích của từng đối tượng

Lĩnh vực quan

tâm

Điểm bắt đầu Vấn đề mô tả

Phân phối thu

nhập toàn cầu

Người tiêu dùng cuối

cùng trong ngành sản

phẩm

Ngược lại toàn bộ chuỗi từ người bán lẻ đến

thương lái và nhà sản xuất

Vai trò của đơn

vị bán lẻ

Chuỗi giá trị của siêu

thị và các đại lý bán lẻ

Đi lên các loại khách hàng và ngược lại từ

thương lái, người sản xuất và cung ứng

Vai trò của bên

mua độc lập

Bên mua độc lập, bán

buôn

Ngược lại tới người sản xuất và cung ứng

trong cùng chuỗi, và hướng lên tới đơn vị

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!