Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tình Trạng Bảo Tồn Quần Thể Vooc Mông Trắng Trachypithecus Delacouri Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Vân Long Tỉnh Ninh Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BẢO TỒN QUẦN THỂ VOỌC MÔNG TRẮNG
(Trachypithecus delacouri) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP
NƯỚC VÂN LONG, TỈNH NINH BÌNH
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH : 7620211
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa học
: ThS. Tạ Tuyết Nga
: Đỗ Văn Linh
: 1653020107
: 61A – QLTNR
: 2016 – 2020
Hà Nội, 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần
thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình” ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Bộ môn Động
vật rừng, khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm
nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Tạ Tuyết Nga,
người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên
cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình,
tập thể cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long, nhân dân địa
phương tại khu vực nghiên cứu và bạn bè. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến
những người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh
thần và vật chất để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận.
Đến nay, bản khóa luận đã hoàn thành. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới toàn thể sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên đối tượng
nghiên cứu là động vật ngoài tự nhiên, vì vậy rất khó thu thập số liệu một cách
đầy đủ. Hơn nữa, do điều kiện về thời gian, kinh phí và tư liệu tham khảo còn
hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, cô để bản khóa luận
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, năm 2020
Đỗ Văn Linh
ii
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 3
1.1. Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam........................................................... 3
1.2. Một số đặc điểm của giống Trachypithecus................................................... 5
1.2.1. Hệ thống phân loại và phát sinh giống Trachypithecus.............................. 5
1.2.3. Một số đặc điểm của Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri)............ 7
1.2.3.1. Vị trí phân loại của loài Voọc mông trắng............................................... 7
1.2.3.2. Đặc điểm hình thái của loài Voọc mông trắng......................................... 9
1.2.3.3. Một số đặc điểm về sinh học, sinh thái của Voọc mông trắng............... 10
1.2.3.4. Tình trạng bảo tồn Voọc mông trắng ở Việt Nam ................................. 11
1.2.3.5. Các mối đe dọa đến Voọc mông trắng và sinh cảnh sống của chúng.... 11
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 13
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 13
2.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
iii
2.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 14
2.5.1. Phương pháp kế thừa tài liệu..................................................................... 15
2.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ngoài thực địa............................................ 15
2.5.2.1. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................... 15
2.5.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến............................................................ 16
2.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 21
2.5.3.1. Phương pháp xác định hiện trạng quần thể Voọc mông trắng ................21
2.5.3.2. Phương pháp xác định vùng phân bố của loài Voọc mông trắng............21
2.5.3.3. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa ..................................................21
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................... 23
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 23
3.1.1. Vị trí địa lý và diện tích............................................................................. 23
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 24
3.1.3. Khí hậu – Thủy văn ................................................................................... 24
3.1.4. Tài nguyên động, thực vật........................................................................ 25
3.1.5. Cảnh quan.................................................................................................. 26
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 27
3.2.1. Dân số và lao động .................................................................................... 27
3.2.2. Đặc điểm phát triển y tế, văn hóa, giáo dục .............................................. 28
3.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ............................................................................. 28
3.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................... 29
3.3. Những thuận lợi, khó khăn của khu vực nghiên cứu ................................... 30
3.3.1. Thuận lợi.................................................................................................... 30
3.3.2. Khó khăn.................................................................................................... 30
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 32
4.1. Hiện trạng quần thể Voọc mông trắng ......................................................... 32
4.2. Phân bố của Voọc mông trắng ..................................................................... 35
4.3. Các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu...................... 37
4.3.1. Xác định các mối đe dọa. .......................................................................... 37
iv
4.3.2. Đánh giá các mối đe dọa. .......................................................................... 43
4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển quần thể
Voọc mông trắng. ................................................................................................ 44
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 47
1. Kết luận ........................................................................................................... 47
2. Tồn tại.............................................................................................................. 47
3. Khuyến nghị .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu tình trạng bảo tồn quần thể Voọc mông trắng
(Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long, tỉnh Ninh Bình”
2. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Tạ Tuyết Nga
3. Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Linh
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Cung cấp các thông tin cơ bản về tình trạng bảo tồn Voọc mông trắng
(Trachypithecus delacouri) tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo tồn và phát
triển loài Voọc quý hiếm này tại Việt Nam.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được hiện trạng quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên
cứu;
Xác định được khu vực phân bố của quần thể Voọc mông trắng tại khu
vực nghiên cứu;
Xác định và đánh giá được các mối đe dọa đến quần thể Voọc mông trắng
tại khu vực nghiên cứu;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo
tồn và phát triển quần thể Voọc mông trắng tại khu vực nghiên cứu.
5. Đối tượng nghiên cứu
Loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) và các mối đe dọa tại
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Gia Vân, huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng (từ
tháng 01/2020 đến hết tháng 4/2020). Kế hoạch cụ thể của đề tài như bảng 2.1.