Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tình Hình Tiêu Thụ Và Đề Xuất Một Số Ý Kiến Nhằm Nâng Cao Lợi Nhuận Của Công Ty Cổ Phần Lâm Sản Sơn Tây
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều
người, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại
Học Lâm Nghiệp, những người đã giảng dậy và hướng dẫn em tận tình trong
thời gian qua. Em cũng không thể hoàn thành được báo cáo này nếu không
có sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên nơi thực tập – những người đã đồng
ý tham gia phỏng vấn, sự cởi mở của Ban Giám Đốc công ty, những người
đã giành thời gian quý báu của mình để chia sẻ với em những câu chuyện
kinh doanh của họ.
Trước hết em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Trọng
Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Lâm
Nghiệp, đặc biệt là thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị cho em
nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế, trong đó có lĩnh vực phân tích tiêu
thụ, lợi nhuận và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện cho em
đến cơ quan thực tập và Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Lâm Sản Sơn Tây
đã đồng ý cho em thực tập tại công ty.
Các cô chú, anh chị tại công ty, đặc biệt là anh Kim Văn Thìn -Trưởng
phòng Kế toán, chị Nguyễn Thị Giang - nhân viên kế toán đã tạo điều kiện
cho em trong việc thu thập số liệu. Các cô chú : Lê Thanh Vân, cô Nguyễn
Thị Hồng, chú Kiều Tiến Đường, anh Trịnh Văn Nam đã cho ý kiến, nhận
xét rất quý báu để em hoàn thành báo cáo này.
Em xin gửi đến các thầy cô, các cô chú, anh chị ở công ty những lời chúc
tốt đẹp nhất cả trong cuộc sống và trong công tác!
Hà tây, ngày 30 tháng 04 năm 2008.
Sinh viên thực hiện.
Trần Thị Hoa
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BQ Bình quân
CĐ - TH Cao đẳng – trung học
CN - LĐPT Công nhân – lao động phổ thông
CNV Công nhân viên
DN Doanh nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTC Hoạt động tài chính
HĐKD Hoạt động kinh doanh
LR, HT Lắp ráp, hoàn thiện
LH Liên hoàn
LN Lợi nhuận
KL Khối lượng
KLTT Khối lượng tiêu thụ
KD- XNK Kinh doanh xuất nhập khẩu
KH - KT Kế hoạch - Kỹ thuật
NL Nguyên liệu
PTLH Phát triển liên hoàn
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TC - HC Tổ chức hành chính
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
LỜI NÓI ĐẦU
Thương trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự
thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường. Trong quá trình hội nhập
hiện nay, vấn đề lớn nhất đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ dừng
lại ở chỗ sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường mà còn là chiến lược sản
xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua
trên chính thị trường nội địa và ngày càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng cơ bản nhất của hàng hoá là được
sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã được xác định trong
phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào,
mục tiêu hàng đầu luôn là thu lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh
nghiệp cần hoạch định cho mình những chính sách tiêu thụ cụ thể phù hợp
với điều kiện thực tế.
Trong những năm gần đây, thị trường lâm sản là một trong những thị
truờng rất sôi động. Do nhu cầu sử dụng đồ gỗ của xã hội và mức tiêu thụ
trên thị trường thế giới ngày càng tăng đã tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch
nhanh nghề chế biến gỗ từ thủ công sang công nghiệp. Tại khu vực phía bắc,
các làng nghề truyền thống và làng nghề mới nơi nào cũng có, nhưng nhiều
nhất ở các tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình,
Thanh Hóa. Khu vực phía nam lại phát triển khá nhiều các doanh nghiệp và
cơ sở công nghiệp chế biến gỗ ở các địa phương như: Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, v.v.... Đồ gỗ đã trở thành
một trong năm những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất và ngày
càng tăng mạnh. Nếu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của chúng ta mới
chỉ đạt 335 triệu USD thì cho đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt
1908,497 triệu USD, tăng 22,6% so với năm 2005, gần đạt kế hoạch mà Bộ
thương mại đặt ra là 2 tỷ USD, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
ước đạt 2365 triệu USD tăng 23,9% so với năm 2006.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, em đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu
tình hình tiêu thụ và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao lợi nhuận của
Công ty Cổ Phần Lâm Sản Sơn Tây ” để làm khoá luận tốt nghiệp. Khóa
luận này là sự kết tinh những kiến thức có được qua những năm ngồi trên
ghế nhà trường, những hiểu biết xã hội và những kinh nghiệm thực tiễn qua
hơn hai tháng đi thực tập tại Công ty Cổ Phần Lâm Sản Sơn Tây. Khoá luận
được chia làm bốn phần:
PHẦN I : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
PHẦN II: Tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công Ty
PHẦN III: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công Ty
PHẦN IV: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu lợi nhuận của Công Ty
Với thời gian thực tập ngắn ngủi, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do
trình độ hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế cũng như kỹ năng phân tích còn
non yếu nên việc phân tích và đề xuất các giải pháp chắc chắn còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng
các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ và lợi nhuận của
công ty.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hoạt động tiêu thụ của công ty.
- Phân tích được thực trạng và khả năng tăng lợi nhuận của công ty.
- Đưa ra được một số ý kiến nâng cao khả năng tiêu thụ để tăng lợi nhuận
cho công ty.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động tiêu thụ các sản phẩm và lợi nhuận
của công ty.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tiêu thụ và lợi nhuận của công ty trong 3
năm từ năm 2005 đến năm 2007.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Dựa trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp, kết quả
nghiên cứu thị trường và sản xuất kinh doanh của công ty, các số liệu trên sổ
sách của công ty: Báo cáo sản xuất kinh doanh; báo cáo nhập, xuất, tồn kho;
báo cáo tiêu thụ; bảng giá, tờ khai thuế giá trị gia tăng....
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Thu thập thông tin từ ban giám đốc: thông qua thảo luận và trao đổi.
- Thu thập số liệu tại các phòng ban của công ty.
- Quan sát, khảo sát thực tế hiện trường sản xuất và bán hàng của công ty.
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan.
4. Phƣơng pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu
4.1 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Kết quả thu thập được sẽ được tập hợp vào hệ thống các bảng biểu và sử
dụng phần mềm Excel để tính toán các kết quả thống kê.
4.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Phương pháp chuyên gia: tham khao ý kiến các chuyên gia vào việc xử
lý số liệu và phân tích số liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: tham quan và khảo sát hệ thống kho
hàng, một số điểm tiêu thụ và một số khách hàng của công ty.
- Phương pháp phân tích thống kê kinh tế :
+ Tổng hợp hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê.
+ Phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình
biến động của hiện tượng và mức độ ảnh hưởng của chúng.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh biến động quy mô lợi nhuận qua
các năm như: tốc độ phát triển bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn, tỷ trọng.
Phần I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Vài nét cơ bản về doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp của nước ta hiện nay, doanh nghiệp được định
nghĩa như sau: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
1.1.2 Mục tiêu của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu riêng của mình trong từng giai đoạn
phát triển khác nhau. Nhìn chung hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp bao gồm:
- Mục tiêu lợi nhuận
- Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu cung ứng
- Mục tiêu trách nhiệm xã hội
Trong đó mục tiêu thu lợi nhuận là mục tiêu cơ bản, số một của tất cả các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, các mục tiêu có quan hệ mật thiết, tác động qua lại
và bổ sung cho nhau.
1.2. Khái niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng tới tiêu thụ sản phẩm
1.2.1 Khái niệm
Tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là
giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Tuy nhiên,
trong thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm.
- Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển từ hình thái vật
chất sang hình thái giá trị của sản phẩm, hàng hoá. Sản phẩm được coi là tiêu
thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Quá trình tiêu thụ bắt đầu từ khi
đưa sản phẩm, hàng hoá vào lưu thông cho tới khi bán xong hàng.
- Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình bao gồm nhiều khâu, từ
việc nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực
hiện các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng.