Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Thành Công 5 Nam Định
MIỄN PHÍ
Số trang
61
Kích thước
561.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1894

Nghiên Cứu Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Thành Công 5 Nam Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nền kinh tế hiện đại, thông tin tài chính đã trở thành một nhu cầu

không thể thiếu trong nền kinh tế. Phân tích tình hình tài chính là yêu cầu cần

thiết và vô cùng quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhằm có cái nhìn

chính xác nhất về bản thân chính doanh nghiệp mình. Phân tích tình hình tài

chính không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị mà còn cho các đối

tượng quan tâm khác thấy rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá

tiềm năng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai,

đồng thời có thể xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng

nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng

để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, yếu của một doanh nghiệp,

giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp với mục đích

mà họ quan tâm. Phân tích tài chính là một phương thức hữu hiệu phục vụ công

tác quản lý, sử dụng hiệu quả tiềm lực tài chính của doanh nghiệp; là cơ sở đưa

ra các giải pháp về mặt tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp. Tất cả điều này đòi hỏi các

doanh nghiệp phải hoàn thiện công tác phân tích tài chính cũng như hoàn thiện

hệ thống thông tin tài chính. Công ty cổ phần Thành Công 5 là một doanh

nghiệp xây dựng hoạt động trong cơ chế thị trường nên Công ty cũng không

nằm ngoài trong số các doanh nghiệp trên.

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc nghiên cứu, đánh giá tình hình

tài chính, qua thời gian ngắn thực tập tại Công ty cổ phần Thành Công 5 tôi đã

lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty cổ

phần Thành Công 5 – Nam Định”.

Mục tiêu của đề tài:

- Tìm hiểu và đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công

ty cổ phần Thành Công 5.

- Nghiên cứu tình hình tài chính, khả năng thanh toán của Công ty

2

- Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đối tƣợng nghiên cứu:

Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của

Công ty cổ phần Thành Công 5.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Khoá luận nghiên cứu trong phạm vi công ty cổ phần

Thành Công 5, đi sâu nghiên cứu về tình hình tài chính tại công ty.

Về thời gian: Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của

công ty trong 3 năm 2005- 2007.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kế thừa:

+ Kế thừa các tài liệu đã công bố về vấn đề nghiên cứu.

+ Kế thừa các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

- Phương pháp khảo sát thực tiễn

Khảo sát thực tiễn tổ chức sản xuất tại Công ty, thu thập số liệu trên các

sổ sách của Công ty.

- Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn ban lãnh đạo công ty, nhân viên các phòng kế toán, phòng kế

hoạch kỹ thuật, phòng hành chính nhân sự.

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

+ Kiểm tra phân loại các số liệu đã thu thập.

+ Tổng hợp hệ thống hoá tài liệu bằng phương pháp thống kê

Nội dung nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính

- Đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần Thành Công 5

- Thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Thành Công 5

- Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện

tình hình tài chính của Công ty.

3

Phần 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính và vốn của doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm và vai trò của tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối

các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu

nhất định.

1.1.1.2. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Trong phạm vi nền kinh tế thì tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ

thống tài chính, còn trong phạm vi doanh nghiệp thì tài chính doanh nghiệp là

một hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối của cải xã hội dưới

hình thức giá trị, nhằm mục đích kinh tế và nhu cầu chung trong xã hội, do vậy

nó có những đặc trưng chính sau:

- Tài chính gắn liền nền sản xuất hàng hoá với nhà nước, vì vậy nó là công

cụ chủ yếu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng của mình.

- Tài chính là quan hệ kinh tế trong phân phối, chính vì vậy nó phản ánh lợi

ích cũng như tính chất quan trọng của các chủ thể kinh tế khác nhau.

- Tài chính luôn có sự thống nhất giữa giá trị và hiện vật, vì vậy giữa chúng

luôn có sự thể hiện và phản ánh lẫn nhau và không tách rời nhau.

1.1.1.3. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp

- Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính, gắn liền với

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Mọi sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp đều nhằm đạt tới

mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng giống như các khâu tài chính

khác, tài chính doanh nghiệp có chức năng phân phối và giám đốc.

4

Chức năng phân phối giúp cho doanh nghiệp có khả năng động viên, khai

thác và thu hút các nguồn tài chính trong nền kinh tế, hình thành vốn kinh

doanh của doanh nghiệp.

Chức năng giám đốc: Chức năng này để phát hiện những khuyết tật trong

khâu phân phối nhằm thực hiện phương hướng, mục tiêu, chiến lược sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tuy nhiên chức năng của tài chính doanh nghiệp phát huy đến mức nào

phụ thuộc vào sự nhận thức một cách tự giác và hoạt động chủ quan của người

quản lý trong khi sử dụng chức năng tài chính.

1.1.1.4. Vai trò của tài chính

Tài chính doanh nghiệp có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, quyết định

đến sự tồn vong hay thất bại của chính bản thân mỗi doanh nghiệp, vì vậy nó có

những vai trò chính sau:

- Tổ chức huy động và đảm bảo kịp thời, đầy đủ cho quá trình sản xuất.

Chính vì vậy đòi hỏi tài chính doanh nghiệp phải xác định nguồn huy động như

đối tác, bạn hàng, nhà cho vay…và đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ số lượng

và chất lượng theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.

- Tổ chức sủ dụng vốn tiết kiệm, triệt để và hiệu quả. Bởi vì chỉ có như vậy

thì vốn của doanh nghiệp mới thực hiện chức năng một cách tốt nhất.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp

- Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh, thông qua các chính

sách phát triển và thúc đẩy kinh doanh.

1.1.2. Nội dung, đối tƣợng và phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính

1.1.2.1. Nội dung phân tích

- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

- Phân tích khả năng độc lập, tự chủ về mặt tài chính

- Phân tích tình hình tài trợ vốn

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

5

1.1.2.2. Đối tƣợng phân tích tình hình tài chính

Các số liệu dùng để phân tích bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (B01- DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (B02- DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03- DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (B09 –DN)

- Một số tài liệu khác.

1.1.2.3 Phƣơng pháp phân tích

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp có nhiều phương pháp được sử

dụng như: Phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp liên hệ cân

đối…Trong đó phương pháp so sánh thường được sử dụng nhiều hơn cả trong

các phân tích tài chính. Do vậy theo phương pháp này cần chú ý:

- Tiêu chuẩn so sánh: là tiêu thức được lựa chọn để so sánh

- Điều kiện để so sánh: cần đảm bảo một số điều kiện sau

Đảm bảo sự thống nhất về cả không gian và thời gian, có sự thống nhất về

nội dung kinh tế và đơn vị đo lường. Ngoài ra các chỉ tiêu cần được quy đổi về

cùng quy mô so sánh.

- Mục tiêu so sánh

Để đáp ứng mục tiêu đề ra cần sử dụng 3 kỹ thuật sau:

+ Số tuyệt đối: Là hiệu số chênh lệch giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giữa

các thời điểm hoặc các thời kỳ khác nhau. Nó cho ta biết tình hình biến động về

quy mô và khối lượng của chỉ tiêu phân tích.

+ Số tương đối: Thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các mức độ của hiện tượng

nghiên cứu. Qua đó có thể hiện nhận biết được xu thế và quy luật biến động của

hiện tượng được xem xét

+ Số bình quân: Là chỉ tiêu thể hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích.

1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ cung cấp thông tin liên quan

và cần thiết với chính bản thân doanh nghiệp, mà còn là sự quan tâm của nhiều

6

đối tượng khác nhau với những mục đích khác nhau. Do vậy, phân tích tình

hình tài chính là công việc thường xuyên và cần thiết. Trên cơ sở phân tích tình

hình tài chính doanh nghiệp cho ta biết bức tranh chung về tình hình tài chính

của doanh nghiệp và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của

doanh nghiệp.

Đối với chủ doanh nghiệp vấn đề hàng đầu mà họ quan tâm là lợi nhuận

mà họ đạt được và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, vì nếu làm ăn kém

hiệu quả doanh nghiệp có thể bị thua lỗ và dẫn đến phá sản.

Đối với nhà cung ứng đầu vào, điều mà họ quan tâm là khả năng thanh

toán vì điều này quyết định nhà cung ứng có tiếp tục cung ứng và giữ vững mối

quan hệ với doanh nghiệp nữa hay không.

Đối với các ngân hàng và nhà cho vay tín dụng thì họ thường quan tâm đến

khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán và nguồn tài

chính lành mạnh thì họ sẽ cho vay, còn nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh

toán thì họ sẽ chấm dứt việc cho vay.

Đối với nhà đầu tư thì họ lại nghiêng về lợi nhuận do đầu tư mang lại, cũng

như mức độ rủi ro, khả năng và thời hạn thu hồi vốn. Ngoài ra, còn quan tâm

đến cả chi phí cơ hội của việc đầu tư.

Đối với các đối tượng khác như người lao động, cơ quan tài chính, thuế vụ

và cơ quan chủ quản thì họ cũng cần quan tâm vì nó có liên quan đến trách

nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp đối với bản thân họ.

Như vậy có thể nói phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc

phải được tiến hành thường xuyên nhằm đánh giá tiềm năng và tìm ra nguyên

nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính để có quyết định lựa chọn phương án

kinh doanh tối ưu.

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

1.3.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!