Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Thành Phần Loài Chim Phân Bố Tại Tỉnh Bến Tre
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1683

Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Thành Phần Loài Chim Phân Bố Tại Tỉnh Bến Tre

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM

NGHIỆP

NGUYỄN TẤN LỘC

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI

CHIM PHÂN BỐ TẠI TỈNH BẾN TRE

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ: 862.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI

Đồng Nai, 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Đồng Nai, ngày … tháng … năm 2022

Người cam đoan

Nguyễn Tấn Lộc

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình Khóa học, được sự nhất trí của trường Đại

học Lâm nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng

thành phần loài chim phân bố tại tỉnh Bến Tre”.

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, cán bộ

công chức, viên chức Ban Quản lý Rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh Bến Tre,

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện

thuận lợi nhất cho hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình luôn luôn ủng hộ, động

viên tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Lâm nghiệp đã

nhiệt tình truyền đạt cho tôi kiến thức trong thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Đồng Thanh Hải, đã

trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ, cung cấp dữ liệu, tài liệu quý báu cho Luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và bước đầu làm công

tác nghiên cứu nên đề tài còn những thiết sót nhất định. Tôi rất mong nhận được

ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng

nghiệp để Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Đồng Nai, ngày .... tháng .... năm 2022

Học viên

Nguyễn Tấn Lộc

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ........................................................viii

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1

2. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 4

1.1. Lịch sử nghiên cứu chim Việt Nam ........................................................... 4

1.1.1. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn trước năm 1975............. 4

1.1.2. Nghiên cứu về chim rừng Việt Nam giai đoạn sau năm 1975................ 6

1.2. Hệ thống các sân chim, vườn chim ở Việt Nam........................................ 9

1.3. Quá trình hình thành và phát triển loài chim ở Bến Tre .......................... 11

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 17

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 17

2.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 17

2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 17

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 17

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 17

2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 17

2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18

2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu................................................................. 18

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn người dân địa phương ................................... 18

iv

2.4.3. Phương pháp điều tra hiện trường......................................................... 20

2.4.4. Định loại chim....................................................................................... 24

2.4.5.Phương pháp xây dựng danh lục............................................................ 24

2.4.6. Đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ chim tại Bến Tre ........................ 25

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI.............................. 27

3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 27

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 27

3.1.2. Địa hình................................................................................................. 28

3.1.3. Hệ thống thủy văn ................................................................................. 28

3.1.3.1. Hệ thống sông ngòi ............................................................................ 28

3.1.3.2. Chế độ thủy triều................................................................................ 29

3.1.3.3. Chế độ sóng........................................................................................ 29

3.1.4. Khí hậu .................................................................................................. 29

3.2. Tài nguyên thiên nhiên............................................................................. 30

3.2.1. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất............................................. 30

3.2.2. Tài nguyên nước.................................................................................... 32

3.2.2.1. Nước mặt lục địa ................................................................................ 32

3.2.2.2. Nước mưa........................................................................................... 32

3.2.3. Tài nguyên đa dạng sinh học................................................................. 33

3.2.3.1. Hệ sinh thái rừng................................................................................ 33

3.2.3.2. Các hệ sinh thái khác.......................................................................... 34

3.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội......................................................... 35

3.3.1. Lĩnh vực kinh tế .................................................................................... 36

3.3.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội ..................................................................... 39

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 40

4.1. Đa dạng khu hệ chim tại Bến Tre ............................................................ 40

4.1.1. Thành phần loài chim tại Bến Tre......................................................... 40

v

4.1.2. Đa dạng về họ các loài chim ở Bến Tre................................................ 41

4.1.3. Đa dạng về loài chim tại Bến Tre ......................................................... 41

4.1.4. Tình trạng bảo tồn các loài chim ở Bến Tre ......................................... 43

4.1.5. Thông tin về các loài chim nước mới bổ sung cho danh lục của Bến Tre 45

4.2. Đặc điểm phân bố và sinh cảnh của khu hệ Chim tại BQLR .................. 54

4.2.1. Đặc điểm phân bố của các loài chim tại BQLR.................................... 54

