Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Tại Huyện Ba Vì Hà Nội
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1918

Nghiên Cứu Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Tại Huyện Ba Vì Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng ở

nước ta, tốc độ công nghiệp hóa tăng lên đáng kể trong hai thập kỷ gần đây đã

làm thay đổi nền kinh tế và bộ mặt xã hội, cơ cấu kinh tế cũng có những

chuyển biến đáng kể với sự giảm xuống của tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp.

Trong khi đó, sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn nhiều và chưa

theo kịp sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn

chiếm tỷ trọng cao trong khi diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần.

Hơn nữa, các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn vẫn

chậm phát triển, làm cho việc tìm kiếm việc làm ở nông thôn càng trở nên khó

khăn, hệ quả kéo theo là thu nhập và sức mua ở khu vực nông thôn thấp. Và

đến lượt nó lại làm cho sản xuất ở khu vực nông thôn kém phát triển.

Ba Vì là huyện của tỉnh Hà Tây cũ, từ ngày 01/8/2008, Ba Vì trở thành

một đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội. Quá trình công nghiệp hóa –

hiện đại hóa cũng đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống

của người dân trên địa bàn huyện, trong đó có vấn đề thu nhập và việc làm.

Trên địa bàn huyện, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng số

lao động trong khi năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, đất đai canh

tác dần bị thu hẹp, việc mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản còn hạn

chế, các hoạt động phi nông nghiệp chậm phát triển…đã làm cho vấn đề giải

quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân ngày càng trở nên cấp bách

và trên thực tế chưa có đề tài nào đề cập một cách toàn diện đến vấn đề

chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Ba Vì trong thời kỳ công

nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu tình

hình chuyển dịch cơ cấu lao động tại huyện Ba Vì - Hà Nội"

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn

huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổng hợp và bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch

cơ cấu lao động trong phát triển kinh tế xã hội

- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

trên địa bàn huyện Ba Vì

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp

với công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Sự chuyển dịch các loại lao động trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế

trên địa bàn huyện Ba Vì

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Ba

Vì - Thành phố Hà Nội,

3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN BA VÌ

1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động và một số khái niệm

liên quan

1.1.1. Lao động và thị trường lao động

1.1.1.1. Lao động

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về lao động,

Ănghen nhận định “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ

đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó

chúng ta phải nói đến lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.

Theo Mác: “ Lao động trước hết là một quá trình diễn ra đối với con

người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người

làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên”.

Hồ Chí Minh coi lao động là vinh quang, Người cho rằng chức năng

lao động sản xuất là chức năng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một

cấu trúc xã hội. Trong đó thì người lao động đặt ở vị trung tâm, là nguồn lực

quan trọng quyết định nhất cho yêu cầu của sản xuất.

Như vậy lao động là hoạt động quan trọng và đặc trưng của con người. Lao

động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.

Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự

phát triển của đất nước.

Nguồn lao động: Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui

định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động

và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc

trong các ngành kinh tế quốc doanh.[14]

4

Việc qui định về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm chí

khác nhau ở các giai đoạn phát triển của mỗi nước. Theo Điều 145 Bộ Luật

Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Điều 50 khoản 1 điểm a Luật Bảo

hiểm xã hội quy định về độ tuổi lao động: Nam từ 15 đến 60; Nữ từ 15 đến 55

tuổi. Điều 6 Luật Lao động quy định người lao động là người ít nhất đủ 15

tuổi, có khả năng lao động và có ký kết hợp đồng lao động[10].

Lao động đang làm việc: Là những người đang có việc làm để tạo ra

thu nhập, thời gian làm việc chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc

mà người đó tham gia. Lao động đang làm việc bao gồm cả lao động trong độ

tuổi và những người ngoài độ tuổi đang tham gia lao động.[14]

Lao động trong độ tuổi: Là những lao động trong độ tuổi theo qui định

có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình làm việc cho xã hội[14].

Theo qui định của Luật Lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến

hết 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 55 tuổi đối với nữ.

