Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật mở vùng bụng và một số yếu tố liên quan tại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NGUYỄN THANH HẢI
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
SAU PHẪU THUẬT MỞ VÙNG BỤNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT
ĐỒNG NAI NĂM 2018 - 2019
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
CẦN THƠ – 2019
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NGUYỄN THANH HẢI
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
SAU PHẪU THUẬT MỞ VÙNG BỤNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT
ĐỒNG NAI NĂM 2018 - 2019
Chuyên ngành quản lý y tế
Mã số: 8720801.CK
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ TÂM
TS.BS NGUYỄN HỒNG PHONG
CẦN THƠ – 2019
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ký tên
Nguyễn Thanh Hải
4
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS.Phạm Thị Tâm và thầy
TS.BS Nguyễn Hồng Phong với tất cả lòng kính trọng, biết ơn cô,
thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt nhiều kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian làm luận văn chuyên khoa II.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Đa Khoa
Thống Nhất Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
phép em thực hiện luận văn chuyên khoa II.
Xin chân thành cảm ơn đến các anh chị Phòng Công nghệ
thông tin và truyền thông, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Ngoại
tổng quát, Khoa Sản, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Vi sinh,
Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất đã tận tình
giúp đỡ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
làm luận văn chuyên khoa II.
5
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ------------------------------------------------------------------ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU --------------------------------------------3
1.1. Một số khái niệm và lịch sử nhiễm khuẩn vết mổ ----------------------------- 3
1.2. Nhiễm khuẩn vết mổ --------------------------------------------------------------- 4
1.3. Sinh bệnh học và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ----------------- 5
1.4. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ [1]----------10
1.5. Sinh lý của sự lành vết mổ -------------------------------------------------------14
1.6. Tình hình nghiên cứu về NKVM trên thế giới và ở Việt Nam -------------15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------22
2.1. Đối tượng---------------------------------------------------------------------------22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu-------------------------------------------------------- 22
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu -------------------------------------------------------- 22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ----------------------------------------------------------- 22
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ------------------------------------------ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 22
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu:----------------------------------------------------- 23
2.2.4. Nội dung nghiên cứu--------------------------------------------------------- 23
2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu--------------------------------- 33
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ---------------------------------------------- 34
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ----------------------------------- 35
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu--------------------------------------------------------35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU------------------------------------36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ------------------------------------36
3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ--------------------------------------------------------41
6
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ----------------------------43
3.4. Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh và sự đề kháng kháng sinh--------------------------50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ----------------------------------------------------------- 55
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ------------------------------------55
4.2.Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ --------------------------------------------------------57
4.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ----------------------------60
4.4. Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh và sự đề kháng kháng sinh--------------------------70
KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------73
KIẾN NGHỊ -------------------------------------------------------------------75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải -Acquired Immune Deficiency
Syndrome
APIC
Hiệp hội chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn và dịch tễ học -
Association for Professionals in Infection Control and Epidemiology
APSIC Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Châu Á Thái Bình Dương
ASA Hiệp hội các nhà gây mê của Mỹ.American Society of Anesthegiologists
BMI Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index
BVĐK Bệnh viện đa khoa
CDC
Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật - Centers for Disease
Control and Prevention
CLSI
Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm và Lâm sàng - Clinical and Laboratory
Standards Institute
KS Kháng sinh
KSDP Kháng sinh dự phòng
KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn
MLT Mổ lấy thai
NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện
NKVM Nhiễm khuẩn vết mổ
NNIS
Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia - National Nosocomial
Infections Surveillance
SENIC
Nghiên cứu về hiệu quả của kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện - Study on
the Efficacy of Nosocomial Infection Control
VK Vi khuẩn
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thế giới - World Health Organization
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chủng vi khuẩn gây NKVM thường gặp ở một số phẫu thuật --- 5
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi ---------------------36
Bảng 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng về chỉ số bạch cầu trước phẫu thuật--------38
Bảng 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng chỉ số đường huyết trước phẫu thuật -------38
Bảng 3.4. Phân bố theo hình thức phẫu thuật thuật ----------------------------39
Bảng 3.5. Phân bố theo chỉ số ASA --------------------------------------------40