4.2.2. Một số sinh cảnh sống quan trọng của các loài chim tại BQLR........... 56

4.3. Các mối đe dọa đến các loài chim và sinh cảnh của chúng tại BQLR .... 57

4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững các loài chim tại

BQLR .............................................................................................................. 67

4.4.1. Quy hoạch khu vực sân chim................................................................ 68

4.4.2. Giải pháp bảo vệ sinh cảnh ................................................................... 69

4.4.3. Giải pháp quản lý nguồn thức ăn .......................................................... 70

4.4.4. Tăng cường thực thi pháp luật .............................................................. 70

4.4.5. Giải pháp về nghiên cứu và bảo tồn...................................................... 71

4.4.6. Giải pháp về nâng cao nhận thức .......................................................... 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 73

1. Kết luận ....................................................................................................... 73

2. Kiến nghị..................................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ban QLR PH & ĐD Ban Quản lý Rừng Phòng hộ và Đặc dụng

BQLR Ban Quản lý Rừng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH Đa dạng sinh học

KBT Khu bảo tồn

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

UBND Ủy ban nhân dân

VCQT Vùng chim quan trọng

VQG Vườn quốc gia

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê các loài động vật rừng quý, hiếm................................... 14

Bảng 2.1. Phỏng vấn người dân địa phương các loài chim nước ................... 20

Bảng 2. 2 Các mối đe doạ chính đối với các loài chim tại BQLR.................. 26

Bảng 3.1. Các nhóm và loại đất ở tỉnh Bến Tre.............................................. 31

Bảng 3.2. Hiện trạng của các hệ sinh thái chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre.... 35

Bảng 4.1. Danh lục các loài chim được phát hiện .......................................... 46

Bảng 4.2. Các mối đe doạ chính đối với các loài chim tại BQLR.................. 57

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2. 1. Phỏng vấn cán bộ quản lý sân Chim Vàm Hồ ............................... 19

Hình 2. 2. Quan sát chim theo điểm tại Ba Tri ............................................... 21

Hình 2. 3. Quan sát chim theo tuyến dọc sông Ba Lai.................................... 23

Hình 2. 4. Sơ đồ bố trí tuyến, điểm điều tra Chim ở Bến Tre......................... 23

Hình 3. 1. Sơ đồ Vị trí khu vực điều tra.......................................................... 27

Hình 4. 1. Cò Trắng được ghi nhận với số lượng lớn tại Bến Tre.................. 40

Hình 4. 2. Biểu đồ biểu diễn số đa dạng về họ chim tương ứng các bộ tại Bến

Tre ................................................................................................................... 41

Hình 4.3. Đa dạng về loài chim tương ứng các bộ tại Bến Tre ...................... 42

Hình 4.4. Sinh cảnh tại các vuông tôm của dân địa phương .......................... 55

Hình 4.5. Sinh cảnh ven sông ......................................................................... 55

Hình 4.6. Sinh cảnh rừng ngập mặn................................................................ 56

Hình 4.7. Người dân làm nhà nuôi trồng thủy sản trong rừng tại BQLR....... 58

Hình 4.8. Tình trạng buôn bán chim trái phép (QL60, Bến Tre).................... 59

Hình 4.9. Hoạt động đánh bắt thủy sản trên sông tại Bến Tre........................ 60

Hình 4.10. Cống đập Ba lai được xây dựng nhằm phát triển kinh tế ............. 66

Hình 4.11. Sinh cảnh yên tĩnh của sân chim Vàm Hồ .................................... 67

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Bến Tre cùng tồn tại ba vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn. Vùng sinh thái ngọt

