Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần và biện pháp kỹ thuật cho dòng, giống có triển vọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1733

Nghiên cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần và biện pháp kỹ thuật cho dòng, giống có triển vọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ HỒNG THIẾT

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA

THUẦN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO DÕNG GIỐNG CÓ

TRIỂN VỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÖ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ HỒNG THIẾT

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA

THUẦN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO DÕNG GIỐNG CÓ

TRIỂN VỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÖ THỌ

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT

Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Đức Thạnh

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lê Hồng Thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản

thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các tập

thể, cá nhân và gia đình.

Trước tiên, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy

giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng

như hoàn chỉnh luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo Bộ môn Cây lương thực, Viện Khoa học

kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú

Thọ, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

luận văn.

Toàn bộ thí nghiệm trong luận văn được thực hiện tại Bộ môn Cây lương

thực, Viện khoa học Nông lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc, xã Phú Hộ - Thị Xã

Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điều

kiện của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong suốt quá trình thực hiện

đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Phòng Quy hoạch - Kế hoạch,

Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn tỉnh Phú Thọ đã tạo

điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp

đã luôn quan tâm, động viên khích lệ tôi.

Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự

giúp đỡ quý báu này.

Thái Nguyên , ngày 10 tháng 9 năm 2011

Tác giả luận văn

Lê Hồng Thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFP : Thông tấn xã

BĐĐN : Bắt đầu đẻ nhánh

CCCC : Cao cây cuối cùng

CN : Công nguyên

Cv : Hệ số biến động

Đ : Điểm

Đ/c : Đối chứng

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng

ĐHNN : Đại học Nông nghiệp

ĐN : Đẻ nhánh

FAO : Tổ chức nông lương thế giới

GĐ : Giai đoạn

HH : Hữu hiệu

ICRSAT : Viện nghiên cứu cây trồng Á nhiệt đới .

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

IRRI : Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế.

KD : Khang Dân

KHKT : Khoa học kỹ thuật

KTĐN : Kết thúc đẻ nhánh

LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

MNPB : Miền núi phía Bắc

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

P1000 : Trọng lượng 1000 hạt

Số bông/m2

: Số bông trên m2

.

Số hạt/bông : Số hạt trên bông

SSNM : Quản lý dinh dưỡng theo vùng

TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc

TGST : Thời gian sinh trưởng

TLC : Tỷ lệ chắc

TW : Trung ương

USDA : Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

WB : Ngân Hàng Thế Giới

WFP : Chương Trình lương thực Thế Giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới

giai đoạn 1995-2007............................................................................ 8

Bảng 1.2: Mười nướcnhập khẩu và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm

2007..................................................................................................................... 10

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng, tiêu thụ và xuất nhập khẩu gạo của

Việt Nam giai đoạn từ 1961-2010....................................................... 22

Bảng 1.4: Lượng gạo tiêu thụ và lượng calories từ gạo/đầu người giai đoạn

1961-2009............................................................................................................24

Bảng 1.5: Sự thay đổi diện tích đất lúa (ha) ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009..26

Bảng 1.6: Xu thế phát triển lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010 .................. 30

Bảng 1.7: Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam thời kỳ 1996 - 2005 ............ 34

Bảng 1.8: Cơ cấu giống lúa tại 7 cánh đồng lớn Vùng TDMNPB (2007)......... 47

Bảng 1.9: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của tỉnh Phú Thọ

.......................48

Bảng 1.10: Bảng thống kê diện tích lúa thuần qua các năm trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ ............................................................................................ 49

Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết vùng Phú Thọ năm 2010 và vụ xuân 2011.......... 63

Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm ............... 67

Bảng 3.3: Đặc điểm về thân lá của các dòng giống lúa...................................... 69

Bảng: 3.4: Động thái đẻ nhánh củ a các giống lúa thí nghiệm ........................... 71

Bảng 3.5: Đặc điểm nhánh đẻ và kiểu đẻ nhánh của các dòng, giống lúa ......... 74

Bảng 3.6: Tình hình nhiễm sâu bệnh trên các dòng giống................................. 75

Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất..................................... 78

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của Đạm đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng các

giống lúa (ngày) ................................................................................ 81

