Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu trồng, chế biến, bảo quản và sử dụng cỏ Stylosanthes Guianensis Ciat 184 cho gà thịt và gà bố mẹ lương phượng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
HỒ THỊ BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN BẢO QUẢN
VÀ SỬ DỤNG CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184
CHO GÀ THỊT VÀ GÀ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG
Chuyên ngành: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi
Mã số: 62.62.45.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM
2. TS. NGUYỄN NGỌC ANH
THÁI NGUYÊN - 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong
luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Hồ Thị Bích Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và cán bộ Bộ môn Cơ sở, các thầy cô giáo
trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu Nhà trường, Ban
Giám đốc Trung tâm Thực hành thực nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, các cán bộ Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên, Trại giống gia
cầm Thịnh Đán - Thái Nguyên, Bộ môn Di truyền - Giống - VSV trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện
chăn nuôi, cùng các em sinh viên Khóa 37, 38 và học viên Cao học Khóa 16, 17 đã
tham gia, động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của tập
thể hướng dẫn: PGS.TS. Phan Đình Thắm và TS. Nguyễn Ngọc Anh trong suốt quá
trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ,
động viên, an ủi của chồng và hai bên gia đình nội ngoại cùng các bạn bè đồng
nghiệp, thân hữu gần xa đã chia sẻ cùng tôi trong thời gian hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả
Hồ Thị Bích Ngọc
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh mục các bảng .............................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ....................................................................................................... x
Danh mục hình, biểu đồ và đồ thị ............................................................................ x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2
4. Điểm mới của đề tài ......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Đặc tính của cây họ đậu ................................................................................ 4
1.1.1. Giới thiệu về cây họ đậu và đặc điểm của cỏ Stylo CIAT 184 .................. 4
1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá một số loại
cây họ đậu .............................................................................................. 7
1.1.3. Chất kháng dinh dưỡng trong cây họ đậu .............................................. 12
1.1.4. Các sắc chất trong cây họ đậu và vai trò của chúng trong chăn nuôi
gia cầm ................................................................................................. 14
1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật (phân bón, thời gian cắt) đến
năng suất và chất lượng cỏ họ đậu ............................................................... 20
1.2.1. Ảnh hưởng của phân bón ....................................................................... 20
1.2.2. Ảnh hưởng của khoảng cách lứa cắt và chiều cao cắt ............................ 26
1.3. Các phương pháp chế biến và ảnh hưởng của việc bảo quản đến chất
lượng cỏ khô ............................................................................................... 27
1.3.1. Chế biến bột cỏ trong chăn nuôi ............................................................ 28
1.3.2. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản tới chất lượng sản phẩm ..................... 29
iv
1.4. Sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi gia cầm ...................................................... 32
1.4.1. Sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi gà thịt .................................................. 32
1.4.2. Sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi gà đẻ .................................................... 34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 38
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................. 38
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 39
2.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác
nhau đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylo CIAT 184...................... 39
2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến
khác nhau tới sự hao hụt các chất dinh dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184 ..... 42
2.3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu
phần đến năng suất và chất lượng thịt của gà ........................................ 43
2.3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 khác
nhau trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà
Lương Phượng bố mẹ ............................................................................ 51
2.4. Xử lý số liệu ................................................................................................ 55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 56
3.1. Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và
chất lượng của cỏ Stylo CIAT 184 ............................................................... 56
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm ................................................. 56
3.1.2. Tình hình thời tiết, khí hậu trong năm 2009 và 2010 ở vùng thí nghiệm ..... 57
3.1.3. Khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo CIAT 184 ....................... 58
3.1.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất xanh của cỏ
Stylo CIAT 184....................................................................................... 63
3.1.5. Năng suất và sản lượng vật chất khô, protein thô của cỏ Stylo CIAT 184
ở các mức phân bón khác nhau ............................................................. 66
v
3.1.6. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thành phần hoá học của cỏ
Stylo CIAT 184 ..................................................................................... 69
3.1.7. Ảnh hưởng của thời điểm cắt khác nhau đến thành phần hoá học của
cỏ Stylo CIAT 184 ................................................................................. 73
3.1.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế trồng cỏ Stylo CIAT 184 tại Thái Nguyên ......... 76
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến khác nhau tới sự
hao hụt các chất dinh dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184 .............................. 77
3.2.1. Ảnh hưởng của các phương pháp chế biến đến thời gian phơi sấy
cỏ Stylo CIAT 184 ................................................................................ 78
3.2.2. Ảnh hưởng của các phương pháp chế biến đến thành phần hóa học
của cỏ Stylo CIAT 184 .......................................................................... 79
3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng bột cỏ Stylo CIAT 184 ..... 80
3.3. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu phần đến năng suất
và chất lượng thịt của gà ............................................................................. 82
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống ...................................................................................... 83
3.3.2. Khả năng sinh trưởng ............................................................................ 84
3.3.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn ............................................. 87
3.3.4. Năng suất và chất lượng thịt .................................................................. 90
3.3.5. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ........................... 95
3.4. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 khác nhau trong khẩu
phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà Lương Phượng bố mẹ ........ 95
3.4.1. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến tỷ lệ loại thải và
khối lượng của gà thí nghiệm ................................................................ 96
3.4.2. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến tỷ lệ đẻ và năng
suất trứng .............................................................................................. 97
3.4.3. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến khối lượng và
tỷ lệ trứng giống ................................................................................... 99
3.4.4. Ảnh hưởng của các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 đến chất lượng trứng ..... 101
3.4.5. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 đến kết quả ấp nở của trứng .... 105
3.4.6. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 đến hiệu quả sử dụng thức ăn .. 106
vi
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 108
1. Kết luận ....................................................................................................... 108
2. Đề nghị ........................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 110
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ..... 140
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 141
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF (Acid detergent fibre)
Ash
BC
BCS
CK
CP (Crude Protein)
CF (Crude fibre)
Xơ axit
Khoáng
Bột cỏ
Bột cỏ Stylo CIAT 184
Chất khô
Protein thô
Xơ thô
cs Cộng sự
DXKĐ (NFE - Nitrogen free extractives) Dẫn xuất không đạm
ĐC
EE (Ether extract)
Đối chứng
Lippid thô
GĐ
KL
Giai đoạn
Khối lượng
KLCX Khối lượng chất xanh
KPCS Khẩu phần cơ sở
LP Lương Phượng
NDF (Neutral detergent fibre) Xơ trung tính
NSCX Năng suất chất xanh
ME (Metabolisable energy) Năng lượng trao đổi
Stylo CIAT 184 Stylosanthes guianensis CIAT 184
TĂ Thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN Thí nghiệm
VC Vô cơ
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần một số axit amin của cỏ Stylo CIAT 184 ............................. 11
Bảng 2.1. Công thức phân bón ............................................................................... 39
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong khẩu phần
cho gà thí nghiệm ................................................................................. 44
Bảng 2.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho gà thí
nghiệm giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi ......................................................... 45
Bảng 2.4. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho gà thí
nghiệm giai đoạn 28 - 70 ngày tuổi ....................................................... 46
Bảng 2.5. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong khẩu phần
ăn gà đẻ ................................................................................................ 52
Bảng 2.6. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm gà đẻ ............ 52
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm .................................................. 56
Bảng 3.2a. Chiều cao của cỏ Stylo CIAT 184 ........................................................ 58
Bảng 3.2b. Chiều cao tái sinh lứa 1 và lứa 2 của cỏ Stylo CIAT 184 ..................... 60
Bảng 3.3a. Tốc độ sinh trưởng của cỏ Stylo CIAT 184 .......................................... 61
Bảng 3.3b. Tốc độ tái sinh lứa 1 và lứa 2 .............................................................. 62
Bảng 3.4. Năng suất và sản lượng chất xanh của cỏ Stylo CIAT 184 ở các mức
phân bón ............................................................................................. 63
Bảng 3.5a. Năng suất, sản lượng chất khô và protein thô của cỏ Stylo CIAT 184
năm thứ nhất .................................................................................................... 67
Bảng 3.5b. Năng suất, sản lượng chất khô và protein thô của cỏ Stylo CIAT 184