Bảng 3.6. Phân bố theo loại phẫu thuật.----------------------------------------40
Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian phẫu thuật------------------------------------41
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và loại nhiễm khuẩn vết mổ-------------42
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ NKVM theo khoa -------------------------------------42
Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ NKVM theo nhóm cơ quan được phẫu thuật --------43
Bảng 3.11. Liên quan giữa nhóm tuổi và nhiễm khuẩn vết mổ ----------------44
Bảng 3.12. Liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với giới tính -----------------44
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa khoa và nhiễm khuẩn vết mổ ------------------44
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa bệnh mạn tính đi kèm và NKVM--------------45
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa BMI và nhiễm khuẩn vết mổ ------------------45
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa chỉ số bạch cầu và nhiễm khuẩn vết mổ-------46
Bảng 3.17 mối liên quan giữa chỉ số đường huyết và NKVM-----------------46
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa dùng kháng sinh dự phòng và NKVM --------47
Bảng 3.19. Mối liên quan chỉ số ASA và nhiễm khuẩn vết mổ ----------------47
Bảng 3.20. Mối liên quan chỉ số loại phẫu thuật và nhiễm khuẩn vết mổ------48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chỉ số nguy cơ NNIS và NKVM --------------48
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và NKVM ---------------49
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa ngày nằm viện trung bình và NKVM ---------49
Bảng 3.24. Tỷ lệ cấy khuẩn dương tính ở bệnh nhân có biểu hiện NKVM ----50
Bảng 3.25. Tỷ lệ các loài vi khuẩn sinh ESBL ---------------------------------53
Bảng 3.26. Tỷ lệ các loài vi khuẩn kháng methicillin (MRS) -----------------54
9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ ------------------------------------- 4
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính ------------------------36
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo khoa------------------------------------37
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh mạn tính đi kèm ở đối tượng nghiên cứu------------37
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ sử dụng kháng sinh dự phòng -------------------------39
Biểu đồ 3.5. Phân bố số ngày nằm viện ---------------------------------------------41
Biểu đồ 3.6. Phân bố tần suất các loại vi khuẩn hay gặp --------------------------50
Biểu đồ 3.7. Phân bố vi khuẩn thường gặp theo khoa -----------------------------51
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli---------52
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của VK Staphylococcus aureus -------53
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella spp ----------53
1
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1860, Erichsen làm việc ở Bệnh viện Đại học College Luân Đôn
là người đầu tiên đưa ra khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện - nhiễm khuẩn liên
quan đến chăm sóc sức khỏe. Ông đã đưa ra 13 khuyến cáo để phòng ngừa, đa
phần trong số đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Tuy nhiên, chính học trò
Joseph Lister là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật bằng cách sử dụng
phương pháp sát trùng của mình. Điều này sau đó đã được phát triển thành
phẫu thuật vô trùng ngày nay [39], [43]. Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong
những nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp trong các bệnh ngoại khoa. Mặc dù
đã có những cải tiến về phương pháp phẫu thuật cùng những hiểu biết về tác
nhân gây bệnh và việc sử dụng liệu pháp kháng sinh dự phòng [21].
Tại Mỹ, hằng năm ước tính có 2 triệu người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh
viện làm 90.000 người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ đô la viện phí [2]. Thống
kê cho thấy chi phí một trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện thường cao gấp
2 đến 4 lần so với không nhiễm khuẩn. Trong đó nhiễm khuẩn vết mổ là
nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong. Phòng ngừa hiệu quả bằng cách
giám sát thường xuyên, dùng kháng sinh dự phòng và kiểm soát đường
huyết [60]. Ở một số bệnh viện khu vực Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, nhiễm
khuẩn vết mổ là một trong những loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến chiếm
8,8%-24% bệnh nhân sau phẫu thuật [46].
Tại Việt Nam, các điều tra cho thấy khoảng 32% nhiễm khuẩn mắc
phải tại bệnh viện là nhiễm khuẩn vết mổ, đứng hàng thứ hai trong các
nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn vết mổ gây tác động nặng nề cho
bệnh nhân, làm tăng kéo dài tthời gian năm viện thêm 10-15 ngày, tăng gấp
05 lần khả năng nhập viện lại, tăng sử dụng kháng sinh và tăng đề kháng,
tăng chi phí điều trị và tăng 02 lần nguy cơ tử vong [32]. Nghiên cứu cắt
2
2
ngang của Sở Y Tế TP.HCM (2005) ở 20 bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ đứng hàng thứ 3 sau viêm phổi và nhiễm khuẩn tiết niệu với
tỷ lệ là 10% [4]. Nguyễn Việt Hùng nghiên cứu trên 3.837 bệnh nhân ở 25
bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội (2015) ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn vết
mổ đứng thứ 2 sau nhiễm khuẩn phổi với tỷ lệ là 25,4% [17]. Vi khuẩn
gram âm là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ và thường đa kháng
thuốc [53].
Theo tác giả Lê Thị Anh Thư ghi nhận 40-60% nhiễm khuẩn vết mổ có
thể phòng tránh được [32] [33]. Kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ trong lĩnh vực
ngoại khoa nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn cho phẫu thuật và làm giảm
tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là ưu tiên hàng đầu ở các bệnh viện. Do đó, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ
sau phẫu thuật mở vùng bụng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa
khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2018-2019” để đưa ra kiến nghị phù hợp với
mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật mở vùng
bụng tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2018 - 2019.
2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật
mở vùng bụng tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2018 -
2019.
3. Xác định tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh và sự đề kháng kháng sinh ở bệnh nhân
phẫu thuật mở vùng bụng có nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa
Thống Nhất Đồng Nai năm 2018 – 2019