Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1203

Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THÚY AN

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THÚY AN

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên - 2015

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và

ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Thuý An

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được

sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây:

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Bộ phận Sau Đại

học, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt

để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Ngọc Lan,

đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn

thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm:

Huyện uỷ Phú Lương, UBND huyện Phú Lương, Phòng LĐ-TB &XH huyện

Phú Lương, Phòng Thống kê huyện Phú Lương, Phòng Nông nghiệp huyện

Phú Lương, Các tổ chức hội đoàn thể huyện Phú Lương, UBND các xã Cổ

Lũng, Phủ Lý, Yên Ninh.

Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè,

những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các

tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Thuý An

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2

2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2

2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 3

3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3

4. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3

4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3

4.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 5

1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 5

1.1.1. Giới tính và Giới............................................................................... 5

1.1.2. Phát triển kinh tế hộ gia đình.......................................................... 13

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 17

1.2.1. Thực trạng và vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam....... 17

1.2.2. Một số nghiên cứu về phụ nữ trong gia đình ở một số địa phương

của nước ta:............................................................................................... 24

1.2.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn.................................... 27

1.2.4. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.......... 34

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 39

iv

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 39

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 39

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 39

2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 39

2.3. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 39

2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu................................................... 39

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu................................................ 40

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................ 41

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.................................... 42

2.3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................... 43

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 44

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 44

3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 44

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.................................................................. 50

3.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện

Phú Lương.................................................................................................... 55

3.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện

Phú Lương................................................................................................ 55

3.2.2. Một số thông tin chung của các hộ điều tra.................................... 58

3.3. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình........................ 62

3.3.1. Vai trò trong hoạt động sản xuất..................................................... 62

3.3.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tái sản xuất............................. 70

3.3.3. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật...................... 71

3.3.4. Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ........ 74

3.3.5. Vai trò phụ nữ trong việc ra quyết định chính trong các hoạt động78

3.3.6. Vai trò phụ nữ trong tham gia công tác xã hội ............................... 81

3.3.7. Vai trò phụ nữ trong công tác chăm sóc sức khoẻ gia đình............ 83

3.3.8. Việc sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ.......................................... 84

v

3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát

triển kinh tế hộ gia đình ............................................................................... 87

3.4.1. Yếu tố thuận lợi .............................................................................. 87

3.4.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................. 88

3.4.3. Yếu tố khách quan .......................................................................... 89

3.5. Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò

của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ huyện Phú Lương.......... 91

3.5.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ............................. 91

3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông

thôn trong phát triển kinh tế...................................................................... 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105

vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa

BQ : Bình quân

CC : Cơ cấu

CCB : Cựu chiến binh

CNH : Công nghiệp hóa

CNVC : Công nhân viên chức

CK : Cùng kỳ

CT : Chỉ thị

DT : Diện tích

ĐVT : Đơn vị tính

GDI : Gender Development Index – Chỉ số phát triển giới

HDI : Chỉ số phát triển con người

HĐH : Hiện đại hóa

HĐND : Hội đồng nhân dân

KH : Kế hoạch

KHKT : Khoa học kỹ thuật

LĐ : Lao động

LĐ – TB&XH : Lao động – Thương binh và xã hội

LHPN : Liên hiệp phụ nữ

NCT : Người cao tuổi

NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ : Nghị quyết

NS : Năng suất

NST : Nhiễm sắc thể

QĐ : Quyết định

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TTg : Thủ tướng

TW : Trung ương

UBND : Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích đất phân theo loại đất và theo xã, thị trấn của huyện

Phú Lương năm 2014 ....................................................................48

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của

huyện năm 2014 ............................................................................51

Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phú Lương giai đoạn

2012-2014......................................................................................53

Bảng 3.4. Tổng số nữ phân theo các độ tuổi....................................................55

Bảng 3.5. Tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể năm 2014................56

Bảng 3.6. Tình hình chung của các hộ nông dân.............................................58

Bảng 3.7. Bình quân lao động và nhân khẩu của các hộ nông dân..................59

Bảng 3.8. Tỷ lệ dân số theo tuổi và theo giới tính của các hộ nông dân .........60

Bảng 3.9. Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình theo giới tính .....61

Bảng 3.10. Sự phân công lao động trong hoạt động trồng trọt........................64

Bảng 3.11. Sự phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi .......................66

Bảng 3.12. Sự phân công lao động trong hoạt động lâm nghiệp.....................67

Bảng 3.14. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động tái sản xuất.......................................70

Bảng 3.15. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ.............................................72

Bảng 3.16. Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của phụ nữ và nam giới..............73

Bảng 3.17. Quyền và sự phân công trong gia đình về kiểm soát các

nguồn lực kinh tế hộ......................................................................75

Bảng 3.18. Tình hình quản lý vốn vay của hộ .................................................77

Bảng 3.19. Quyền ra quyết định chính trong các hoạt động............................79

Bảng 3.20. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng.................................82

Bảng 3.21. Thời gian lao động sản xuất hàng ngày của phụ nữ và nam giới......85

Bảng 3.22. Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi hàng ngày của phụ nữ và

nam giới.........................................................................................86

Bảng 3.23. Quan điểm của các hộ điều tra về các vấn đề liên quan đến giới......90

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2014............................49

Hình 3.2.Trình độ văn hoá của lao động nữ huyện Phú Lương năm 2014......57

Hình 3.3. Tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị tại nhà tại

địa bàn nghiên cứu..............................................................................83

Hình 3.4. Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu.........86

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh

con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm

tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội

trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm

tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ. Ngày nay, kế thừa

những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ Việt Nam

ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội.

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc

xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay,

phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự

phát triển chung của xã hội, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội tổ chức hoặc

tham gia các hoạt động lao động sản xuất để tạo thu nhập kinh tế cho gia đình.

Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong những

thành công của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chính sách nhằm thúc

đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình luôn hướng vào chủ hộ - thường là nam

giới, do vậy nam giới ở nông thôn trên thực tế đã được hưởng nhiều thành quả

của việc trao quyền hơn hẳn phụ nữ. Mặc dù bắt đầu chuyển sang kinh tế thị

trường ở điểm xuất phát tương tự như nam giới, xong có rất ít phụ nữ trở

thành chủ trang trại hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Kinh tế của gia

đình là một trong những lĩnh vực rất quan trọng trong sự ổn định gia đình nói

riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Lĩnh vực ấy quy định gia đình

không những là một đơn vị tiêu dùng, mà còn là đơn vị sản xuất ra của cải vật

chất để thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong gia đình và góp phần làm

giàu cho xã hội, phục vụ đời sống, với quy mô nhỏ, với nhiều ngành nghề và

nhiều hình thức tổ chức. Với tư cách là người tham gia và là chủ thể các hoạt

động lao động sản xuất ra của cải vật chất, người phụ nữ góp phần quan trọng

2

trong việc đảm bảo các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của gia đình. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy việc ghi nhận sự đóng góp của hai giới chưa thực sự

xứng đáng và phụ nữ vẫn là đối tượng yếu thế hơn về cơ hội việc làm, tiền

lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến,.... Đặc biệt, phụ nữ và trẻ em gái nghèo,

sống ở vùng sâu, vùng xa, người tàn tật hay dân tộc thiểu số tiếp tục là những

đối tượng chịu thiệt thòi.

Phụ nữ huyện Phú Lương đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự

phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện, họ đã nhận thức và phát huy vai trò

của mình trong sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế phi nông nghiệp, các

hoạt động xã hội và cộng đồng nông thôn. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ

lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai

trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia

đình. Vì vậy việc tìm hiểu về vai trò của phụ nữ ở huyện Phú Lương, tỉnh

Thái Nguyên trong phát triển kinh tế hộ gia đình, những cản trở sự tiến bộ của

phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, để từ đó đề

xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực

lượng này, nâng cao bình đẳng giới qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp

nông thôn theo xu hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một

phần trong chiến lược phát triển.

Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những

tiềm năng to lớn của phụ nữ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai

trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện

Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế

hộ nông thôn và đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ

phát huy tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện

đời sống gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!