Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tuyển chọn giống và mật độ trồng đối với giống cà chua mới tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1840

Nghiên cứu tuyển chọn giống và mật độ trồng đối với giống cà chua mới tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐÌNH THẮNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ

TRỒNG ĐỐI VỚI GIỐNG CÀ CHUA MỚI TẠI

THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐÌNH THẮNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ MẬT ĐỘ

TRỒNG ĐỐI VỚI GIỐNG CÀ CHUA MỚI TẠI

THÀNH PHỐHÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH

Ngành:Khoa học cây trồng

Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn

THÁI NGUYÊN – 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hòa Bình, ngày 28 tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Đình Thắng

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự

giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình .

Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn

người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực

hiện và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Ngọc Hùng, bộ môn công nghệ sinh học

- Viện nghiên cứu rau quả và các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng đào tạo -

Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học

tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã

luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Đình Thắng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................... viii

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục đích và yêu cầu ...............................................................................................3

2.1. Mục đích của đề tài ..............................................................................................3

2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4

1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giống ..............................................................4

1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ trồng...................................................4

1.1.3. Nguồn gốc, phân loại và giá trị của cây cà chua...............................................5

1.2 .Tình hình nghiên cứu sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam......................9

1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ...........................................................9

1.2.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam..........................................................11

1.3. Tình hình nghiên cứu giống cà chua trên thế giới và Việt Nam........................12

1.3.1. Tình hình nghiên cứu giống cà chua trên thế giới ..........................................12

1.3.2. Tình hình nghiên cứu giống cà chua ở Việt Nam ...........................................17

1.4. Kết quả nghiên cứu về mật độ............................................................................22

1.5. Kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật sản xuất cà chua .............................23

1.5.1.Kết quả nghiên cứu về thời vụ .........................................................................23

1.5.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón.....................................................................24

iv

1.5.3. Kết quả nghiên cứu biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua ...........................25

1.6. Một số vấn đề rút ra từ tổng quan tài liệu ..........................................................26

Chương 2 . ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....26

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................26

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................26

2.1.2. Địa điểm thí nghiệm........................................................................................27

2.1.3. Thời gian tiến hành thí nghiệm .......................................................................27

2.2. Nội dung nghiêncứu...........................................................................................27

2.3. Phương pháp nghiêncứu.....................................................................................27

2.3.1. Phương pháp bố trí thínghiệm.........................................................................28

2.3.2. Các chỉ tiêu theodõi.........................................................................................29

2.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu...............................................................32

2.5 Kỹ thuật trồng trọt...............................................................................................32

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34

3.1.Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cà

chua chịu nhiệt vụ Thu – Đông 2017 tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình ....................34

3.1.1. Thời kỳ vườn ươm ..........................................................................................34

3.1.2. Thời kỳ ngoài ruộng sản xuất..........................................................................36

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống cà chua CVR

9 vụ Thu - Đông 2017 tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình ...........................................56

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu

của giống cà chua CVR9 vụ Thu – Đông 2017 .......................................................56

3.2.2. Năng suất và các yếu tố tạo thành năngsuất....................................................58

3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại trên giống cà chua CVR9 trồng vụ Thu - Đông 2017.......59

3.2.4. Hiệu quả kinh tế của giống cà chua CVR 9 ở các mật độ trồng khác nhau vụ

Thu - Đông 2017 .......................................................................................................62

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................64

1. Kết luận .................................................................................................................64

2. Đề nghị. .................................................................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CT : Công thức

CV : Coefficient variance (hệ số biến động)

Đ/C : Đối chứng

FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực)

LSD : Least Significant Difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NL : Nhắc lại

NSLT : Năng suất lí thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

TLB : Tỉ lệ bệnh

TLH : Tỉ lệ hại

UTL : Ưu thế lai

P : Probability (xác suất)

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hoá học của 100 g cà chua .......................................................7

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới giai đoạn 2013 - 2016 ..............10

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lụctrên thế giới năm

2016 .........................................................................................................10

Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Namgiai đoạn từ năm

2008 - 2012 ..............................................................................................11

Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng của các giống cà chua thời kỳ vườn ươm.............35

Bảng 3.2: Chiều cao cây của các giống cà chua trong giai đoạn vườn ươm ............36

Bảng 3.3: Thời gian trưởng và phát triển của các giống cà chua trồng vụ Thu - Đông

2017 tại TP Hòa Bình ..............................................................................37

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng vụ Thu -

Đông 2017 ...............................................................................................40

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng vụ Thu -

Đông 2017 ...............................................................................................43

Bảng 3.6. Động thái ra lá trên thân chính của các giống cà chua tham gia trồng vụ

Thu - Đông 2017......................................................................................45

Bảng 3.7. Tốc độ ra lá qua các kỳ theo dõi của các giống cà chua trồng vụ Thu - Đông

2017 .........................................................................................................47

Bảng 3.8: Đặc trưng hình thái quả của các giống cà chua thí nghiệm......................48