năm thứ 2 ......................................................................................................... 68
Bảng 3.6a. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng của cỏ Stylo CIAT 184 thí nghiệm ............ 70
Bảng 3.6b. Thành phần axit amin của cỏ Stylo CIAT 184....................................... 72
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian thu cắt khác nhau đến thành phần hoá
học của cỏ Stylo CIAT 184 ................................................................... 73
Bảng 3.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế trồng cỏ Stylo CIAT 184 ................................... 76
ix
Bảng 3.9. Thời gian phơi, sấy để đạt độ ẩm ≤ 13% (số giờ phơi) ........................... 78
Bảng 3.10. Thành phần hóa học của cỏ Stylo CIAT 184 với các phương pháp
chế biến khác nhau .............................................................................. 79
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng cỏ Stylo CIAT 184
khô ...................................................................................................... 81
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của bột cỏ Stylo CIAT 184 đến sinh trưởng của gà
thí nghiệm ................................................................................... 84
Bảng 3.13. Thu nhận thức ăn, protein, năng lượng và chỉ số sản xuất .................... 88
Bảng 3.14. Năng suất thịt của gà thí nghiệm ......................................................... 91
Bảng 3.15. Chất lượng thịt của gà thí nghiệm ........................................................ 92
Bảng 3.16. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm .......................................... 94
Bảng 3.17. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ........................ 95
Bảng 3.18. Tỷ lệ loại thải và khối lượng gà thí nghiệm .......................................... 96
Bảng 3.19. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà thí nghiệm ..................................... 97
Bảng 3.20. Khối lượng trứng và tỷ lệ trứng giống của các lô theo dõi .................... 99
Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng ....................................................... 102
Bảng 3.22. Kết quả ấp nở của gà thí nghiệm ....................................................... 105
Bảng 3.23. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà thí nghiệm ............................... 106
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Bố trí thí nghiệm trồng cỏ ..................................................................... 40
Sơ đồ 2.2. Bố trí thí nghiệm nuôi gà thịt ................................................................ 47
Sơ đồ 2.3. Bố trí thí nghiệm nuôi gà đẻ.................................................................. 51
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của các carotenoit quan trọng .................................... 16
Hình 1.2. Cấu trúc của xanthophyll ....................................................................... 17
Biểu đồ 3.1: Năng suất chất xanh năm thứ nhất của cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt .... 64
Biểu đồ 3.2: Năng suất chất xanh năm thứ 2 của cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt ......... 65
Đồ thị 3.1: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm với các khẩu phần khác nhau ..................... 99
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp ngày càng phát
triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến 1 tháng 4 năm 2011 tổng đàn gia cầm
cả nước đạt 293,7 triệu con, tăng 5,9%; thịt gia cầm hơi đạt 386,3 nghìn tấn, tăng
16,8% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, chăn nuôi gia cầm theo hướng công
nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (Tổng cục Thống kê, 2011) [50]. Tuy nhiên, giá thành
các loại thức ăn truyền thống giàu protein trong sản xuất thức ăn hỗn hợp ngày càng
tăng. Giá thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam hiện cao hơn giá sản phẩm cùng
loại tại các nước trong khu vực khoảng 8 - 12%. Bình quân giai đoạn 2005 - 2010, tốc
độ tăng trưởng của ngành thức ăn chăn nuôi đạt 14% năm (Hoàng Ngân, 2011) [30].
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, các công ty sản xuất thức
ăn đã phải sử dụng chế phẩm tạo màu trong thức ăn cho gia cầm, việc này không
chỉ làm cho giá thành thức ăn hỗn hợp tăng, mà còn gây ra những nguy cơ không tốt
cho sức khoẻ của con người. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm thức ăn vừa giàu protein lại
giàu caroten và xanthophylls đáp ứng nhu cầu của gia cầm và cải thiện chất lượng
sản phẩm đang được các nhà khoa học quan tâm.
Stylosanthes sp là cỏ bộ đậu thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, có khả năng
thích nghi rộng với các vùng sinh thái, được trồng phổ biến tại nhiều nước Châu Á
và trên thế giới. Các nghiên cứu đã cho thấy Stylosanthes guianensis CIAT 184
(Stylo CIAT 184) là cỏ trồng có năng suất và chất lượng khác nhau tùy thuộc vào điều
kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, đây là cỏ có giá trị dinh dưỡng
cao, giàu protein, β caroten, khoáng,… Trên thế giới đã có một số công trình nghiên
cứu về cỏ Stylo CIAT 184 như là một nguồn protein và chất tạo màu trong khẩu
phần cho gia súc, gia cầm. Cỏ Stylo CIAT 184 có protein thô dao động từ 12,1 -
18,1% CK trong thân lá (Sukkasem và cs, 2002) [259], và có thể lên đến 21% CK ở
lá (Huy và cs, 2000) [143]. Cỏ chứa β caroten có thể chuyển đổi với hiệu quả khác
nhau trong cơ thể động vật để thành vitamin A và cùng với các xanthophylls, nó có
thể là một nguồn sắc tố tốt cho lòng đỏ trứng, da và chân gà. Stylosanthes đã được
2
sử dụng như là nguồn protein thực vật cho lợn, vịt và gà tại Trung Quốc (Guptan và
Singh, 1983) [138]. Stylo CIAT 184 có thể cho ăn ở dạng tươi hoặc bột khô. (Horne
và Stür, 1999) [142]. Trong quá trình sử dụng cho thấy, dễ chế biến và bảo quản.