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của đạm đến chiều cao cây, số nhánh, số lá của 2 giống

lúa thí nghiệm..................................................................................... 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của đạm đến chỉ số diện tích lá (LAI) và khối lượng

chất

khô tích luỹ (DM) của 2 giống lúa ............................... ................. 85

Bảng 3.11:Ảnh hưởng của mức bón đạm đến hiệu suất bón đạm ................... 86

Bảng 3.12: So sánh năng suất của 2 giống lúa BT13 vàTQ2T giữa các mức

bón đạm............................................................................................................... 87

Bảng 3.13: Ảnh hưởng các mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất

của giống lúa ....................................................................................................... 89

Bảng 3.14: Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại của dòng BT13 và

TQ2T.................................................................................................................... 91

Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế giữa các công thức phân bón đạm..................... 92

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây, số nhánh ............. 94

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất giống

của giống thử nghiệm...................................................................... 97

Bảng 3.18. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại của 2 giống lúa................. 98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam từ 1961-2009.............................. 25

Hình 3.1: Động thái tăng trưởng số nhánh vụ xuân ........................................... 72

Hình 3.2: Động thái tăng trưởng số nhánh vụ mùa............................................ 73

Hình 3.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến động thái đẻ nhánh giống lúa

TQ2T ................................................................................... ..............................83

Hình 3.4: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh giống lúa

BT13....................................................................................................................95

Hình 3.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh giống lúa

TQ2T...................................................................................................................95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Đặt vấn đề:......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài: ........................................................................................... 4

3. Yêu cầu của đề tài: ............................................................................................ 4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ......................................................................... 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ................................................... 4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ

TÀI............................................................................................................ 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................ 5

1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới:...................... 7

1.3.2. Các nghiên cứu về lúa thuần năng suất chất lượng.................................. 31

1.3.3. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống. ................................... 36

1.3.4. Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa. .......................................... 39

1.3.5. Các kết quả nghiên cứu về mật độ cho lúa. .............................................. 42

1.4. Đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. .............................................. 45

1.5. Sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:....................................................... 48

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 51

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. .............................................. 51

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 51

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ........................................................... 51

2.2. Nội dung nghiên cứu:................................................................................... 52

2.3. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................. 52

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................. 52

2.3.2. Quy trình kỹ thuật làm mạ và thời vụ gieo trồng:..................................... 55

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................... 57

2.4.1. Xác định thời gian gieo mạ đến cấy và từ cấy đến thu hoạch:................. 57

2.4.2. Một số chỉ tiêu hình thái và nông sinh học: ............................................ 57

2.4.3. Các chỉ tiêu về năng suất............................................................................... 58

2.4.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại. .................................................................... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viii

2.4.5. Các chỉ tiêu về sinh lý liều lượng bón phân đạm. ................................... 61

2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi cho thí nghiệm nghiên cứu mật độ........................ 61

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu: ....................................................................... 62

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................... 63

3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2010 và vụ xuân năm 2011 tại Phú Thọ........ 63

3.1.1. Nhiệt độ:.................................................................................................... 64

3.1.2 Lượng mưa. ................................................................................................ 65

3.1.3. Ẩm độ không khí........................................................................................ 66

3.1.4. Số giờ chiếu nắng...................................................................................... 66

3.2. Kết quả tuyển chọn các dòng giống lúa. ...................................................... 66

3.2.1.Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm....................... 66

3.2.2. Đặc điểm thân, lá của các dòng, giống thí nghiệm. ................................. 69

3.2.3. Đặc điểm đẻ nhánh và kiểu đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí

nghiệm..................................................................................................... 70

3.2.4. Tình hình sâu, bệnh gây hại lúa ................................................................ 75

3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất............................................ 77

3.3. Kết quả nghiên cứu liều lượng bón phân đạm cho 2 giống lúa BT13 và

TQ2T....................................................................................................... 80

3.3.1. Ảnh hưởng của Đạm đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng giống

lúa BT13 và TQ2T................................................................................... 80

3.3.2. Ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm đến thời gian sinh trưởng. ........ 80

3.3.5. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến hiệu suất bón đạm. ............................. 86

