Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN
CÁC CƠ SỞ CAN THIỆP SỚM VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC
HÒA NHẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Đà Nẵng - 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN
CÁC CƠ SỞ CAN THIỆP SỚM VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC
HÒA NHẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 83.10.401
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MỸ DUNG
Đà Nẵng - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
11
TRANG THONG TIN LU� VAN
TEN BE TAI: "NG HIEN cuu TRI TU¥ cAM xuc CUA GIA.O VIEN cAc
ca so CAN THI¥P SOM VA HO TRQ GIA.O Dl)C HOA Nll4P TRENDµ
BAN THANH PHO BA NANG"
Nganh: Tam ly hqc
Hq ten hqc vien: Nguy�n Thj Hai Y�n
Ngtroi hmmg din khoa hqc: TS Le My Dung
CO' s« dao t�o: Trtr011g D�i hqc Str ph�m, D�i hqc Da Ning
Tom cit d� tai: ''NGHIEN cuu TRi TUE cAM xuc CUA G:rAo VIEN cAc co so CAN
TI-1$P SOM VA HO TRQ GIA.O Dl}C HOA NHAP TR.EN DlA BAN THANH PHO DA NANG"
Nghien CU1.l nay co mµc tieu dS xufrt xay dl,Ttlg chuong trinh b6i duong nang cao Tri tu� cam
XUC cho d6i tuqng la cac giao vien cac CO' SO' can thi�p SOlll Va h6 tr9' giao dµc boa nh�p, thong qua
nghien cuu ly thuyst va cac phuong phap tiSp c� cua nhom giao vien nay.
Tri tu� cam xuc cua cac giao vien duqc do bring thang do cua Liusin, Mariutina, Stepanovna
(2004) duqc tiSp c� du&i hai goc de) tieu biSu la: goc de) lien nhan each va goc de) n<)i nhan each; m�t
khac la kha nang hiSu cam xuc va kha nang diSu khiSn cam xuc. Nhu v�y, trong du true tri tu� cam xuc
co 2 m�t v&i 4 thanh phfui tri tu� cam xuc: ·1) MEI (Lien nhan cach·EQ): Kha nang hiSu cam xuc cua
nguai khac va diSu khiSn chung; 2)VEI (N9i nhan each EQ): Kha nang hiSu cac cam xuc ban than va
diSu khiSn chung; 3) PE (HiSu cam xuc): Kha nang hiSu cac cam xuc cua ban than va cua nguai khac;
4) UE (DiSu khiSn cam xuc ): Kha nang di Su khiSn cam xuc cua ban than va cua nguai khac.
Muc d9 tri tu� cam xuc cua giao vien cac CO' SO' can thi�p som va h6 trq giao dµc hoa nh�p tren
dia ban thanh ph6 Da Nfuig a muc thfrp. KSt qua nay thfrp hon so v&i m(>t s6 nghien CU'U khac trong va
nguai nu&c, muc d9 nay thl,l'C Sl,l' dang lo ng�i, cho thfry vfrn dS nay clma thl,l'C Sl,l' duqc quan tam dung
mt'.rc.
Cac ySu t6 d9 tu6i, tinh tr�g hon nhan, tham nien cong tac, chuyen nganh dao �o, trinh d9 dao
�o co Sl,l' khac bi�t tuy nhien Sl,l' khac bi�t nay khong co y nghia th6ng ke. Ngoai ra kSt qua nghien cuu
con dua ra m9t s6 ySu t6 anh huong t&i mt'.rc d(> tri tu� cam xuc, duqc chia ra lam 2 nhom: YSu t6 chu
quan va YSu t6 khach quan.
Chuong trinh b6i duong nang cao Tri tu� cam xuc cho giao vien cac co· SO' can thi�p som va h6
trq giao dµc hoa nh�p tren dia ban thanh ph6 Da Nfuig duqc xay dl,l'Ilg dl,l'a tren h� th6ng bai �p thl,l'C
hanh do DiCaruso va S.Komachi (2007) duqc diSu chinh cho phu hqp v&i d6i tuqng la cac giao vien.
TiSn trinh thl,l'C hi�n v&i da d�g cac hinh tht'.rc tir cac n(>i dung tu ly thuySt dSn thl,l'C hanh.
Tu kSt qua cua dS tai, chung toi khuySn nghi tiSp we phat triSn dS tai, ma r(>ng them ph�m vi
va d6i tuQ'Ilg nghien CU1.l dS co kSt qua khach quan nhfrt.
Tir khoa: Tri tu� cam xuc; Giao vien cac CO' SO' can thi�p som va h6 trq giao dµc hoa nh�p;
Chuong trinh b6i duong nang cao Tri tu� cam xuc; Tam ly h9c; Tri tu� cam xuc cua giao vien.
Xac nh�n ciia giao vien hmmg din Ngtroi thvc hi�n d� tai
TS. Le My Dung Nguy�n Thi Hai Y�n
111
Name of thesis: "RESEARCH OF EMOTIONAL INTELLIGENCE OF
TEACHERS OF EARLY INTERVENTION AND INCLUSIVE EDUCATION
SUPPORT IN DA NANG CITY"
Major: Psychology
Full name of Master student: Nguyen Thi Hai Yen
Supervisors: Le My Dung, PhD
Training institution: University of Science and Education - The University ofDanang
Abstract of thesis: "RESEARCH OF EMOTIONAL INTELLIGENCE OF TEACHERS OF EARLY
INTERVENTION AND INCLUSIVE EDUCATION SUPPORT IN DA NANG CITY"
This research has the objective of proposing the development of a fostering program to improve
Emotional Intelligence for teachers of early intervention and inclusive education support institutions,
through theoretical research and methods approach of this group of teachers.
The emotional intelligence of teachers measured by the scale of Liusin, Mariutina, Stepanovna
(2004) is approached under two typical angles: inter-personality and intra-personality; the other way is
the ability to understand emotions and the ability to control emotions. Thus, in the structure of emotional
intelligence there are 2 sides with 4 emotional intelligence components: 1) MEI (Interpersonal EQ): The
ability to understand other people's emotions and control them; 2) VEI (Inner Personality EQ): The
ability to understand one's own emotions and control them; 3) PE (Emotional Understanding): The
ability to understand one's own and other's emotions; 4) UE (Emotional Control): The ability to control
one's own and other's emotions.
The level of emotional intelligence of teachers in early intervention and inclusive education
support facilities in Da Nang city is low. This result is lower than that of some other studies in and out
of the country, this level is really worrisome, showing that this issue has not really been paid enough
attention.
The factors of age, marital status, working seniority, training majors, training level did not have
significant differences according to mathematical statistics. In addition, the research results also show a
number of factors affecting the level of emotional intelligence, which are divided into 2 groups:
Subjective factors and Objective factors.
The training program to improve Emotional Intelligence for teachers of early intervention and
inclusive education support facilities in Da Nang city is built based on a system of practical exercises
developed by DiCaruso and S.Komachi (2007) adapted to the target audience of teachers. The process
is implemented with a variety of forms from the content from theory to practice.
Keywords: Emotional intelligence; Teachers of early intervention and inclusive education support
facilities; Training program to improve Emotibnal Intelligence; Psychology; Teacher's emotional
intelligence.
Supervior's confirmation Student
u!f.� �
Nguyen Thi Hai Yen
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN............................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG (làm lại) ......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ (làm lại)........................................................................x
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu........................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN CÁC
CƠ SỞ CAN THIỆP SỚM VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP........................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu các vấn đề trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can
thiếp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập .......................................................................4
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới....................................................................4
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.................................................................10
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ...........................................................................12
1.2.1. Trí tuệ..........................................................................................................12
1.2.2. Cảm xúc ......................................................................................................14
1.2.3. Trí tuệ cảm xúc ...........................................................................................17
1.2.4. Giáo viên.....................................................................................................26
1.2.5. Khái niệm “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập” ........................................................................................................29
1.3. Đặc điểm tâm lý và hoạt động nghề nghiệp của giáo viên các cơ sở can thiệp
sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập ...............................................................................29
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục
hòa nhập.........................................................................................................................29
1.3.2. Hoạt động nghề nghiệp và vai trò của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và
hỗ trợ giáo dục hòa nhập ...............................................................................................33
1.3.3. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập..........................................................................................................35
v
1.4. Trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa
nhập...............................................................................................................................36
1.4.1. Vai trò của trí tuệ cảm xúc với giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập..........................................................................................................36
1.4.2. Các đặc trưng của trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và
hỗ trợ giáo dục ...............................................................................................................38
1.4.3. Biểu hiện trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập..........................................................................................................39
1.5. Các yếu tố tác động đến các khía cạnh biểu hiện trí tuệ cảm xúc của giáo viên
các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập ..............................................42
1.5.1. Các yếu tố chủ quan....................................................................................42
1.5.2. Các yếu tố khách quan................................................................................43
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................43
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................44
2.1 Mô tả khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.........................44
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu .....................................................................................44
2.1.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................46
2.2. Tổ chức nghiên cứu ..............................................................................................47
2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu cơ sở lí luận .............................................................47
2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng.................................................................47
2.2.3. Giai đoạn thực nghiệm................................................................................47
2.3. Phương pháp nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm
và hỗ trợ giáo dục hòa nhập .......................................................................................48
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................48
2.3.2. Phương pháp trắc nghiệm...........................................................................48
2.3.3. Phương pháp chuyên gia.............................................................................51
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................52
2.3.5. Phương pháp quan sát.................................................................................53
2.3.6. Phương pháp thống kê toán học .................................................................53
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN
CÁC CƠ SỞ CAN THIỆP SỚM VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .........................................................................55
3.1. Đánh giá chung về mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp
sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.......................55
3.2. Các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ
trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .........................................58
3.2.1. Biểu hiện ở mặt nội nhân cách (VEI) của trí tuệ cảm xúc..........................58
3.2.2. Biểu hiện ở mặt liên nhân cách (MEI) của trí tuệ cảm xúc ........................61
vi
3.2.3. Năng lực hiểu cảm xúc ...............................................................................64
3.2.4. Năng lực điều khiển cảm xúc .....................................................................65
3.3. So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên theo phân loại khách thể nghiên
cứu.................................................................................................................................66
3.3.1. Sự khác biệt trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về độ tuổi.....................................66
3.3.2. Sự khác biệt trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về tình trạng hôn nhân.................67
3.3.3. Sự khác biệt trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về thâm niên công tác .................69
3.3.4. Sự khác biệt trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về chuyên ngành đào tạo.............70
3.4. Các yếu tố tác động đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở
can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ......73
3.4.1. Các yếu tố chủ quan....................................................................................73
3.4.2. Các yếu tố khách quan................................................................................74
3.4. Chương trình bồi dưỡng nâng cao trí tuệ cảm xúc cho giáo viên các cơ sở can
thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .............77
3.4.1. Cơ sở xây dựng chương trình bồi dưỡng....................................................77
3.4.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng ..............................................................77
3.4.3. Quy trình thực hiện .....................................................................................79
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................99
PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐLC : Độ lệch chuẩn
ĐTB : Điểm trung bình
TSCN : Trị số cao nhất
TSTN : Trị số thấp nhất
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1.
Các loại cảm xúc cơ bản (Theo Travis Bradberry và Jean
Greaves)
16
3.1.
Mức độ trí tuệ cảm xúc (EI) của giáo viên các cơ sở can
thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
55
3.2.
Các thành tố trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can
thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
56
3.3.
Biểu hiện nội nhân cách (VEI) của trí tuệ cảm xúc của giáo
viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
58
3.4.
Biểu hiện hiểu cảm xúc của bản thân (VP) của trí tuệ cảm
xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo
dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
59
3.5.
Biểu hiện điều khiển cảm xúc bản thân (VU) của trí tuệ
cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
60
3.6.
Biểu hiện kiểm soát sự biểu cảm (VE) của giáo viên các
cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
60
3.7.
Biểu hiện liên nhân cách (MEI) của trí tuệ cảm xúc của
giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa
nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
61
3.8.
Biểu hiện hiểu cảm xúc của người khác (MP) của trí tuệ
cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
63
3.9.
Biểu hiện điều khiển cảm xúc của người khác (MU) của
trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và
hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
63
3.10.
Mặt biểu hiện về hiểu cảm xúc (PE) của giáo viên các cơ
sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
64
3.11.
Các mặt biểu hiện điều khiển cảm xúc (UE) của giáo viên
các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên 65
ix
Số hiệu
bảng Tên bảng Trang
địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.12.
Mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp
sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng về độ tuổi
66
3.13.
Mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp
sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng về tình trạng hôn nhân
67
3.14.
Mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp
sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng về thâm niên công tác
69
3.15.
Mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp
sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập địa bàn thành phố Đà
Nẵng về chuyên ngành đào tạo
70
3.16.
Mức độ trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp
sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng về trình độ đào tạo
72
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1.
Biểu đồ thể hiện các thành tố trí tuệ cảm xúc của giáo viên
các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
56
3.2.
Biểu đồ thể hiện mặt biểu hiện nội nhân cách của trí tuệ cảm
xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo
dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
58
3.3.
Biểu đồ thể hiện mặt biểu hiện liên nhân cách của trí tuệ
cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
61
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang được chú trọng và cảm xúc là một
phần không thể thiếu. Đặc biệt trong đó có trí tuệ cảm xúc là một đề tài khá mới mẻ và
đang dần chiếm được nhiều sự chú ý đông đảo từ giới khoa học nói chung và ngành tâm
lý học nói riêng.
Trí tuệ cảm xúc (Emotinal Intelligence – EI) là một thành tố trí tuệ mới được phát
hiện từ năm 1990, được xem là nhân tố dự đoán tốt cho sự thành công trong trong một
lĩnh vực cụ thể có tính xã hội cao như tâm lý học và giáo dục học và có thể được nâng
cao bằng con đường luyện tập.
Nhận thức và hành vi của trẻ khuyết tật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của xúc cảm cảm
giác, đòi hỏi người giáo viên phải có trí tuệ cảm xúc cao để nâng cao chất lượng giáo
dục. Can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là một công việc khó
khăn, mỗi trẻ khuyết tật là một trường hợp khác biệt, có nhu cầu và đặc điểm riêng,
không thể áp một cách thức giáo dục nào cho tất cả các trẻ, đòi hỏi cao sự linh động,
nhạy bén xử lý tình huống và chỉnh lý kế hoạch học tập phù hợp của giáo viên; các khó
khăn trong việc can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập không chỉ riêng từ phía trẻ
khuyết tật mà còn từ phía các cơ sở, các chính sách và cả phía gia đình của trẻ khuyết
tật. Những vấn đề vừa nêu ra phần nào ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của
giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập buộc các giáo viên phải
có năng lực hiểu, sử dụng và quản lý xúc cảm. Trí tuệ cảm xúc của giáo viên cần được
nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề đang tồn tại trong các cơ sở can thiệp sớm và hỗ
trợ hòa nhập.
Ở Việt Nam lĩnh vực trí tuệ cảm xúc đã được triển khai nghiên cứu với nhiều cấp
độ khác nhau trong thời gian qua, từ đề tài khóa luận, luận văn, luận án và cả những đề
tài nghiên cứu khoa học các cấp. Trong các kết quả đó, đã có một số khách thể là học
sinh, sinh viên, giáo viên các cấp nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu trên đối tượng
giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập. Trong giai đoạn hiện
nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu giáo dục
can thiệp sớm tăng nhanh, nguồn giáo viên đáp ứng vẫn còn hạn chế. Để đáp ứng được
yêu cầu trong công việc giáo dục can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các giáo
viên phải trang bị cho mình ngoài kiến thức chuyên ngành còn cần nhiều kĩ năng khác
quan trọng không kém.
Có thể thấy, việc nghiên cứu lý luận nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của giáo viên
các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc có ý nghĩa cả về lý luận,
thực tiễn và nâng cao chất lượng giáo dục can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên các
2
cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng trí tuệ cảm xúc của giáo viên
các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
đề xuất một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc cho giáo viên các cơ sở can thiệp sớm
và hỗ trợ giáo dục hòa nhập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa
nhập.
4. Giả thuyết khoa học
Đa số giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng có mức độ trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình.
Các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ
giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa đồng đều.
Nếu triển khai chương trình bồi dưỡng nâng cao trí tuệ cảm xúc thì mức độ trí tuệ
cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm
và hỗ trợ giáo dục hoà nhập.
- Nghiên cứu thực trạng mức độ và các biểu hiện trí tuệ cảm xúc và các yếu tố ảnh
hướng đến trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hoà
nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu đề xuất chương trình nâng cao trí tuệ cảm xúc cho giáo viên các cơ
sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hoà nhập.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo
dục hòa nhập thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Nội nhân cách: Khả năng hiểu các cảm xúc bản thân và điều khiển chúng.
- Liên nhân cách: Khả năng hiểu cảm xúc của người khác và điều khiển chúng.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
8 cơ sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng: 30 giáo viên và 1 cán
bộ quản lý
3
- Trường Chuyên biệt Tương Lai: 30 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trường Chuyên biệt Tư thục Thanh Tâm: 20 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt Ước mơ xanh: 15 giáo viên
và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập Hoa Xương Rồng: 8 giáo
viên và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ tâm lý và phát triển cộng đồng Cadeaux: 5 giáo
viên và 1 cán bộ quản lý
- Trung tâm can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập Edunow: 5 giáo viên và 1
cán bộ quản lý
- Trung tâm can thiệp sớm Sơn Ca: 9 giáo viên và 1 cán bộ quản lý
7. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý
thuyết.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
+ Nhóm phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị; tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
còn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ sở can thiệp sớm
và hỗ trợ giáo dục hòa nhập
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng về trí tuệ cảm xúc của giáo viên các cơ
sở can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.