Lao động ngoài độ tuổi: Là những lao động chưa đến hoặc quá tuổi

lao động qui định[14], bao gồm nam trên 60 tuổi; nữ trên 55 tuổi; thiếu niên

dưới 15 tuổi.

1.1.1.2. Thị trường lao động

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường nhưng tựu chung lại thị

trường lao động là nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán sức lao động giữa người có

nhu cầu mua và người có nhu cầu bán, dựa trên môi trường kinh tế - xã hội và

môi trường pháp lý hiện hành của từng quốc gia.

Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc

hậu, vì vậy lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Thị

trường lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta có nhu cầu lao động không

nhiều, là thị trường cung ứng lao động là chính, số lượng lao động cung ứng

lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ

5

thuật. Bên cạnh đó, thị trường lao động nông thôn có sự phân bổ và phát triển

không đồng đều giữa các vùng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sự phân bổ

dân cư, sự phân bổ và phát triển của hoạt động công nghiệp, hoạt động dịch

vụ… Giá cả sức lao động hay tiền công, tiền lương của lao động nông nghiệp,

nông thôn ở nước ta tương đối thấp và kém ổn định.[3]

1.1.2. Cơ cấu lao động

1.1.2.1. Khái niệm cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động (CCLĐ) là một phạm trù kinh tế, thể hiện tỷ trọng của

từng yếu tố lao động theo các tiêu thức khác nhau trong tổng thể hoặc tỷ lệ

của từng yếu tố so với một yếu tố khác được tính bằng phần trăm.[5]

1.1.2.2. Tính chất của cơ cấu lao động

CCLĐ mang tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội,

i) Tính khách quan: CCLĐ bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh tế, quá

trình vận động của dân số và cơ cấu kinh tế có tính khách quan do đó nó quy

định tính khách quan của CCLĐ.

ii) Tính lịch sử: Quá trình phát triển của loài người là quá trình phát

triển của các phương thức sản xuất, mỗi phương thức sản xuất có một cơ cấu

kinh tế đặc trưng nên cơ cấu kinh tế có tính lịch sử. CCLĐ vì vậy cũng có tính

lịch sử.

iii) Tính xã hội: CCLĐ phản ánh sự phân công lao động xã hội, quá

trình phân công lao động xã hội thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất, thể hiện quá trình phát triển của con người. Mỗi hình thức phân công lao

động sẽ tạo nên một CCLĐ mới. Xét trên phương diện sản xuất, CCLĐ không

những phản ánh các giai tầng của xã hội trong nền sản xuất mà còn phản ánh

các hoạt động kinh tế của các giai tầng xã hội trong mỗi giai đoạn phát

triển.[5]

6

1.1.2.3. Phân loại cơ cấu lao động

Tùy theo giác độ nghiên cứu ta có các loại CCLĐ khác nhau:

- CCLĐ theo thành thị, nông thôn: Thể hiện tỷ trọng lao động ở khu

vực thành thị và lao động ở khu vực nông thôn trong tổng số lao động

- CCLĐ chia theo giới tính, độ tuổi: Cho biết tỷ trọng lao động theo

giới tính hoặc độ tuổi trong tổng số lao động

- CCLĐ chia theo vùng kinh tế: Cho biết tỷ trọng của lao động tại các

vùng kinh tế trong tổng số lao động cả nước

- CCLĐ chia theo ngành kinh tế: Cho biết tỷ trọng lao động làm việc

trong các ngành hay nhóm ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân

- CCLĐ chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật: Cho biết tỷ

trọng lao động ở những trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật khác nhau

- CCLĐ chia theo tình trạng có việc làm, thất nghiệp ở thành thị: Cho

biết tỷ trọng lao động có việc làm và tỷ trọng lao động thất nghiệp trong tổng

số lao động ở thành thị

- CCLĐ chia theo thành phần kinh tế: Cho biết tỷ trọng lao động thuộc

các thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

1.1.3. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động

1.1.3.1. Khái niệm

Chuyển dịch CCLĐ là sự thay đổi qua thời gian về tỷ trọng của từng bộ

phận trong tổng số lao động theo một không gian, thời gian nào đó và diễn ra

theo một xu hướng nào đó (tăng lên, giảm đi…)[10]

Thực chất chuyển dich CCLĐ là quá trình tổ chức và phân công lại lực

lượng lao động qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận của

tổng thể.

