Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tình Trạng Và Phân Bố Một Số Loài Chim Quý Hiếm Tại Vườn Quốc Gia Pù Mát Tỉnh Nghệ An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI CHIM QUÝ
HIẾM TẠI VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 302
Giáo viên hƣớng dẫn 1: PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh
Giáo viên hƣớng dẫn 2: ThS. Giang Trọng Toàn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Khánh
Khóa học: 2012 – 2016
Hà Nội, 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Khoá luận tốt nghiệp là kết quả cuối cùng của quá trình học tập mà sinh viên cần
thực hiện để hoàn thành khoá học của mình. Đƣợc sự đồng ý của Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Động vật rừng tôi đã
thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tình trạng và phân bố một số loài chim quý hiếm tại Vườn Quốc
gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”. Đến nay, đề tài đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS.Vũ Tiến Thịnh
và Ths.Giang Trọng Toàn đã nhiệt tình hƣớng dẫn chỉ bảo giúp tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ và nhân viên Vƣờn Quốc gia Pù Mát;
chính quyền và nhân dân địa phƣơng các xã Châu Khê huyện Con Cuông và xã Phúc
Sơn huyện Anh Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoại
nghiệp.
Cảm ơn bạn bè và ngƣời thân đã ủng hộ và giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần
để hoàn thành đƣợc nghiên cứu này. Đây là sự cổ vũ to lớn đối với bản thân tôi.
Mặc dù đã rất nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhƣng do kinh nghiệm thu
thập số liệu và viết báo cáo của bản thân tôi còn nhiều hạn chế nên bản Khóa luận này
không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng
góp của các thầy, cô và bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 29 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Khánh
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Cơ sở xác định các loài chim quý hiếm ......................................................... 3
1.1.1.Sách đỏ Việt Nam........................................................................................ 3
1.1.2. Sách đỏ thế giới........................................................................................... 4
1.1.3. Công ƣớc CITES......................................................................................... 4
1.1.4. Nghị định 32................................................................................................ 4
1.1.5. Nghị định 160.............................................................................................. 5
1.2. Phân bố của các loài chim............................................................................. 5
1.3. Các mối đe doạ đến các loài chim.................................................................. 6
1.4. Lịch sử nghiên cứu chim ở Vƣờn Quốc gia Pù Mát ...................................... 7
CHƢƠNG II.......................................................................................................... 9
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI ................................................................ 9
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 9
2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 9
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 9
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 9
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 9
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 10
2.4.1. Chuẩn bị .................................................................................................... 10
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp............................................................................... 10
iii
CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 18
3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................................ 18
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 18
3.1.2. Địa giới hành chính ................................................................................... 18
3.1.3. Địa hình, địa mạo ...................................................................................... 18
3.1.4. Thổ nhƣỡng ............................................................................................... 18
3.1.5. Khí hậu thủy văn ....................................................................................... 19
3.1.6. Hệ thực vật ................................................................................................ 20
3.1.7. Hệ động vật ............................................................................................... 20
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............................................ 21
3.2.1. Dân tộc ...................................................................................................... 21
3.2.2. Dân số và lao động.................................................................................... 21
3.2.3. Hoạt động kinh tế ...................................................................................... 21
3.2.4. Giáo dục .................................................................................................... 22
3.2.5. Y tế ............................................................................................................ 22
3.2.6. Giao thông................................................................................................. 22
CHƢƠNG 4......................................................................................................... 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 24
4.1. Thành phần các loài chim quý hiếm ở VQG Pù Mát................................... 24
4.1.1. Thành phần loài......................................................................................... 24
4.1.2. Mức độ đa dạng của các bộ chim quý tại VQG Pù Mát ........................... 29
4.2. Đặc điểm phân bố của các loài chim quý hiếm tại VQG Pù Mát................ 31
4.2.1. Phân bố chim theo sinh cảnh..................................................................... 31
4.2.2. Phân bố chim theo khu vực....................................................................... 33
4.3. Tình trạng của một số loài chim quý hiếm ở khu vực nghiên cứu .............. 34
4.3.1. Trĩ sao (Rheinardia ocellata)..................................................................... 35
4.3.2. Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) ........................................................... 35
4.3.3. Hồng hoàng (Buceros bicornis) ................................................................ 35
4.3.4. Công (Pavo muticus)................................................................................. 35
4.3.5. Niệc nâu (Anorrhinus tickelli) .................................................................. 35
iv
4.3.6. Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri)............................................................ 36
4.3.7. Chích choè lửa (Copsychus malabaricus)................................................. 36
4.3.8. Yểng (Gracula religiosa)........................................................................... 36
4.4. Các mối đe doạ đến khu hệ chim ở VQG Pù Mát........................................ 36
4.4.1. Săn bắt....................................................................................................... 37
4.4.2. Khai thác gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ................................................ 38
4.4.3. Cháy rừng.................................................................................................. 39
4.4.4. Canh tác nông nghiệp................................................................................ 40
4.4.5. Chăn thả gia súc, gia cầm.......................................................................... 40
4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài chim quý hiếm ở VQG Pù Mát................... 42
4.5.1. Giải pháp nhằm giảm thiểu săn bắn trái phép........................................... 42
4.5.2. Giải pháp nhằm giảm thiểu phá huỷ sinh cảnh sống ................................ 42
4.5.3. Giải pháp đối với các loài chim quý hiếm ................................................ 43
CHƢƠNG V........................................................................................................ 43
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ................................................................ 45
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 45
5.2. Tồn tại .......................................................................................................... 45
5.3. Khuyến nghị ................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Dịch nghĩa
BQL Ban quản lý
CITES Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora
CP Chính phủ
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐVHD Động vật hoang dã
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NĐ-CP Nghị Định - Chính Phủ
SĐVN Sách Đỏ Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vƣờn quốc gia
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Phiếu phỏng vấn thợ săn và ngƣời dân vùng đệm........................................11
Bảng 2.3: Thông tin về các tuyến khảo sát trong khu vực nghiên cứu .........................12
Bảng 2.4: Kết quả điều tra theo tuyến...........................................................................13
Bảng 2.5: Kết quả điều tra bằng phƣơng pháp bẫy lƣới mờ .........................................14
Bảng 2.6: Biểu điều tra các mối đe dọa đến khu hệ thú ở VQG Pù Mát ......................14
Bảng 2.7: Danh sách các loài chim ở VQG Pù Mát......................................................15
Bảng 2.8: Danh sách các loài chim quý hiếm tại VQG Pù Mát....................................16
Bảng 2.9: Biểu đánh giá mối đe dọa .............................................................................17
Bảng 4.1: Danh sách các loài chim quý hiếm ...............................................................25
Bảng 4.2: Đa dạng các bộ chim quý hiếm tại VQG Pù Mát .........................................30
Bảng 4.3. Phân bố của một số loài chim quý hiếm theo các dạng sinh cảnh................31
Bảng 4.4: Phân bố chim theo khu vực tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát...............................33
Bảng 4.5: Xếp hạng các mối đe doạ tới khu hệ chim ở VQG Pù Mát ..........................41
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ phân bố các tuyến khảo sát trên các sinh................................ 13
cảnh sống khác nhau ........................................................................................... 13
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn sự đa dạng các bộ chim quý hiếm tại Pù Mát........ 30
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn phân bố một số loài chim quý hiếm ...................... 32
theo các dạng sinh cảnh....................................................................................... 32
Hình 4.4: Bản đồ phân bố một số loài chim quý hiếm ....................................... 34
Hình 4.5: Mẫu vật Yểng sống đƣợc nuôi tại nhà ngƣời dân xóm Vều 1 ............ 36
Hình 4.6: Súng tự chế của ngƣời dân.................................................................. 38
Hình 4.7: Tập trung gỗ xuống suối ở xóm Vều 3 ............................................... 39
Hình 4.8 : Đốt nƣơng rẫy tại xóm Vều 3 ............................................................ 39
Hình 4.9. Phá rừng làm nƣơng rẫy xóm Vều 1 ..................................................... 40
Hình 4.10: Chăn thả trâu bò ................................................................................ 40
Hình 4.11: Làm đƣờng sang Lào ........................................................................ 41
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu hệ chim của Việt Nam đa dạng và phong phú với 887 loài thuộc 88 họ và 20
bộ (Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân, 2011). Số lƣợng chim hiện biết ở
Việt Nam chiếm hơn 9% tổng số loài chim hiện biết trên thế giới là 9800 loài (James,
Clements F. 2007) và chiếm 34% tổng số loài chim ghi nhận tại vùng Phƣơng Đông là
2.586 loài (Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps, 2009). Trong số các loài chim
đƣợc biết đến ở Việt Nam có 11 loài chim đặc hữu, 40 loài chim quý hiếm đang bị đe dọa
trên phạm vi toàn cầu và 75 loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ quốc gia.
Chim là nhóm loài có phân bố rộng. Mức độ phân bố này tuỳ thuộc vào đặc điểm
sinh học, sinh thái của từng loài tạo nên sự phong phú và đa dạng cho quần xã. Chim đóng
vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng, là một khâu quan trọng trong quá trình vận
chuyển năng lƣợng và vật chất, là mắt xích quan trọng trong lƣới thức ăn có vai trò giữ cân
bằng sinh thái rừng. Nhiều loài chim có giá trị cao dùng làm thực phẩm, dƣợc liệu, làm
cảnh, văn hoá, dân tộc học, nghiên cứu khoa học.
Quần thể chim Việt Nam nói chung và chim quý hiếm nói riêng đang bị đe dọa
nghiêm trọng bởi nguy cơ mất môi trƣờng sống, đặc biệt là các khu rừng, bãi cỏ ngày
càng biến mất dần do sự gia tăng dân số thúc đẩy việc chiếm đất nông nghiệp và đất xây
dựng. Bên cạnh đó nhu cầu và thói quen sở thích ăn thịt rừng của nhiều ngƣời dẫn đến
việc săn bắn quá mức đe dọa tuyệt chủng cho nhiều loài chim quý hiếm.
Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Vƣờn Quốc gia (VQG) Pù
Mát đƣợc thành lập năm 2001 nhằm bảo tồn một phần các giá trị đa dạng sinh học độc
đáo của “vùng sinh thái toàn cầu dãy Trƣờng Sơn”. Vƣờn Quốc gia Pù Mát đƣợc đánh
giá có khu hệ chim rất đa dạng và phong phú, là nơi cƣ trú của nhiều loài chim quý
hiếm nhƣ: Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Niệc cổ
hung (Aceros nipalensis)…Nhƣng do tác động của con ngƣời và nhiều nguyên nhân
khác đã làm cho tài nguyên động vật rừng ở khu vực ngày càng suy giảm. Những phát
hiện trong những năm gần đây cho thấy, thiên nhiên Việt Nam trong đó có VQG Pù Mát
còn nhiều bí ẩn, đặc biệt là khu hệ chim cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu khám phá tìm
hiểu về cả mặt phân loại học, thành phần loài, về sinh học và về giá trị.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình trạng và phân
bố một số loài chim quý hiếm tại Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”. Đề tài đƣợc
thực hiện nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho công tác bảo tồn và phát triển bền
vững khu hệ chim nói riêng và tài nguyên rừng nói chung tại VQG Pù Mát.