Đối với gà đẻ, bột cỏ Stylosanthes đã được sử dụng ở mức dưới 10% trong khẩu phần
ăn (Onwudike và Adegbola, 1978) [211]. Tại Việt Nam, đã có một số công trình
nghiên cứu trồng và sử dụng cỏ Stylo CIAT 184 cho bò sữa và cho lợn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của cỏ
Stylo CIAT 184 làm cơ sở cho việc nhân rộng trong những năm tiếp theo, không chỉ
đảm bảo khẩu phần ăn cân đối cho động vật nhai lại, mà còn làm nguyên liệu chế
biến bột cỏ làm thức ăn bổ sung cho lợn và gia cầm. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống từ kỹ thuật trồng, thu
hoạch, chế biến và bảo quản bột cỏ. Đặc biệt, chưa có công trình nào công bố về
sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 cho gà thịt và gà đẻ trứng giống ở nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
trồng, chế biến bảo quản và sử dụng cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 cho gà
thịt và gà bố mẹ Lương Phượng”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được công thức phân bón thích hợp cho cỏ Stylo CIAT 184 đạt
hiệu quả kinh tế.
- Xác định được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ tươi và bột
cỏ Stylo CIAT 184.
- Xác định được ảnh hưởng của các phương pháp chế biến và thời gian bảo
quản khác nhau tới sự hao hụt các chất dinh dưỡng trong bột cỏ Stylo CIAT 184.
- Tìm ra được tỷ lệ sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 hợp lý nhất trong chăn
nuôi gà lông màu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào nguồn tư liệu về trồng cỏ
Stylo CIAT 184, giá trị dinh dưỡng, phương pháp chế biến và thời gian bảo quản,
3
hiệu quả sử dụng các tỷ lệ bột cỏ Stylo CIAT 184 trong chăn nuôi gà thịt và gà sinh
sản bố mẹ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sử dụng cỏ Stylo CIAT 184 làm nguồn protein thực vật, thay thế một phần
nguồn protein khác trong khẩu phần ăn của vật nuôi, làm giảm giá thành sản xuất
nâng cao chất lượng thịt, trứng gà, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về thực
phẩm chất lượng cao.
- Thúc đẩy sự phát triển việc sản xuất cây thức ăn tại chỗ, cung cấp cho chăn
nuôi tạo nên sự phát triển nông nghiệp bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc nói
riêng và nông nghiệp cả nước nói chung.
4. Điểm mới của đề tài
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác cỏ Stylo CIAT 184 cho
năng suất cao.
- Đưa ra sự lựa chọn nguồn protein thực vật và sắc tố tự nhiên từ cỏ Stylo CIAT 184
sử dụng trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ.
- Xác định được thành phần hóa học và giá trị một số chất dinh dưỡng quan
trọng trong cỏ tươi và bột cỏ Stylo CIAT 184 được trồng tại Thái Nguyên để sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi gà.
- Xác định được các tỷ lệ bổ sung bột cỏ Stylo CIAT 184 vào khẩu phần nuôi
chăn nuôi gà thịt và gà sinh sản bố mẹ cho hiệu quả cao nhất.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc tính của cây họ đậu
1.1.1. Giới thiệu về cây họ đậu và đặc điểm của cỏ Stylo CIAT 184
Bộ Đậu (Fabales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhóm hoa hồng
(rosids) của thực vật hai lá mầm thật (eudicots) trong hệ thống phân loại (APGII,
2003) [68]. Bộ Đậu chiếm khoảng 9,6% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật
(Magallón và cs, 1999) [179].
Trong bộ đậu, họ đậu (Fabaceae) là họ thực vật lớn thứ ba, với khoảng 730
chi và 19.400 loài. Các họ khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sự đa dạng của bộ
đậu (Judd và cs, 2002) [150].
Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ đậu là cây chủ cho nhiều loài
vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loài vi khuẩn này có khả năng lấy
khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể
hấp thụ được (NO3 hay NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây họ đậu,
trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat
có ích, tạo ra mối quan hệ cộng sinh (Họ đậu, 2011) [17].
Cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao, do chúng chứa hàm lượng protein,
vitamin, khoáng chất cao. Giá trị dinh dưỡng của cây họ đậu được giữ đều trong cả
chu kỳ hơn là hòa thảo. Khác với cỏ hòa thảo, khi tuổi tăng lên và trong mùa khô
giá trị dinh dưỡng của cây họ đậu ít thay đổi. Trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng
thì năng suất sẽ giảm trước so với tỷ lệ protein trong cây đậu. Điều này là ngược với
hòa thảo, ở hòa thảo tỷ lệ protein trong cây sẽ bị giảm rồi mới đến năng suất.
Cây họ đậu đang được đề nghị sử dụng làm thức ăn ở các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Một trong các cây họ đậu được khuyến cáo như là thức ăn bổ sung
protein cho gia súc, gia cầm là cỏ Stylosanthes. Stylosanthes là một chi thực vật có
hoa thuộc họ Fabaceae. Nó thuộc phân họ Faboideae và được APGII (2003) [68]
phân loại như sau: