Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tính đa hình protein trong một số loại dịch chọc dò của người và tìm giới hạn phát hiện định lượng protein nhằm thay thế các phản ứng định tính
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
738.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1969

Nghiên cứu tính đa hình protein trong một số loại dịch chọc dò của người và tìm giới hạn phát hiện định lượng protein nhằm thay thế các phản ứng định tính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ XUÂN TẠO

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH PROTEIN

TRONG MỘT SỐ LOẠI DỊCH CHỌC DÒ CỦA NGƯỜI VÀ

TÌM GIỚI HẠN PHÁT HIỆN ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN

NHẰM THAY THẾ CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ XUÂN TẠO

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH PROTEIN

TRONG MỘT SỐ LOẠI DỊCH CHỌC DÒ CỦA NGƯỜI VÀ

TÌM GIỚI HẠN PHÁT HIỆN ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN

NHẰM THAY THẾ CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Mã số: 60420201

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS LƯƠNG THỊ HỒNG VÂN

2. TS. NGUYỄN GIA BÌNH

Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cơ thể ngƣời có khoảng 40 lít dịch trong đó 25 lít nằm trong các tế bào

gọi là dịch nội bào, 15 lít nằm bên ngoài tế bào gọi là dịch ngoại bào. Dịch ngoại

bào gồm có huyết tƣơng, dịch kẽ, dịch bạch huyết, dịch ổ mắt, dịch tiêu hóa,

dịch não tủy (DNT)… Dịch ngoại bào đƣợc vận chuyển trong máu tuần hoàn, có

sự trao đổi giữa máu và các mô qua thành mao mạch [6].

Trong các dịch cơ thể nói trên đều chứa các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan

nhƣ protein, glucose, canxi, photpho, kali... Khi các trị số về hàm lƣợng của

những chất này vƣợt khỏi giới hạn sinh lý cho phép (cao hoặc thấp hơn) thì

chúng phản ánh những trạng thái bệnh lý nào đó của cơ thể con ngƣời [2], [6].

Ngoài các dịch cơ thể bình thƣờng kể trên, có một số dịch xuất hiện với

lƣợng nhiều hơn bình thƣờng biểu hiện bệnh lý nhƣ dịch màng phổi (DMP),

dịch màng bụng (DMB), dịch màng tim… gây hiện tƣợng tràn dịch. Dựa trên

chỉ số protein là chính và các chất khác có trong dịch mà phân biệt là dịch thấm

(transsudat) hoặc dịch tiết (exsudat). Dịch thấm gặp trong các trƣờng hợp thận

hƣ, xơ gan có tràn dịch phúc mạc, suy tim. Dịch tiết thƣờng do nguyên nhân

nhiễm khuẩn, lao, ung thƣ. Vì vậy khi chẩn đoán một bệnh nào đó có dựa vào

xét nghiệm dịch chọc dò (là các dịch đƣợc lấy ra từ màng phổi, màng tim, dịch

khoang phúc mạc hoặc dịch tràn từ các khớp lớn), ngƣời ta thƣờng quan tâm

nhiều đến chỉ số protein trong đó có hay không có và có bao nhiêu trong một

đơn vị tính (ví dụ g/l hoặc mg/dl).

Trƣớc đây các nhà chuyên môn chỉ sử dụng phƣơng pháp định tính trong

quy trình xét nghiệm dịch chọc dò, những phƣơng pháp này chỉ cho phép trả lời

câu hỏi có hay không có protein trong dịch chọc dò mà thôi. Hơn nữa, chỉ một

nhiễm tạp nhỏ trong quá trình xét nghiệm cũng sẽ dẫn tới làm sai lệch kết quả,

làm mất thời gian, gây tâm lý lo ngại cho bệnh nhân. Hiện nay, với nhiều thành

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2

tựu của khoa học kỹ thuật nói chung và kỹ thuật xét nghiệm nói riêng đã cho

phép các nhà sinh học có thể định lƣợng protein nhằm xác định chính xác hàm

lƣợng protein có mặt trong bất cứ một sinh phẩm nào, trong đó có các dịch chọc

dò của ngƣời. Hay việc sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để nghiên cứu các

chỉ thị protein bệnh trong chẩn đoán. Các kỹ thuật này nếu đƣợc nghiên cứu

thành công và áp dụng rộng rãi trong các phòng xét nghiệm của các bệnh viện sẽ

giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn và từ đó đƣa ra biện pháp điều trị

bệnh phù hợp, kịp thời có hiệu quả hơn.

Từ những cơ sở lý luận về khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi tiến

hành đề tài: “Nghiên cứu tính đa hình protein trong một số loại dịch chọc dò

của người và tìm giới hạn phát hiện định lượng protein nhằm thay thế các

phản ứng định tính”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Xác định đƣợc tính đa hình của hệ protein trong từng loại dịch chọc dò

nhằm hƣớng tới chỉ thị protein trong chẩn đoán bệnh.

- Xác định đƣợc giới hạn phát hiện của xét nghiệm định lƣợng protein

trong các dịch chọc dò nhằm thay thế hoặc bổ trợ cho các phản ứng định tính

protein đang dùng tại các bệnh viện của Việt Nam.

3. Nội dung nghiên cứu:

- Phân tích hàm lƣợng protein trong các loại dịch chọc dò: DNT, DMP và

DMB của nhóm bệnh nhân đƣợc nghiên cứu.