Như vậy chuyển dịch CCLĐ là một khái niệm trong một thời gian và

không gian nhất định, làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động. Ở Việt

7

Nam, lao động nông thôn chiếm trên 70% nguồn lao động của cả nước, mặt

khác nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH￾HĐH), do vậy chuyển dịch CCLĐ ở Việt Nam chủ yếu theo hướng chuyển

lao động nông nghiệp; lao động nông thôn chuyển dịch sang thành thị và các

khu công nghiệp (KCN) và một bộ phận lao động sẽ chuyển dịch ngành nghề

ở ngay tại địa bàn nông thôn.

1.1.3.2. Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động,

Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, vấn đề tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch CCLĐ từ khu vực nông

nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp ngày càng thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà kinh tế học. Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu và đưa ra một vài

mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch CCLĐ từ khu vực nông nghiệp sang

khu vực phi nông nghiệp, trong đó phải kể đến mô hình của Fisher, Lewis,

Keynes, và Harry T,Oshima.

a. Mô hình của Fisher

Trong tác phẩm “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, nhà kinh tế

học A,Fisher đã phân nền kinh tế thành 3 khu vực, gồm: Nông nghiệp, công

nghiệp và dịch vụ. Ông cho rằng với tác động của khoa học công nghệ

(KHCN) tất yếu sẽ kéo theo quá trình chuyển lao động từ khu vực nông

nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Quá trình này sẽ thúc đẩy tăng

trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành

công nghiệp và dịch vụ, đồng thời tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm dần.

Như vậy, theo Fisher, chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu

vực công nghiệp và dịch vụ gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khi đánh

giá kết quả và tính bền vững của chuyển dịch lao động cần phải đánh giá tác

động của nó đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.[18]

8

b. Mô hình của Lewis

Nhà kinh tế học W,Arthur Lewis trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển

kinh tế” đưa ra “Mô hình hai khu vực” lập luận về mối quan hệ giữa khu vực

nông nghiệp và khu vực công nghiệp trong quá trình tăng trưởng của nền kinh

tế, đồng thời đưa ra lý thuyết về chuyển dịch lao động giữa hai khu vực trên

cơ sở lý luận về tiền công lao động ở góc độ thu nhập. Quá trình chuyển lao

động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp là do thu nhập ở khu

vực công nghiệp cao hơn.

Mô hình Lewis giải thích tăng trưởng diễn ra do sự thay đổi cơ cấu kinh

tế. Một nền kinh tế ban đầu chỉ bao gồm 1 khu vực nông nghiệp được chuyển

thành nền kinh tế bao gồm 2 khu vực nông nghiệp và công nghiệp, trong đó

khu vực công nghiệp đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.[18]

Mô hình Lewis cho thấy, tiền công lao động hay thu nhập là yếu tố rất

quan trọng thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu

vực phi nông nghiệp. Khi đánh giá mức độ bền vững của quá trình chuyển

dịch CCLĐ, cần phải xem xét kết quả về thu nhập mà nó đem lại cho người

lao động. Nếu chuyển dịch CCLĐ không đi kèm với mức thu nhập đảm bảo

đời sống cho người lao động thì hiệu quả xã hội của nó còn thấp và thiếu tính

bền vững.

Bên cạnh đó, mô hình Lewis còn có những hạn chế khi cho rằng, tăng

trưởng của khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào thu hút lao động từ nông

thôn ra thành thị với mức tiền công giá rẻ, chỉ cần cao hơn so với thu nhập ở

khu vực nông nghiệp. Điều này làm mô hình Lewis không giải thích được tại

sao công nhân vẫn đình công ở các nhà máy trong khi tiền lương cao hơn so

với khu vực nông nghiệp hay dòng dịch chuyển lao động từ khu vực nông

thôn ra khu vực đô thị vẫn không ngừng tiếp diễn trong khi vẫn tồn tại thất

nghiệp ở khu vực đô thị.