được chi phối chủ yếu bởi hệ thống kênh rạch dẫn nước ngọt từ sông Tiền, Ba

Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên vào; vùng sinh thái mặn ven biển được chi phối bởi

bán nhật triều biển Đông; vùng trung gian của vùng mặn và ngọt là vùng sinh

thái lợ. Bên cạnh đó, do lợi thế có vùng biển rộng nên tiềm năng về khai thác

và nuôi trồng thủy hải sản rất lớn, có nhiều loại hải sản có trữ lượng và giá trị

kinh tế cao như nghêu, tôm, cua, sò huyết, cá biển các loại. Theo đánh giá

chung, giá trị gia tăng của ngành thủy sản tăng bình quân 9,8%/năm, chiếm

45% GDP của tỉnh. Vùng sinh thái ngọt với diện tích 181.252 ha có đủ điều

kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông ngư nghiệp toàn diện, từ

trồng các loại cây lương thực và cây ăn quả năng suất, chất lượng cao đến khai

thác nuôi trồng thủy sản, phục vụ xuất khẩu, điển hình các loại cây ăn trái có

giá trị dinh dưỡng và thương phẩm cao như bưởi da xanh, măng cụt, sầu riêng,

ca cao và dừa …

Tài nguyên đa dạng sinh học được phát triển trên ba hệ sinh thái điển

hình là:

- Hệ sinh thái biển.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn - cửa sông - bãi bồi.

- Hệ sinh thái ngọt ngập úng và ngập nước theo mùa.

Mỗi hệ sinh thái đều có các giá trị và các chức năng riêng nhưng đều có

trữ lượng và năng suất sinh học rất cao, đa dạng về loài, là nơi lưu giữ nguồn

gen dồi dào, nơi sinh sống phát triển của nhiều loài động thực vật có giá trị về

sinh thái, lương thực, thực phẩm, dược liệu và sinh cảnh … Nhưng có thể nói

hệ sinh thái rừng ngập mặn - cửa sông - bãi triều là hệ sinh thái đặc trưng của

2

tỉnh Bến Tre bởi nó có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh khối rất cao so

với cả nước, đồng thời ở đây đang hiện diện nhiều loài quý hiếm.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Bến Tre khá phong phú đồng thời có tính

đa dạng sinh học rất cao, trải dài ven biển thuộc 3 huyện Ba Tri, Bình Đại,

Thạnh Phú. Diện tích rừng ngập mặn khá lớn 3.684 ha, là môi trường sống cho

nhiều thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như các loài cua, tôm, cá, mực và là bãi

đẻ, nuôi dưỡng con non... Ngoài ra còn có giá trị quốc phòng, bảo vệ môi trường

sinh thái cũng như tạo cảnh quan cho việc tham quan du lịch ở địa phương.

Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn - cửa sông - bãi triều còn hiện diện hai

khu bảo tồn thiên nhiên lưu giữ đa dạng về giống loài và đa dạng nguồn gen

tiêu biểu cho vùng ngập mặn cửa sông Cửu Long (ĐBSCL), đó là:

- Vườn chim Vàm Hồ (47 ha): khu hệ thực vật có trên 933 loài thuộc 548

chi của 152 họ. Trong danh lục thực vật có 6 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam

2007 và 4 loài ở cấp độ bị đe dọa (threaten) trở lên trong danh sách IUCN. Tổng

cộng có 9 loài, tuy nhiên trong đó có 1 loài cây ngoại lai và 5 bản địa Việt Nam

du nhập vào tỉnh Bến Tre; chỉ có 3 loài là cây bản địa của Bến Tre hay của

ĐBSCL. Chim có khoảng 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ khác nhau.... Vườn chim

Vàm Hồ có giá trị về mặt sinh học và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

(Nguồn: Viện Sinh học Nhiệt Đới, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, năm 2011).

- Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú (2.043 ha): Kết quả điều tra khảo

sát mới đây nhất 2011 tại Khu bao tồn thiên nhiên Thạnh Phú ghi nhận cho thấy

có khoảng 152 loài chim thuộc 46 họ trong 14 bộ, hệ số đa dạng so với khu hệ

chim của tỉnh là 0,87 là rất cao. Nhóm thú có khoảng 12 loài thú khác nhau

thuộc 5 họ trong 3 bộ với hệ số đa dạng so với tỉnh là 0,4. Nhóm bò sát có

khoảng 13 loài khác nhau thuộc 5 họ trong 1 bộ với hệ số đa dạng so với tỉnh

là 0,3. Nhóm lưỡng cư có khoảng 10 loài thuộc 5 họ trong 2 bộ với hệ số đa

dạng so với tỉnh là 0,8. … Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú có giá trị rất cao

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!