- Định tính protein trong DNT bằng phản ứng Pandy, trong DMP và DMB

bằng phản ứng Rivalta.

- Xác định giới hạn phát hiện của xét nghiệm định lƣợng protein trong

DNT nhằm thay thế hoặc bổ trợ cho phản ứng Pandy.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3

- Xác định giới hạn phát hiện của xét nghiệm định lƣợng protein trong

DMP và DMB nhằm thay thế hoặc bổ trợ cho phản ứng Rivalta.

- Xác định tính đa hình của protein trong các loại dịch chọc dò đƣợc

nghiên cứu bằng kỹ thuật điện di.

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Sử dụng đặc điểm hóa sinh về protein trong các dịch chọc dò làm cơ sở

khoa học cho các chẩn đoán cận lâm sàng của các bệnh liên quan đến dịch chọc

dò.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cƣơng về các dịch chọc dò nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm về dịch chọc dò

Dịch chọc dò là các dịch đƣợc lấy ra từ màng phổi, màng tim, khoang của

não và tủy, khoang phúc mạc hoặc dịch tràn từ các khớp lớn... Có 2 loại dịch

khác nhau về bản chất là dịch tiết và dịch thấm. Dịch thấm gặp trong các trƣờng

hợp thận hƣ, xơ gan có tràn dịch phúc mạc, suy tim. Dịch tiết thƣờng do nguyên

nhân nhiễm khuẩn, lao, ung thƣ [2].

1.1.2. Dịch não tủy

- Nguồn gốc DNT

Toàn bộ các khoang của não và tủy có thể tích vào khoảng 1600 ml và

khoảng 150 ml thể tích này chứa DNT. DNT có trong các não thất, trong các bể

chứa quanh não, trong các khoang chứa màng nhện của não và tủy [6].

DNT đƣợc bài tiết bởi các đám rối màng mạch của các não thất, chủ yếu

là hai não thất bên. Ngoài ra DNT cũng đƣợc bài tiết bởi màng ống nội tủy,

màng nhện và một phần do não bài tiết qua các khoang mạch đi vào trong não.

Các đám rối màng mạch bài tiết DNT thông qua sự vận chuyển tích cực ion Na+

qua các tế bào biểu mô nằm ở phía ngoài của đám rối [6].

- Đặc điểm, tính chất, chức năng của DNT

DNT là dịch không màu. DNT có hàm lƣợng protein rất thấp khoảng 20

đến 30 mg/dl và hầu nhƣ không có tế bào (5 bạch cầu lympho/mm3), nồng độ

ion Na+

bằng nồng độ ion Na+

của huyết tƣơng, nồng độ ion Cl￾cao hơn 15%,

nồng độ K+

thấp hơn 40% và nồng độ glucose thấp hơn 30%. Bình thƣờng áp

suất DNT của ngƣời ở tƣ thế nằm nghiêng là 100 đến 200 mm H2O, ở tƣ thế

ngồi là 200 mm H2O [6].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

5

Chức năng quan trọng nhất của DNT là đệm cho não ở trong hộp sọ cứng.

Vì tỷ trọng của não và DNT tƣơng tự nhau nên não nổi trong dịch, vì vậy một va

chạm vào đầu sẽ làm toàn bộ não chuyển động đồng thời và không một phần

nào của não bị xoắn lại vào lúc đó. DNT cũng đóng vai trò của một bình chứa để

thích nghi với những thay đổi thể tích của hộp sọ. Trong một chừng mực nào đó,

DNT cũng là nơi trao đổi chất dinh dƣỡng của hệ thần kinh. Tuy nhiên phần lớn

quá trình trao đổi chuyển hóa của não đƣợc thực hiện trực tiếp với máu [6].

1.1.3. Dịch màng phổi

- Nguồn gốc DMP

Khoang màng phổi gồm một lá tạng bao phủ bên ngoài phổi và một lá

thành phủ mặt trong thành ngực. Bình thƣờng trong khoang màng phổi có 10 -

20 ml dịch lỏng để hai lá trƣợt lên nhau dễ dàng, dịch lỏng này đƣợc tiết ra từ

màng phổi lá thành, và đƣợc hấp thu chủ yếu ở bạch mạch lá thành màng phổi

và một phần lá tạng. Loại dịch lỏng này gọi là DMP [21].

- Đặc điểm, tính chất và chức năng DMP

Ở ngƣời bình thƣờng, DMP có thể tích khoảng 0,1 - 0,2 ml/kg. Trong

DMP có khoảng 1000 - 5000 tế bào/mm3

. Trong đó, 3 - 70 % mesothelial, 30 -

75% monocytes, 2 - 30% lymphocytes, 10% granulocytes. Hàm lƣợng protein

không quá 2 g/dl. Hàm lƣợng glucose tƣơng đƣơng hàm lƣợng glucose trong

huyết tƣơng. LDH nhỏ hơn 50% nồng độ trong huyết tƣơng [21].

DMP có tác dụng bôi trơn hai lá màng phổi khi chúng trƣợt lên nhau

trong chu kỳ thở. Khi DMP có nhiều gọi là tràn dịch màng phổi (TDMP), xảy ra

do thay đổi chênh lệch thuỷ tĩnh hoặc do thay đổi tính thấm màng phổi [21].

- Hiện tƣợng TDMP

TDMP là sự tích tụ dịch bất thƣờng trong khoang màng phổi. TDMP

đƣợc chia thành TDMP dịch thấm và TDMP dịch tiết. TDMP dịch thấm xuất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!