Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Vai Trò Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Tới Phát Triển Kinh Tế Của Người Dân Huyện Giao Thủy Tỉnh Nam Định
PREMIUM
Số trang
78
Kích thước
794.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1288

Nghiên Cứu Vai Trò Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Tới Phát Triển Kinh Tế Của Người Dân Huyện Giao Thủy Tỉnh Nam Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

---------------------

TRẦN NGỌC DIỆP

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP

MẶN TỚI PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN

HUYỆN GIAO THỦY- TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-----------------

TRẦN NGỌC DIỆP

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP

MẶN TỚI PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN

HUYỆN GIAO THỦY- TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Anh Tuân

Hà Nội, 2010

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng đối với

sự sinh tồn và phát triển của loài người, là môi trường sinh thái và nguồn sinh

kế của các cộng đồng sống gần rừng. Bên cạnh những giá trị kinh tế trực tiếp

mà rừng đem lại như gỗ và lâm sản ngoài gỗ thì rừng ngập mặn còn có giá trị

sinh thái như là môi trường sống của nhiều loài thủy sinh, cung cấp một lượng

lớn nguồn lợi thủy sản nước mặn, có vai trò chắn sóng, chắn gió giúp bảo vệ

bờ biển, bảo vệ đất liền, nhà cửa, đất canh tác, hạn chế xâm mặn. Tuy nhiên,

do nhận thức về rừng nhìn chung chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá

đúng các giá trị dịch vụ môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chính vì thế

hệ sinh thái rừng ngập mặn không được quản lý, bảo vệ và phát triển theo

đúng vị thế và vai trò của nó, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, rừng bị suy

giảm cả về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo cho cuộc sống trước mắt,

người dân ven rừng không ngừng chặt phá rừng để nuôi trồng thủy sản, khai

thác quá mức các nguồn lợi từ rừng ... mà hậu quả từ việc mất rừng ngập mặn

lại ảnh hưởng tiêu cực đến chính nguồn sinh kế của họ. Vấn đề đặt ra là phải

nhận thức đầy đủ về vai trò và giá trị của rừng và giải quyết hài hòa được mối

quan hệ giữa hệ sinh thái rừng ngập mặn với sự phát triển sinh kế của người

dân vùng ven biển.

Giao Thủy là một huyện miền biển của tỉnh Nam Định có hệ sinh thái

rừng ngập mặn đặc trưng là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân tại địa

phương. Các hộ gia đình ở đây phần lớn tham gia vào các hoạt động sản xuất

nông, lâm, ngư nghiệp; sinh kế của họ phụ thuộc vào tiềm năng và các nguồn

lợi sẵn có của hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây. Để đảm bảo cuộc sống

người dân liên tục khai thác các nguồn lợi từ RNM như lấy củi, nuôi ong lấy

mật, phá rừng làm đầm nuôi tôm cua và các thủy sản khác .... một cách quá

2

mức. Trước thực trạng đó, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân

về tầm quan trọng của rừng ngập mặn tới chính đời sống của người dân từ đó

góp phần ổn định và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn có sự

tham gia của người dân, gián tiếp đảm bảo sự phát triển sinh kế cho người

dân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái rừng

ngập mặn tới phát triển sinh kế của người dân huyện Giao Thủy – Nam Định”

3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Rừng ngâp ṃ ăn ̣

1.1.1 Rừng ngập mặn và phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam

Rừng ngâp ṃ ăn (RNM) l ̣ à kiểu rừng phá

t triển trên vùng đất lầy, ngâp̣

nước măn c ̣ ủa vùng cửa sông, ven biển, doc theo c ̣ ác sông ngò

i, kênh rach c ̣ ó

nước lợdo thủy triều lên xuống hàng ngày.

Viêt Nam c ̣ ó bờ biển dà

i khoảng 3.260 km và hê ̣thống sông ngò

i dày

đăc ch ̣ ở phù sa đổ ra cửa sông, ven biển, tao ra nhi ̣ ều bai l ̃ ầy thuân ̣ lơi ̣ cho sự

hình thành các RNM. Theo nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1991, 1993)

RNM ở Viêt Nam đư ̣ ơc chia th ̣ ành 4 vùng chinh như sau ́

[12]:

Vùng I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn;

Vùng II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch

Trường;

Vùng III: Ven biển Trung Bộ: Từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng

Tàu;

Vùng IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên.

Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, RNM Việt Nam tính đến ngày

21/12/1999 là 156.608 ha trong đó ở miền Bắc (gồm vùng Đông Bắc, Đồng

bằng sông Hồng, Bắc Trung Bô ̣ và Nam Trung Bô) l ̣ à 46.811 ha chiếm

30,2%; ở Đông Nam Bô ̣và

thành phố Hồ ChíMinh là 26.092 ha chiếm 16,8

%; ở Đồng bằng sông Cửu Long là 82,387 ha chiếm 53% (hình 1.1). Trong đó

diện tích RNM tự nhiên là 59.732ha chiếm 38,1% và diện tích RNM trồng là

96.876ha chiếm 61,95%.

4

1.1.2. Đa dạng sinh học của RNM

Đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM Việt Nam rất phong phú. Hệ

thực vật chủ yếu gồm 37 loài cây ngập mặn thực thụ và 72 loài cây tham gia

[13]. Các loài cây RNM được thống kế theo giá trị sử dụng gồm: 30 loài cung

cấp gỗ, than, củi; 14 loài cung cấp tannin; 21 loài làm dược liệu và để nuôi

ong; 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh và 1 loài có khả năng cung cấp

dịch nhựa cho chế biến nước giải khát, đường, rượu.

Nguồn lợi thủy sản của vùng RNM cũng rất phong phú. Số loài cá nước

lợ vùng cửa sông, ven biển vùng RNM đã phát hiện là 516 loài. Ở cửa sông

Hồng, theo thống kê có 129 loài với 54 loài có giá trị kinh tế; ở cửa sông ven

biển Quảng Ninh đã phát hiện 193 loài với 86 loài có giá trị kinh tế (Vũ

Trung Tạng, 2003); vùng nước lợ ở các cửa sông Gành Hào, Bồ Đề, Bảy Háp

tỉnh Cà Mau đã phát hiện 69 loài với 40 loài có giá trị kinh tế (Sở Khoa học

công nghệ và Môi trường Cà Mau, 2003). Động vật đáy ở Quảng Ninh (Đông

Bắc) đã phát hiện 400 loài, trong đó có 113 loài thân mềm (Mollusca) và 65

loài giáp xác (Crustaceae); ở đồng bằng Sông Hồng phát hiện 135 loài trong

đó 55 loài thân mềm và 30 loài giáp xác.

Hinh ̀ 1. Phân bố diện tích rừng ngập mặn theo khu vực

(Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng, 2001)

82,387ha

54% 22,969ha

15%

20,842ha

13%

26,092ha

17%

700ha

0%

2,300ha

1%

§«ng B¾c

§ång b»ng B¾c Bé

B¾c Trung Bé

Nam Trung Bé

§«ng Nam Bé vµ

Tp HCM

§ång b»ng s«ng

Cöu Long

5

Vùng RNM đã hình thành một số sân chim lớn như khu RAMSAR

Xuân Thủy, Bạc Liêu, Đầm Dơi – mũi Cà Mau với nhiều loài quý hiếm như

Cò lao xám (Mycteria cinerea), Cò quăm lớn (Thaumtibia gigantea), Cò nhạn

(Grus antigone Sharp) hoặc Bồ nông chân xám (Pelecanus philippinesis),

Giang Sen (Ibis leucocephalus), Cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), ... Các

loài chim phát hiện ở khu RAMSAR Xuân Thủy là 215 loài trong đó có 53

loài di cư [12].

Các loài thú đã phát hiện được 28 loài, nhiều nhất là linh trưởng và có 7

loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và IUCN; Bò sát phát hiện được 54 loài

với 11 loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và IUCN.

Một nguồn thực phẩm quan trọng khác trong RNM cho các loài thủy

sản, đặc biệt đối với tôm là các thực vật nổi (Phytoplanton) cũng rất phong

phú, nhất là các loài tảo như tảo Silic. Vùng ven biển Nam Hà cũ phát hiện

120 loài thực vật nổi, trong đó tảo Silic chiếm 119 loài [12].

1.1.3. Vai trò của RNM

RNM có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường, phát triển tài

nguyên và môi trường cửa sông, ven biển phục vụ cho kinh tế - xã hội và

cộng đồng [40].

RNM cung cấp một lượng gỗ lớn, củi, than cho các tỉnh đồng bằng ven

biển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân. Số liệu thống kê từ

năm 1936 – 1940, ở bán đảo Cà Mau RNM nơi đây đã cung cấp 1.035.000

stere củi; 72.903 tấn than gỗ và 10.040 m3 gỗ (Maurand, 1943).

Ở khu RNM Cần Giờ năm 1963 trước khi rừng bị rải chất độc hóa học

cũng đã khai thác 17.400 stere củi và 10.000 lá dừa nước (Viên Ngọc Nam,

2002) và năm 1992 lượng củi tỉa thưa cao nhất là 19.000 stere.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!