3.3.6. Ảnh hưởng của đạm đến năng suất lúa..................................................... 86

3.3.7. Ảnh hưởng của đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa .................. 88

3.3.9. Hiệu quả kinh tế. ....................................................................................... 92

3.4. Kết quả nghiên cứu mật độ cấy cho 2 giống lúa BT13 và TQ2T. ............... 93

3.4.1 .Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây, số nhánh BT13 và TQ2T 93

Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của 2 giống thử nghiệm.......................... 93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ix

3.4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất giống

BT13 và TQ2T:........................................................................................ 96

3.4.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của 2 giống lúa thử nghiệm ở các mật độ cấy

khác nhau. ............................................................................................... 98

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................... 99

1. Kết luận ........................................................................................................... 99

2. Đề nghị .......................................................................................................... 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:

Cây lúa (Oryza sativa) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình

phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa đã trở thành

cây lương thực chính của người Việt Nam và có vai trò quan trọng trong nét văn

hoá ẩm thực của dân tộc ta. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của

người dân ngày càng tăng vì vậy lúa chất lượng đã trở thành nhu cầu không thể

thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân trong và ngoài nước.

Lúa là một trong ba loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa và

ngô. Khoảng 40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo như là nguồn lương thực

chính. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á. Với mức tiêu dùng

hàng năm khoảng 180 - 200 kg/người.

Về mặt dinh dưỡng trong lúa gạo có đầy đủ các chất giống như các loại cây

lương thực khác, trong đó tinh bột chiếm hàm lượng chủ yếu (chiếm đến 62,4%

hàm lượng chất khô). Ngoài ra trong lúa gạo còn có một số loại Vitamin, đặc

biệt là vitamin B1.

Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có giống cây

trồng tốt và điều kiện canh tác phù hợp. Vì vậy một trong những biện pháp kinh

tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là bố trí cơ cấu

cây trồng cho phù hợp với một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp.

Trong việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao, đất đai là

một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, cho nên cần phải nắm

vững được mối quan hệ giữa giống cây trồng với đặc điểm đất đai thì mới xác

định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Việc xác định đưa giống lúa thuần chất lượng vào sản xuất ở mỗi vùng, mỗi

khu vực sản xuất nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó với

điều kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ giữa

giống lúa thuần với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, còn phải quan tâm tới

phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp, các giống lúa được

con người tạo ra được chọn tạo sau có ưu việt hơn giống trước đó và được thay

thế cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do môi trường sản

xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Hiện nay các

giống lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng điều kiện của mỗi địa

phương.

Sản xuất của người nông dân phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực

trồng trọt đối tượng cần nghiên cứu là giống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất

lượng của nó như phân bón, thời tiết, khí hậu v.v.

Năng suất cây trồng nói chung và lúa nói riêng chịu tác động của các yếu tố

tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó cũng chịu

tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh tác, khả năng đầu

tư, thâm canh...

Hiện nay do biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang là những vấn đề cấp bách

của các nhà khoa học. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây mưa nắng

thất thường. Nắng thì hạn, mưa thì ngập úng, nên trong chỉ đạo sản xuất nông

nghiệp rất khó xác định để chỉ đạo. Bởi lẽ là giống lúa lai khi chỉ đạo gieo trồng

gặp thời tiết trên thì rất tốn kém cho nông dân. Ở đề tài này với mục tiêu chọn ra

được một số giống lúa thuần năng suất, chất lượng, chủ động, đáp ứng nhu cầu

của nông dân, với mục đích chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị, thay thế

những cây trồng hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cải tiến để đưa cơ

cấu giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất phù hợp với

điều kiện của nông dân và vùng sinh thái.

Trong thực tế sản xuất thì mỗi giống lúa đều có ưu, nhược điểm song sự

chuyển dịch cơ cấu giống lúa thuần như thế nào để giải quyết được nhu cầu cấp

bách của người dân nghèo mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại hiệu quả kinh tế

cao và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian, thời gian nhất

định và được người dân chấp nhận và mở rộng.

