Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1239

Nghiên cứu tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------------------

ĐÀO THU HẰNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI

TRƢỞNG THÀNH

LUẬN VĂN THẠC S TÂ HỌC

HÀ NỘI - 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

ĐÀO THU HẰNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI

TRƢỞNG THÀNH

UẬN VĂN THẠC S

Chuyên ngành: Tâm lý học

ã số: 60 31 04 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà

Hà Nội - 2020

ỜI CA ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị Khánh Hà. Kết quả

nghiên cứu thực tiễn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng được

tiến hành trên khách thể người đầu tuổi trưởng thành (từ 20 đến 45 tuổi).

Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2020

Học viên

Đào Thu Hằng

LỜI CẢ ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS

Trương Thị Khánh Hà – giảng viên khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã hướng dẫn, chỉ

bảo tận tình tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giảng dạy tại Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các thầy, cô trong khoa Tâm lý học đã

trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích trong thời gian tôi học tại trường. Đó

là tiền đề cơ sở để tôi có thể thực hiện được tốt đề tài.

Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến bạn bè và gia đình đã giúp đỡ tích

cực trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đặc biệt là công đoạn khảo sát giúp

tôi có được những cơ sở, số liệu điều tra thực tế.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2020

Học viên

Đào Thu Hằng

MỤC LỤC

ỜI CA ĐOAN........................................................................................

LỜI CẢ ƠN.............................................................................................

ỤC ỤC ..................................................................................................

DANH ỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................

DANH ỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ........................................................

Ở ĐẦU................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................... 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3

5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3

6. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................... 4

8. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4

9. Cấu trúc của luận văn.............................................................................. 4

Chƣơng 1. CƠ SỞ UẬN VỀ TÍNH ĐỐ KỲ Ở NGƢỜI ĐẦU TUỔI

TRƢỞNG THÀNH................................................................................... 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành..... 5

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 5

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................ 6

1.2. Cơ sở lý luận về tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành ............. 10

1.2.1. Khái niệm và biểu hiện của tính đố kỵ .............................................. 10

1.2.2. Khái niệm người đầu tuổi trưởng thành và các đặc điểm tâm lý ........ 17

1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành. 22

1.2.4. Mối quan hệ giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc........................ 24

Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 28

Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29

2.1. Tổ chức nghiên cứu.......................................................................... 29

2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu....................................................... 29

2.1.2. Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu ................................................. 30

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 32

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu....................................... 32

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................... 33

2.2.3. Phương pháp thống kê toán học....................................................... 38

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu............................................................ 40

Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 42

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÍNH ĐỐ KỲ Ở

NGƢỜI ĐẦU TUỔI TRƢỞNG THÀNH................................................ 43

3.1. Thực trạng tính đố kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành..................... 43

3.1.1. Thực trạng tính đố kỵ theo thang đo Đố kỵ theo phạm vi cụ thể ......... 43

3.1.2. Thực trạng tính đố kỵ theo thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại........... 50

3.1.3. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc theo thang đo Phổ sức khỏe tinh thần

rút gọn ..................................................................................................... 56

3.2. ối quan hệ giữa tính đố kỳ và cảm nhận hạnh phúc ..................... 61

3.2.1. Mối tương quan giữa tính đố kỵ theo phạm vi cụ thể và cảm nhận hạnh

phúc......................................................................................................... 61

3.2.2. Mối tương quan giữa tính đố kỵ vô hại, đố kỵ nguy hại và cảm nhận

hạnh phúc................................................................................................. 62

Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................... 64

KẾT UẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................... 66

1. Kết luận................................................................................................ 66

2. Khuyến nghị ......................................................................................... 69

DANH ỤC TÀI IỆU THA KHẢO................................................. 70

PHỤ LỤC ............................................................................................... 75

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ

BeMaS Thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại

DSES Thang đo Đố kỵ theo phạm vi cụ thể

ĐH Đại học

ĐLC Độ lệch chuẩn

ĐTB Điểm trung bình

MHC-SF Thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn

SĐH Sau đại học

THPT Trung học phổ thông

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu........................................... 29

Bảng 3.1: Độ tin cậy của thang đo Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể .................... 43

Bảng 3.2: Điểm trung bình của các tiểu thang đo và toàn bộ thang đo Đố kỵ

theo Phạm vi cụ thể................................................................................... 45

Bảng 3.3: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể phân

loại theo giới tính...................................................................................... 46

Bảng 3.4: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể phân

loại theo độ tuổi........................................................................................ 48

Bảng 3.5: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể phân

loại theo trình độ học vấn.......................................................................... 49

Bảng 3.6: Độ tin cậy của thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại...................... 50

Bảng 3.7: Điểm trung bình của các tiểu thang đo và toàn bộ thang đo Đố kỵ

vô hại và nguy hại..................................................................................... 51

Bảng 3.8: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ vô hại và nguy hại phân loại

theo giới tính ............................................................................................ 52

Bảng 3.9: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ vô hại và nguy hại phân loại

theo độ tuổi .............................................................................................. 54

Bảng 3.10: So sánh sự khác biệt về mức độ Đố kỵ vô hại nguy hại phân loại

theo trình độ học vấn ................................................................................ 55

Bảng 3.11: Độ tin cậy của thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn ............ 56

Bảng 3.12: Điểm trung bình của các tiểu thang đo và toàn bộ thang đo Phổ

sức khỏe tinh thần rút gọn ......................................................................... 58

Bảng 3.13: So sánh sự khác biệt về mức độ hạnh phúc phân loại theo giới tính... 59

Bảng 3.14:So sánh sự khác biệt về mức độ hạnh phúc phân loại theo độ tuổi..... 59

Bảng 3.15: So sánh sự khác biệt về mức độ hạnh phúc phân loại theo trình độ

học vấn .................................................................................................... 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa thang đo Đố kỵ theo Phạm vi cụ thể và các thành

tố của nó................................................................................................... 44

Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa thang đo Đố kỵ vô hại và nguy hại và các thành

tố của nó................................................................................................... 51

Sơ đồ 3.3: Tương quan giữa thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn và các

thành tố của nó ......................................................................................... 57

Sơ đồ 3.4: Tương quan thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn và Đố kỵ

theo Phạm vi cụ thể................................................................................... 61

Sơ đồ 3.5: Tương quan thang đo Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn và đố kỵ vô

hại, đố kỵ nguy hại ................................................................................... 62

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ đã và

đang mang lại cho xã hội Việt Nam những tác động và thay đổi trong mọi mặt

của đời sống. Song hành với sự phát triển đó, trong xã hội ngày càng xuất

hiện nhiều hơn các mâu thuẫn, cạnh tranh khiến mối quan hệ giữa người với

người trở nên phức tạp. Đặc biệt là ở người đầu tuổi trưởng thành (từ 20 đến

45 tuổi). Ở độ tuổi này, họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về công việc,

tình yêu, gia đình.., phải lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu ngắn hạn, hoặc dài hạn

của cuộc đời mình và phấn đấu nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đã đặt

ra. Không những vậy, người đầu tuổi trưởng thành có nhiều mối quan hệ, khi

giao lưu tiếp xúc với mọi người có thể xuất hiện những cảm xúc, đánh giá

khác nhau về đối phương. Có thể là sự ngưỡng mộ về thành công của người

khác từ đó phấn đấu, trau dồi, học hỏi; ngược lại có thể xuất hiện những cảm

xúc tiêu cực khi nhìn vào thành công hoặc điều mà mình không có. Cảm xúc

tiêu cực điển hình có thể nảy sinh ở cá nhân là sự đố kỵ.

Đố kỵ xuất hiện khi cá nhân thấy người khác hơn mình ở một mặt nào

đó, hay có được thứ mà cá nhân mong muốn. Tính đố kỵ nảy sinh từ sự so

sánh người khác với chính mình dẫn đến các cảm xúc tiêu cực. Theo Parrott

and Smith (1993) sự đố kỵ được đặc trưng bởi cảm giác tự ti, khao khát, oán

giận và cảm xúc không tán thành. Dưới bất kỳ hình thức nào những cảm xúc

tiêu cực sẽ trì kéo bạn, tiêu hao năng lượng và tước bỏ những niềm vui mà lẽ

ra bạn có thể tận hưởng trong cuộc sống. Có thể nói, người có tính đố kỵ sẽ

không ngừng so sánh bản thân với người khác như một việc làm vô thức. Họ

luôn không hài lòng với bản thân mình và so sánh với người khác dù trong bất

kỳ tình huống hay hoàn cảnh nào. Russell (2015) từng nói: “Những người ăn

xin không đố kỵ với các triệu phú, nhưng họ đố kỵ với những người ăn xin

khác thành công hơn mình”.

2

Tính đố kỵ được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi mặt

trong cuộc sống. Đố kỵ như một phần tất yếu của đời sống tinh thần và cuộc

sống hàng ngày. Nhưng sự đố kỵ quá mạnh mẽ sẽ làm xáo trộn các mối quan

hệ với những người xung quanh (Joseph, 1986). Những người có tính đố kỵ

khi thấy ai đó có thành tích, địa vị, bằng cấp, chuyên môn, vật chất, hạnh

phúc, thành đạt hơn mình thì cảm thấy không vui, mặc cảm, thấy mình thấp

kém thậm chí là bực bội, căm ghét. Có người thể hiện sự ghen ghét, đố kỵ ra

ngoài, nhưng có những người giấu kín trong lòng. Từ những cảm xúc tiêu

cực, chúng thúc đẩy con người hành động, có thể là những lời nói cay nghiệt,

khiến mọi người xa lánh, làm suy yếu các mối quan hệ. Tiêu cực hơn, nó còn

có thể dẫn tới hành động hãm hại, phá hoại hoặc sự dửng dưng, lạnh lùng

trước nỗi bất hạnh của người khác. Tính đố kỵ không chỉ ảnh hưởng đến

những người khác mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân họ, nó có ảnh hưởng

rất to lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần, nó làm cho bản thân không cảm

thấy bình an và hạnh phúc.

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu đi trước về tính đố kỵ ở người đầu

tuổi trưởng thành, mới chỉ là các bàn luận về tính đố kỵ của con người trong

cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa tính đố kỵ

và cảm nhận hạnh phúc để xem liệu tính đố kỵ có ảnh hưởng tích cực đến

cảm nhận hạnh phúc hay không. Nếu tính đố kỵ có ảnh hưởng tiêu cực thì

chúng ta cần phải tìm cách để hạn chế tính đố kỵ nhằm nâng cao cảm nhận

hạnh phúc ở người đầu tuổi trưởng thành.

Xuất phát từ các lí do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đố

kỳ ở ngƣời đầu tuổi trƣởng thành”.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành và một số

yếu tố ảnh hưởng đến tính đố kỵ, tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc, mối liên hệ

giữa tính đố kỵ và cảm nhận hạnh phúc. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm làm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!