Bảng 3.9. Tình hình sâu, bệnh hại chính của các giống cà chua thí nghiệm ở giai đoạn

sinh trưởng...............................................................................................50

Bảng 3.10. Tình hình sâu, bệnh hại chính của các giống cà chua thí nghiệm ở giai

đoạn ra hoa đậu quả .................................................................................51

Bảng 3.11. Tình hình sâu, bệnh hại chính của các giống cà chua thí nghiệm ở giai

đoạn trước khi thu hoạch .........................................................................51

Bảng 3.12: Năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất..........................................52

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các giống cà chua thí nghiệm ...............................54

vii

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các thời kỳ sinh trưởng và phát triển đối

với giống cà chua CVR9 vụ Thu - Đông 2017 tại Hòa Bình ..................55

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến năng suất và các yếu tố tạo

thành năng suất đối với giống cà chua CVR9 vụ Thu – Đông2017........56

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến tình hình sâu, bệnh hại đối

với giống cà chua CVR9 giai đoạn sinh trưởng .....................................58

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến tình hình sâu, bệnh hại đối

với giống cà chua CVR9 giai đoạn ra hoa đậu quả .................................58

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến tình hình sâu, bệnh hại đối

với giống cà chua CVR9 giai đoạn trước khi thu hoạch .........................59

Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của giống cà chua CVR 9 ở các mật độtrồng khác nhau

vụ Thu - Đông 2017.................................................................................60

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng vụ Thu -

Đông 2017..................................................................................................40

Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng vụ Thu -

Đông 2017..................................................................................................43

Hình 3.3. Động thái ra lá trên thân chính của các giống cà chua tham gia trồng vụ

Thu - Đông 2017........................................................................................46

Hình 3.4. Tốc độ ra lá qua các kỳ theo dõi của các giống cà chua trồng vụ Thu - Đông

2017............................................................................................................49

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Rau là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi

người và cũng là loại thực phẩm không thể thay thế được. Rau chiếm vị trí quan trọng

trong dinh dưỡng của cơ thể, là loại thức ăn để bảo vệ cơ thể con người. Cà chua là

loại rau được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay, dựa trên đặc tính dễ chế biến, sử dụng và

là nguồn dinh dưỡng quý của con người. Cà chua là loại rau trồng cho hiệu quả kinh

tế cao và là mặt hàng xuất khẩu chính của nhiều nước trên thế giới.

Nhu cầu tiêu thụ cà chua ở nước ta rất lớn và nhu cầu ngày càng tăng vì cà

chua là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, trong cà chua có chứa nhiều loại vitamin

như A, B, C, B2, PP, K…..và các chất khoáng như Ca, Fe, P, S, Na, K, Mg và đường.

Mặt khác, cà chua là loại thực phẩm dễ chế biến và sử dụng. Bên cạnh đó, cà chua

còn là mặt hàng xuất khẩu có nhiều triển vọng vì sản phẩm cà chua ở nước ta được

thu hoạch vào đúng thời điểm nhiều nước không trồng được trong mùa đông lạnh

(Trần khắc Thi, 2005)[34].

Ở Việt Nam, cà chua là loại rau ăn quả chủ lực được xếp vào nhóm cây ưu tiên

phát triển. Thời gian qua với sự ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống trong sản

xuất cà chua đã chọn tạo ra được nhiều dòng, giống thích ứng được với điều kiện tự

nhiên của các vùng, chúng có khả năng cho năng suất và khả năng chịu hạn tốt. Vì vậy,

diện tích cà chua ngày càng được mở rộng ra các tỉnh như Đông Bắc Bộ, Miền Trung,

Tây Nguyên và Nam Bộ.

Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với

các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hòa và là cửa ngõ của Thủ

đô Hà Nội, đặc biệt rất gần với tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng

- Quảng Ninh. Với vị trí này, Hoà Bình có vai trò quan trọng trong chiến lược phát

triển kinh tế của vùng Tây Bắc. Hòa Bình có điều kiện tự nhiên ưu đãi cho việc

phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

2

Thực hiện quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của UBND tỉnh

Hòa Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa

Bình đến năm 2020; Nghị quyết số 05-NQ/ĐH ngày 16/9/2015 Nghị quyết Đại

hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế

nông nghiệp đã có bước phát triển và đi vào cuộc sống; việc ứng dụng tiến bộ khoa

học công nghệ vào sản xuất bước đầu đem lại kết quả tốt, đã xuất hiện ngày càng

nhiều mô hình nông dân sản xuất giỏi...Với vị trí địa lý như trên, Hòa Bình có thị

trường khá rộng lớn, đặc biệt thị trường Hà Nội và các tỉnh thuộc Đồng Bằng sông

Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển nên nông nghiệp hàng hóa,

trong đó có tập chung sản xuất rau và quả sạch...Ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình

đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu, ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ, đồng thời bổ

sung các giống cây trồng mới và các biện pháp kĩ thuật để làm tăng năng suất và

chất lượng cây trồng. Với tiềm năng diện tích trồng rau khoảng trên 20 ngàn ha,

trong đó diện tích trồng cà chua chuyên canh khoảng 1.000 ha. Tuy nhiên, đối với

sản xuất rau nói chung và cà chua nói riêng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sản

xuất cà chua trái vụ. Năng suất cà chua thấp, sản lượng không đủ cung cấp cho thị

trường trong tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có bộ giống tốt trồng cho các thời vụ

trong năm, chưa có đủ các biện pháp kỹ thuật phù hợp để sản xuất cà chua theo điều

kiện sinh thái của tỉnh Hòa Bình. Phần lớn các giống cà chua được trồng tại đây là

giống cũ cho năng suất thấp và không ổn định, các giống này chỉ cho thu hoạch trong

điều kiện chính vụ (vụ Đông Xuân), còn trong điều kiện trái vụ như Thu Đông, Xuân

Hè thì hiệu quả kinh tế thấp, nên không khuyến khích được người nông dân sản xuất

cà chua trái vụ.Để nâng cao năng suất và phát triển cây cà chua trên địa bàn tỉnh

theo đúng định hướng cần có những giải pháp mới thích hợp về giống và kỹ thuật

canh tác.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên

cứu tuyển chọn giống và mật độ trồng đối với giống cà chua mới tại TP Hòa Bình,

tỉnh Hòa Bình”.

3

2. Mục đích và yêu cầu

2.1. Mục đích của đề tài

- Lựa chọn được giống cà chua triển vọng có khả năng cho năng suất cao, chất

lượng tốt phù hợp với điều kiện vụ Thu Đông năm 2017 tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Lựa chọnđược mật độ trồng thích hợp nhất cho giống cà chua mới để đạt năng

suất cao và ổn định tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

2.2. Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống cà chua tham gia

trồng vụ Thu – Đông năm 2017 tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại của các giống cà chua tham gia trồng vụ

Thu - Đông năm 2017 tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Đánh giá đặc điểm hình thái, cấu trúc quả và chất lượng quả của các giống cà

chua mới trong vụ Thu - Đông năm 2017 tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

- Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển, năng suất của giống cà chua có

triển vọng trong các mật độ trồng khác nhau.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về khả năng

sinh trưởng, sự đậu hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng của giống cà chua đồng thời

là dẫn liệu khoa học về tác động mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng

suất, chất lượng và sâu bệnh hại của giống cà chua mới tại tỉnh Hòa Bình.

- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp tôi có điều kiện củng cố, bổ sung

và áp dụng những tri thức khoa học vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến

thức còn thiếu trong nghiên cứu khoa học cho bản thân.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung giống cà chua mới vào cơ cấu

giống cây trồng của địa phương, đồng thời xác định được mật độ trồng hợp lý để

trồng cà chua đạt năng suất cao hơn chất lượng tốt mang lại hiệu quả kinh tế cho

người sản xuất.

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giống

Ở nước ta hiện nay, việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về

mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại

rau ăn quả được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, sản xuất cà chua ở nước ta chưa

phát triển mạnh vì điều kiện khí hậu nóng và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh

hại phát triển, làm giảm năng suất cà chua. Do những khó khăn của thời tiết như nhiệt

độ cao, mưa nhiều, sâu bệnh hại, chất lượng quả kém nên việc tăng năng suất và sản

lượng gặp trở ngại. Bởi cà chua là loại cây rất dễ bị sâu bệnh hại, đặc biệt là những

bệnh do nấm, vi khuẩn, virus. Chúng gây hại từ giai đoạn cây con trong vườn ươm,

giai đoạn trồng ngoài sản xuất cho đến khi thu hoạch (Chu Thị Thơm và cs, 2006)[29].

Bộ giống cà chua được các Viện nghiên cứu và trường Đại học chọn tạo ra

khá phong phú. Ngoài ra, giống cà chua mới còn được một số công ty nhập khẩu từ

nước ngoài vào Việt Nam như Công ty TNHH Trang Nông, Hoa Sen, Sygenta… Tuy

nhiên, giống cà chua mới trước khi giới thiệu vào sản xuất đại trà cho từng vùng sinh

thái và từng vụ trồng cần phải qua khảo nghiệm.

1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ trồng

Mật độ và khoảng cách gieo trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất

cà chua. Giải quyết tốt vấn đề mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ sinh trưởng và

phát triển của cá thể làm cho quần thể cà chua khai thác tốt khoảng không gian (không

khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản

lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích.

Mật độ càng cao mức độ cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất cây cà

chua cạnh tranh nhau nước, dinh dưỡng trong đất và khoảng trống trong đất để phát

triển bộ rễ. Khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém,

ít hoa ít quả và quả sẽ nhỏ. Trên khoảng không gian, để có thể cây lấy được ánh sáng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!