Cơ cấu các giống lúa thuần hiện nay đang được gieo trồng thường được chọn

lựa trên lợi ích lớn nhất cho đa số người dân, cơ cấu giống lúa thuần chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

phải được bố trí hợp lý, phù hợp với tập quán của địa phương, mà vẫn đảm bảo an

toàn hệ sinh thái trong vùng.

Sản xuất lúa nước là nghề truyền thống của nhân dân tỉnh Phú Thọ. Trong

những năm gần đây đã thay đổi tập quán độc canh cây lúa với các giống lúa cổ

truyền bằng tập quán đưa thêm một số cây trồng cạn vào gieo trồng trên đất lúa, tạo

nên hệ thống cây trồng đa dạng, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn thay đổi giống lúa

truyền thống bằng việc đưa vào các giống lúa thơm chất lượng cao, lúa năng suất

nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng diện tích canh tác.

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc có tổng diện

tích tự nhiên là 3.532,5 km². Dân số trung bình là 1,32 triệu người chiếm 1,5%

dân số cả nước. Phú Thọ có 21 dân tộc trong đó gồm có dân tộc Kinh, Mường,

Cao Lan.., mật độ dân số 372,7 người/km2

; Diện tích trồng lúa cả năm năm

2005 là 73.248 ha năng suất 48,5 tạ/ha và năm 2010 là 69.615 ha năng suất 51,2

tạ/ha tăng so với năm 2005 là 2,7 tạ/ha tập trung chủ yếu ở các huyện Lâm

Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng.

Bên cạnh đó năng suất lúa của tỉnh Phú Thọ đã có bước tăng đáng kể, đóng

góp trong đó là sự phát triển của các giống lúa lai. Tuy nhiên giống lúa lai cũng

bộc lộ những hạn chế nhất định trong sản xuất lúa của tỉnh, do đòi hỏi đầu tư

thâm canh cao, chất lượng gạo trung bình, không chủ động được giống, giá

giống cao, chưa phù hợp với tập quán để giống hàng vụ, hàng năm tỉnh Phú Thọ

đã chi hỗ trợ giá cho giống lúa lai hàng chục tỷ đồng nhằm hỗ trợ giá giống cho

bà con nông dân trên địa bàn nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Trong khi

đó giống lúa thuần giải quyết được khá triệt để những hạn chế của giống lúa lai.

Do nhu cầu về an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống nên sản phẩm lúa

gạo chất lượng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không ngừng

tăng lên. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần và biện pháp kỹ thuật cho

dòng, giống có triển vọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

2. Mục tiêu của đề tài:

- Xác định 1 - 2 giống lúa thuần năng suất chất lượng cao thích nghi và cho

năng suất cao để gieo trồng tại Phú Thọ.

- Đánh giá được năng suất của dòng, giống lúa thuần có triển vọng.

- Xác định được mức phân bón, mật độ cấy thích hợp để hoàn chỉnh quy trình

kỹ thuật sản xuất cho dòng, giống lúa thuần.

3. Yêu cầu của đề tài:

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu, năng suất và mức độ nhiễm sâu

bệnh hại của các giống lúa thuần trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Xác định được liều lượng phân bón và mật độ cấy phù hợp bổ sung vào quy

trình kỹ thuật cho giống lúa thuần đã được tuyển chọn tại tỉnh Phú Thọ.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

4.1. Ý nghĩa khoa học:

- Xác định được giống lúa thuần cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp

với điều kiện sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Xác định liều lượng bón phân đạm và mật độ cấy cho các giống lúa tuyển

chọn, góp phần xây dựng quy trình gieo trồng.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ xung vào tài liệu phục vụ cho

công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn:

- Xác định được 1-2 giống lúa thuần bổ sung vào bộ giống lúa thuần năng

suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện quy trình làm tăng năng suất, hiệu quả

kinh tế cho sản xuất lúa. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng

đời sống cho nông dân tỉnh Phú Thọ.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài tập trung nghiên cứu các dòng, giống lúa thu thập, chọn lọc và nhập

nội từ các tỉnh vùng trung du miến núi phía Bắc, các Trường Đại học. Thí

nghiệm được tiến hành trên khu đất ruộng Bộ môn Cây lương thực Viện Khoa

học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc xã Phú Hộ - Thị Xã Phú Thọ -

tỉnh Phú Thọ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!