9

c. Mô hình của Keynes

John Maynard Keynes trong công trình: “Lý thuyết tổng quát về thu

nhập và việc làm” đưa ra mô hình việc làm trong nền kinh tế tăng cùng với

GDP. Thất nghiệp phát sinh do tổng cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp

và chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ tăng không đủ để GDP đạt mức tạo

đủ việc làm. Có thể xem lập luận của Keynes là cần tăng tổng cầu hay GDP

của khu vực phi nông nghiệp để tạo việc làm, thu hút lao động từ khu vực

nông nghiệp. Nói cách khác, khi lựa chọn mô hình chuyển dịch CCLĐ cần

xem xét quan hệ giữa tăng trưởng GDP và gia tăng quy mô lao động trong

nền kinh tế.[18]

Mô hình của Keynes có hạn chế là chưa đề cập cụ thể đến cơ cấu kinh tế,

năng suất lao động là những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản xuất

cần được xem xét đi kèm với tăng trưởng và tạo việc làm. Thực tế ở nhiều

nước cho thấy, tăng trưởng GDP không đi kèm với tăng lao động mà ngược

lại.

d. Mô hình của Harry T.Oshima

Năm 1989, nhà kinh tế học người Nhật Bản – Harry T,Oshima – trong

tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa” đưa ra lý thuyết

về tăng trưởng và tạo việc làm ở các nước châu Á với mô hình phát triển 2

khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông

nghiệp để tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm ở khu vực nông nghiệp,

cải thiện đời sống nông dân đồng thời để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực

phẩm cho dân số tăng lên và xuất khẩu nông sản để có ngoại tệ nhập khẩu

máy móc cho phát triển công nghiệp. Giai đoạn này kết thúc khi sản xuất

nông nghiệp hàng hóa phát triển trên quy mô lớn, đặt ra yêu cầu phát triển

mạnh công nghiệp và dịch vụ, trước hết là các ngành công nghiệp, dịch vụ

10

phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn như công nghiệp phân

bón, công nghiệp chế biến, các dịch vụ ở nông thôn. Xét theo quá trình CNH

– HĐH phát triển một nền kinh tế, giai đoạn này có thể coi là giai đoạn nền

kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp hay nền kinh tế nông nghiệp

với tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khá cao.

- Giai đoạn hai: Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả 2 khu vực gồm phi

nông nghiệp và nông nghiệp để tạo việc làm đầy đủ cho lao động ở cả hai khu

vực. Theo Harry T,Oshima, để tạo việc làm đầy đủ cho lao động ở khu vực

nông nghiệp và lao động ở hai khu vực này hay nói cách khác để chuyển dịch

nhanh CCLĐ trong giai đoạn này, cần phát triển các ngành công nghiệp, dịch

vụ theo chiều rộng, sử dụng nhiều lao động để tạo đủ việc làm cho xã hội,

giảm tỷ lệ thất nghiệp. Giai đoạn này kết thúc khi tốc độ gia tăng việc làm lớn

hơn tốc độ tăng lao động, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu thiếu lao động, tiền

lương thực tế tăng nhanh. Đây có thể coi là giai đoạn “cất cánh” của nền kinh

tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.

- Giai đoạn ba: Phát triển cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

theo chiều sâu, mở rộng áp dụng KHCN vào sản xuất nhằm nâng cao năng

suất lao động, qua đó giảm cầu lao động và tăng sức cạnh tranh của các ngành

kinh tế. Khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản

phẩm nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu đi kèm với chuyển dịch cơ cấu các

ngành công nghiệp theo hướng nâng cao hàm lượng công nghệ của sản phẩm.

Khu vực dịch vụ phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng với hàm lượng

giá trị gia tăng của sản phẩm không ngừng được nâng lên. Giai đoạn này có

thể coi là giai đoạn nền kinh tế phát triển cơ bản dựa vào công nghiệp và dịch

vụ, giai đoạn nền kinh tế công nghiệp và tiếp tục phát triển trở thành nền kinh

tế tri thức.[18]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!