Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Sinh Học Các Loài Nấm Lớn Tại Thị Trấn Việt Lâm Huyện Vị Xuyên Tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Lâm nghiệp, đến nay
khóa học 2013 – 2017 đã bƣớc vào giai đoạn kết thúc. Để củng cố kiến thức
cũng nhƣ bƣớc đầu làm quen với công việc của kĩ sƣ lâm nghiệp sau khi ra
trƣờng là không thể thiếu. Đƣợc sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Quản
lý tài nguyên rừng và môi trƣờng cùng Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, tôi đã tiến
hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “ Nghiên cứu tính đa dạng sinh học các
loài nấm lớn tại thị trấn Việt Lâm – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang” dƣới
sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thành Tuấn
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Trƣờng,
các thầy cô trong Khoa và thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi, đặc biệt là TS. Nguyễn Thành Tuấn đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi,
giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND thị trấn
Việt Lâm,huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu. Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học và nghiên cứu khóa luận này.
Nay tuy đề tài đã hoàn thành, nhƣng do hạn chế về thời gian, trình độ và
kinh nghiệm của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót cần sửa chữa và
khắc phục. Vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô và các bạn để
khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2017
Sinh viên thực hiện
Triệu Thúy Phƣợng
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.Tên đề tài
“ Nghiên cứu tính đa dạng sinh học các loài nấm lớn tại thị trấn Việt
Lâm – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang”
2. Sinh viên thực hiện
Triệu Thúy Phƣợng
Mã sinh viên: 1353021771
Lớp 58B-QLTNR
3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thành Tuấn
4. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần loài, đặc điểm hình thái, công dụng và đề xuất giải
pháp quản lý các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các loài nấm lớn tại khu vực thị trấn Việt Lâm, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20 tháng 02 năm 2016 đến ngày 20 tháng
05 năm 2017.
6. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện 4 nội dung nghiên cứu sau:
- Tính đa dạng thành phần loài nấm lớn
- Tính đa dạng hình thái các loài nấm lớn
- Tính đa dạng sinh thái các loài nấm lớn
- Đề xuất giải pháp bảo vệ tính đa dạng các loài nấm lớn
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp kế thừa.
- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại khu vực thị
trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Các loại bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu.
- Các tài liệu về pháp luật, pháp quy bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
của nhà nƣớc.
- Các tài liệu về phƣơng pháp điều tra tài nguyên nấm.
- Các tài liệu về phƣơng pháp điều tra thu hái mẫu, giám định mẫu.
- Các tài liệu về phân loại nấm: nấm lớn, nấm lỗ, nấm đất, nấm mục gỗ.
- Trong quá trình phân loại nấm lớn chúng tôi dựa vào các tài liệu chuyên
khảo trong và ngoài nƣớc của các tác giả Trịnh Tam Kiệt (1983), Zhao Jiding
(1998), Zahao Xiaoqing (2005), Mao Xiaogang (2000). “ Từ điển nấm” tái bản
lần thứ 10 năm 2008 và công báo NCBI về phân loại nấm năm 2012.
7.2. Phương pháp điều tra.
Công tác chuẩn bị: chuẩn bị bản đồ, dụng cụ thu thập mẫu (cồn 900
, túi
linon, dao, máy ảnh ), địa bàn, thƣớc dây, túi đựng mẫu, phiếu điều tra...
Công tác ngoại nghiệp: bao gồm điều tra sơ bộ và điều tra tỷ mỷ. Điều tra sơ bộ
đƣợc điều tra theo tuyến, điều tra tỷ mỷ đƣợc thực hiện điều tra tại các ô tiêu chuẩn.
- Điều tra theo tuyến: Trên cơ sở bản đồ địa hình và khảo sát thực địa tôi đã
lập ra 3 tuyến điều tra, với chiều dài tuyến thứ nhất là 2km, chiều dài tuyến thứ hai
là 3.5km, chiều dài tuyến thứ ba là 4,5km.
7.3. Phương pháp thu thập mẫu.
Tiến hành điều tra lập ô tiêu chuẩn và thu thập các mẫu trong ô tiêu chuẩn
đó, Trong quá trình đi điều tra, đồng thời tiến hành thu thập mẫu lớn, các mẫu thu
đƣợc ghi lại trong phiếu điều tra mẫu (biểu 01).
MẪU 01: PHIẾU ĐIỀU TRA NẤM LỚN
Ngày lấy mẫu:........................... Số ô tiêu chuẩn.................... Số tuyến:
Địa điểm điều tra:................................................................................................,
Số hiệu mẫu:........................................................................................................
Tên nấm: Tên Việt nam: ......................................................................................
Nơi lấy mẫu:............................... Địa hình:.......................... Độ cao:..................
Hƣớng dốc:..................................... Độ dốc:........................................................
Phƣơng thức mọc ( kiểu mọc):.............................................................................
Vị trí mọc trên cây chủ:........................................................................................
Mọc trong, bìa hay ngoài rừng:............................................................................
Loài cây chủ:........................................................................................................
Số lƣợng các thể quả nấm:...................................................................................
Kiểu rừng:............................................................................................................
Gây mục:.............................................................................................................
Sau khi thu thập mẫu nấm cần chụp ảnh ngay và ghi lại đặc điểm của nơi thu
lấy mẫu, đặc điểm hình thái của mẫu. Các mẫu có cấu tạo chất thịt, keo cần tiến
hành ngâm cồn 900
, các mẫu nấm có cấu tạo chất gỗ, chất bần, chất than thì phơi
khô cho vào túi nilon. Sau đó đem mẫu nấm về Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng để
phân định, giám định tên loài.
7.4. Công tác nội nghiệp
a. Phương pháp xác định mẫu
Điều tra, thu lấy mẫu ở ngoài thực địa tôi chỉ mô tả đặc điểm hình thái của
thể quả nấm một cách sơ bộ. Sau đó, mang mẫu nấm về Bộ môn Bảo vệ thực vật
rừng tiến hành mô tả chi tiết và đối chiếu với các tài liệu tham khảo của: Mão Hiểu
Cƣơng (chủ biên), nấm lớn Trung Quốc, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nam, 1999.
Đới Ngọc Thành (chủ biên), Đa dạng nấm lớn Hải Nam, NXB khoa học Trung
Quốc, 2010. Trần Văn Mão, Trƣơng Quang Bích, Đỗ Văn Lập, Nấm lớn Cúc
Phương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hệ thống phân loại của Ainsworth ( 1973 )...
Đặc điểm hình thái đƣợc mô tả theo mẫu sau:
MẪU 02. PHIẾU MÔ TẢ MẪU NẤM
Số hiệu mẫu:.........................................................................................................
Có cuống:.............. Chiều dài cuống:.................... Đƣờng kính cuống:...............
Cách mọc cuống:..................................................................................................
Đặc điểm cuống:...................................................................................................
Hình dạng tán:............................................ Màu sắc tán:.....................................
Kích thƣớc tán:.....................................................................................................
Số tầng ống nấm:..................................................................................................
Số lỗ ống nấm/1mm2
:..........................................................................................
Chất mô nấm (Gỗ, bần, thịt, da, keo, than):........................................................
Đặc điểm của mô nấm:.........................................................................................
Đặc điểm lỗ nấm:.................................................................................................
Các đặc điểm khác:..............................................................................................
b. Định loại nấm
Các loài nấm thu đƣợc ngoài thực địa dựa trên tài liệu chuyên khảo và bảng
phân loại của Ainsworth (1973) để định loại và sắp xếp chúng theo biểu sau:
Mẫu 03. DANH LỤC CÁC LOÀI NẤM
STT
Tên
khoa
học
Tên Việt
Nam
Nơi mọc
Tần suất
bắt gặp
Phƣơng
thức sống
Ý
nghĩa
Ghi
chú
7.5. Tính đa dạng các loài nấm lớn tại khu vực nghiên cứu
Tính đa dạng của các loài nấm lớn đƣợc thể hiện thông qua các chỉ số về đặc
điểm thành phần loài nấm, hình thái, sinh thái.
Tính đa dạng về thành phần loài: đƣợc thể hiện qua sự phân bố các taxon
trong các ngành, bộ, họ, chi, đa dạng về loài của các ngành.
Tính đa dạng về hình thái: Đa dạng hình thái nấm đƣợc phân tích, thống kê,
tính bằng phần trăm số loài có các đặc điểm về cuống nấm (có cuống và không có
cuống), hình dạng tán nấm (bán nguyệt, quạt, hình phễu), màu sắc (xám, nâu, vàng,
trắng và màu khác) so với tổng số loài nghiên cứu. Về đặc điểm cấu tạo thể quả
nấm thể hiện qua chất bần, chất da, chất gỗ.
Tính đa dạng về sinh thái: Đƣợc thể hiện qua theo địa hình, trạng thái rừng,
phƣơng thức sống của nấm.
Đánh giá mức độ t gặp loài nấm: Để đánh giá mức độ bắt gặp của các loài
nấm ta dựa vào công thức:
A = n/N x 100%
Trong đó: n là số lần điều tra bắt gặp
N là tổng số lần quan sát
Nếu A ≤ 25% ít gặp, ký hiệu ( + )
Nếu 25% < A ≤50% bắt gặp, ký hiệu ( ++ )
Nếu A > 50% rất hay gặp, ký hiệu ( +++ )
Xác định công dụng của các loài nấm: Công dụng của các loài nấm đƣợc
thống kê theo các nhóm công dụng sau: thực phẩm, dƣợc liệu, phân giải gỗ và
kháng u đƣợc dựa trên tài liệu của Mão Hiểu Cƣơng (1999), Trịnh Tam Kiệt
(1982), Trần Văn Mão ( 1983, 2005), Đới Ngọc Thành (2010).
Đề xuất hướng sử dụng các loài nấm lớn: Hƣớng đề xuất sử dụng các loài
nấm lớn trong khu vực nghiên cứu đƣợc đề xuất dựa trên giá trị và công dụng của
các loài nấm, dựa trên đặc điểm sinh học và đặc điểm phân bố của các loài nấm.
8. Một số kết quả đạt đƣợc
Từ những kết quả nghiên cứu trên, khóa luận có những kết luận sau:
(1) Thành phần loài nấm: Số loài thu đƣợc là26 loài thuộc 17 chi, 7 họ, 4 bộ,
3 lớp, 2 ngành. Trong đó, ngành phụ nấm Đảm có tỷ lệ 96,15% trong tổng số loài thu
đƣợc, bộ nấm chiếm nhiều nhất là bộ nấm lỗ với 88,45%. Họ nấm chiếm tỷ lệ nhiều
nhất là họ nấm lỗ với 50%. Chi Ganoderma chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 26,92%.