Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 75 - 80
75
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TRÊN NÚI ĐÁ VÔI
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Thoa*
, Lê Văn Phúc
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu về hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa -
Phượng Hoàng đã ghi nhận được 611 loài, 350 chi, 108 họ thuộc 2 ngành thực vật, trong đó ngành
Mộc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với tổng số 605 loài chiếm tỷ lệ 99,02%. Trong ngành
Magnoliophyta thì lớp Magnoliopsida chiếm tới 95,23% về số họ, 96,53% về số chi và 96,69% về
số loài. Có 10 họ đa dạng nhất chiếm 9,52% tổng số họ của toàn hệ thực vật, số loài của 10 họ đa
dạng nhất biến động từ 14 – 48 loài. Có 26 chi đa dạng nhất có từ 4 loài trở lên, chiếm 7,43% tổng
số chi của toàn hệ thực vật. Ngành Magnoliophyta là ngành đa dạng nhất về mặt chỉ số, trung bình
mỗi chi có 1,75 loài, mỗi họ có 5,76 loài, mỗi họ trung bình có 3,3 chi. Dạng sống của hệ thực vật
thân gỗ gồm 5 nhóm, trong đó nhóm cây gỗ vừa (Me) (có chiều cao từ 8-25m) chiếm tỷ lệ cao nhất
(26,51%), sau đó là nhóm cây có chồi trên lùn (Na) (25,70%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây
ký sinh hay bán ký sinh thân gỗ với 0,65%.
Từ khóa: Thực vật thân gỗ, núi đá vôi, đa dạng, dạng sống, taxon.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc thù ở nước
ta, có vai trò vô cùng quan trọng trong đời
sống xã hội, có nguồn tài nguyên đa dạng sinh
học đặc biệt, nó cung cấp nhiều loại gỗ, lâm
sản ngoài gỗ quý giá cho con người. Tuy
nhiên, vấn đề nghiên cứu về chúng lại hết sức
hạn chế.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng
Hoàng thuộc huyện Võ Nhai, cách thành phố
Thái Nguyên khoảng 40km về phía Bắc. Với
tổng diện tích rừng tự nhiên là 17.639 ha,
trong đó diện tích rừng trên núi đá vôi chiếm
chủ yếu là 15.025 ha. Hiện nay, phần lớn trên
diện tích rừng núi đá vôi của Thần Sa đã bị
khai thác kiệt quệ, chỉ còn lại một số nơi địa
hình hiểm trở. Cho đến nay các công trình
nghiên cứu có tính hệ thống về khu hệ thực
vật, đặc biệt là những nghiên cứu về tính đa
dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn còn
chưa nhiều. Để góp phần đánh giá tính đa
dạng thực vật thân gỗ trên núi đá vôi làm cơ
sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lí tài
nguyên sinh vật vùng núi đá vôi, đề tài đã tiến
hành nghiên cứu vấn đề này từ năm 2009 đến
*
Tel: 0916479688; Email: [email protected]
năm 2013 đã góp phần vào quá trình kiểm kê
và đánh giá mức độ đa dạng sinh học phục vụ
công tác quản lý, bảo tồn cũng như làm cơ sở
cho các chương trình bảo vệ nguồn gen cây
quý hiếm và phục hồi hệ sinh thái rừng trên
núi đá của Khu bảo tồn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007) [5,6], tiến
hành điều tra trên 25 tuyến và 75 ô tiêu
chuẩn. Thu thập tiêu bản các loài cây làm cơ
sở xác định tên khoa học cho từng loài. Để
xác định tên khoa học các loài thực vật thân
gỗ, dựa vào một số sách chuyên khảo và tài
liệu tham khảo chính như: Bộ thực vật chí Đại
cương Đông Dương do H.Lecomte chủ biên
(1907-1952) [10], Cây cỏ Việt Nam của Phạm
Hoàng Hộ 1991-1993 và 1999-2000 [3,4],
Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I, II,
III (năm 2001, 2003, 2005) [1,7], các tên
được điều chỉnh theo cuốn tên họ và chi của
Brummit, 1992 [8]. Các họ, chi và loài được
sắp sếp theo ABC. Vận dụng các chỉ tiêu xác
định dạng sống của Raunkiaer, năm 1934 [9]
để xây dựng phổ dạng sống của các loài cây
gỗ thường gặp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn