Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Loài Và Giải Pháp Bảo Tồn Côn Trùng Thuộc Bộ Cánh Cứng Coleoptera Tại Vườn Quốc Gia Vũ Quang Hà Tĩnh
PREMIUM
Số trang
60
Kích thước
7.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1589

Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Loài Và Giải Pháp Bảo Tồn Côn Trùng Thuộc Bộ Cánh Cứng Coleoptera Tại Vườn Quốc Gia Vũ Quang Hà Tĩnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tên đề tài: “ Nghiên cứu tính đa dạng loài và giải pháp bảo tồn côn trùng

thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Vườn quốc gia Vũ Quang – Hà Tĩnh”

2. Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thế Nhã

3.Sinh viên thực hiện: Phan Thị Mến

Lớp: 52A Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng

4.Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định đƣợc thành phần loài và đặc điểm hình thái, sinh thái của một

số loài chủ yếu thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera), từ đó đề xuất đƣợc một số

biện pháp quản lý các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên

cứu.

4.2 Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực

nghiên cứu

- Đánh giá tính đa dạng loài

- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài côn

trùng chủ yếu thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất một số biện pháp giám sát và quản lý các loài côn trùng tại

khu vực nghiên cứu.

4.3 Kết quả nghiên cứu

- Thành phần loài: 51 loài thuộc 13 họ khác nhau.

- Sự phân bố của côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu phụ thuộc

vào sinh cảnh rừng. Phân bố nhiều ở trạng thái rừng IIIa2: có 19 loài chiếm tỷ

lệ 37,25%, trạng thái rừng IIb: có 34 loài chiếm tỷ lệ 66,67%. Ở trạng thái

nƣơng rẫy có số loài ít nhất: 7 loài chiếm 13,73%.

- Côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu đa dạng về hình thái, tập tính.

- Một số giải pháp trong công tác bảo tồn các loài côn trùng cánh cứng.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chƣơng trình học của mình sau 4 năm học tại Trƣờng Đại

học Lâm nghiệp, đƣợc sự đồng ý của nhà trƣờng và khoa Quản lý Tài nguyên

rừng và Môi trƣờng tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp:

“Nghiên cứu tính đa dạng loài và giải pháp bảo tồn côn trùng thuộc

bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Vườn quốc gia Vũ Quang – Hà Tĩnh”

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận

đƣợc sự giúp đỡ và tạo điều thuận lợi của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm

khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trƣờng, Bộ môn Bảo vệ thực vật

trƣờng Đại học Lâm nghiệp và sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công

nhân viên, các hộ gia đình trong VQG Vũ Quang.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế

Nhã, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập và hoàn

thành khóa luận này.

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Khoa học kỹ

thuật và Hợp tác quốc tế VQG Vũ Quang nơi đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong

quá trình thực tập tại VQG.

Trong quá trình thực tập, tôi đã cố gắng thực hiện các yêu cầu của khóa

luận nghiêm túc nhƣng do hạn chế về mặt thời gian, khí hậu và trình độ

chuyên môn của bản thân còn có hạn, nên khóa luận không thể tránh khỏi

những thiếu sót và tồn tại nhất định. Tôi rất mong đƣợc sự giúp đỡ và đóng

góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để khóa luận đƣợc hoàn

thiện hơn.

Hà nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Mến

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................

DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1

PHẦN I: LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU............................................................ 3

1.1 Nghiên cứu côn trùng cánh cứng trên thế giới ........................................ 3

1.2. Nghiên cứu về côn trùng trong nƣớc...................................................... 4

PHẦN II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 6

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 6

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 6

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 6

2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu ............................................ 6

2.4.2. Công tác ngoại nghiệp ........................................................................ 6

2.4.3. Công tác nội nghiệp:......................................................................... 15

Phần III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC .. 17

3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 17

3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 17

3.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................. 17

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................. 18

3.1.4 Địa chất – Thổ nhƣỡng ...................................................................... 19

3.1.5 Thảm thực vật rừng ........................................................................... 20

3.1.6. Khu hệ động vật ............................................................................... 21

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 22

3.2.1. Dân cƣ và lao động........................................................................... 22

3.2.2. Hoạt động sản xuất ........................................................................... 22

3.2.3 Y tế - Giáo dục ................................................................................. 23

3.2.4 Cơ sở hạ tầng đƣờng giao thông ........................................................ 24

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 25

4.1. Thành phần các loài côn trùng bộ Cánh cứng trong khu vực nghiên cứu25

4.2 Đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên

cứu ............................................................................................................. 33

4.2.1 Sự phân bố côn trùng cánh cứng theo các điểm điều tra .................... 34

4.2.2 Phân bố các loài côn trùng cánh cứng theo các dạng trạng thái rừng . 35

4.3 Đánh giá tính đa dạng sinh học của các loài côn trùng bộ Cánh cứng và

giải pháp quản lí bảo tồn ............................................................................ 36

4.3.1. Đánh giá tính đa dạng về hình thái của côn trùng cánh cứng ............ 37

4.3.2. Đánh giá đa dạng về tập tính của các loài côn trùng thuộc bộ Cánh

cứng. .......................................................................................................... 39

4.3.3 Đánh giá vai trò của côn trùng cánh cứng trong hệ sinh thái.............. 41

4.4 Mô tả đặc điểm của một số loài trong khu vực ..................................... 42

4.5. Đề xuất giải pháp quản lí, bảo tồn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại vƣờn

quốc gia Vũ Quang. ..........................................................................................47

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ........................................................ 51

Kết luận...................................................................................................... 51

Tồn tại........................................................................................................ 51

Kiến nghị ................................................................................................... 52

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KHKT & HTQT: Khoa học kỹ thuật và Hợp tác quốc tế

OTC: Ô tiêu chuẩn

VQG: Vƣờn quốc gia

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 - 01: Đặc điểm cơ bản của các ô tiêu chuẩn...................................... 8

Bảng 4 - 01: Danh lục các loài côn trùng bộ Cánh cứng ............................. 25

Bảng 4 - 02: Bảng thống kê số loài côn trùng cánh cứng theo các họ ......... 29

Bảng 4 - 03 : Các loài côn trùng cánh cứng gặp ngẫu nhiên có P%<10% ... 31

Bảng 4 - 04: Các loài côn trùng cánh cứng ít gặp tại khu vực nghiên cứu... 32

Bảng 4 - 05: Tỷ lệ các loài côn trùng cánh cứng theo các điểm điều tra...... 34

Bảng 4 - 06: Sự phân bố côn trùng theo các dạng sinh thái......................... 35

Bảng 4 – 07: Vai trò của các loài côn trùng cánh cứng trong hệ sinh thái... 42

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4 - 01: Biểu đồ tỷ lệ các họ côn trùng cánh cứng tại khu vực điều tra 30

Hình 4 - 02: Loài Bọ rùa đỏ (Rodolia pumila Weiser)................................ 43

Hình 4 - 03: Loài Chlaenius inops Chaudoir ............................................. 45

Hình 4 - 04: Loài Cầu cấu xanh (Hypomeces squamosus Fabricius)........... 46

Hình 4 - 05: Loài Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauser)............... 47

Hình 06: Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt........................................

Hình 07: Đất nƣơng rẫy dƣới chân núi của ngƣời dân ....................................

Hình 08: Rừng trồng Keo ...............................................................................

Hình 09: Trảng cỏ cây bụi..............................................................................

Hình 10: Cây bụi có cây gỗ tái sinh rải rác và tre nứa.....................................

Hình 11: Trảng cỏ ..........................................................................................

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới. Rừng và đất rừng chiếm 2/3 diện tích

đất đai cả nƣớc. Rừng có nhiệm vụ điều hòa nƣớc, điều hòa khí hậu, là nơi cƣ

trú của động thực vật và cất giữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, rừng còn

là chỉ tiêu quan trọng về môi trƣờng, an ninh – quốc phòng. Vì vậy mất rừng,

sự thu hẹp về diện tích và sự thu hẹp về diện tích và suy giảm về chất lƣợng

rừng đang là hiểm họa đe dọa trực tiếp đến đời sống con ngƣời, đến tính đa

dạng sinh học của rừng. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện

tích rừng bị mất là 399,118 ha, bình quân 57,019 ha/năm. Trƣớc thực trạng

đó, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều những chủ trƣơng, những quyết sách để

từng bƣớc khôi phục và mở rộng diện tích rừng, đánh giá việc xây dựng các

hệ thống Khu bảo tồn, Vƣờn quốc gia để lƣu giữ và quản lý tài nguyên rừng

thực sự có ý nghĩa rất lớn…

Côn trùng là nhóm đa dạng nhất trên Trái Đất, với hơn 1 triệu loài đã

đƣợc mô tả - chiếm hơn một nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống mà con

ngƣời biết đến, với ƣớc lƣợng về số loài chƣa đƣợc mô tả lên tới 30 triệu, và

do đó có thể đại diện cho hơn 90% các dạng sống khác nhau trên hành tinh.

Trong các loài côn trùng tôi đặc biệt quan tâm đến các loài côn trùng thuộc bộ

Cánh cứng (Coleoptera). Đây là bộ có vai trò rất to lớn trong hệ sinh thái,

chúng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và tham gia vào quá trình phân giải

chất hữu cơ, trả lại môi trƣờng nguồn dinh dƣỡng cho các sinh vật khác sử

dụng, làm tơi xốp đất. Một số loài côn trùng cánh cứng là thiên địch của nhiều

loài sâu hại. Nhờ có các loài thiên địch này mà hạn chế đƣợc tác hại do các

loài sâu hại gây ra cho con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng sống nói chung. Tuy

nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó còn có những mặt tiêu cực do các loài

cánh cứng gây hại gây ra nhƣ: chúng phá hoại hàng ngàn ha rừng hàng năm

gây thiệt hại về kinh tế và môi trƣờng. Từ thực tế đó, trong chiến lƣợc bảo tồn

đa dạng sinh học tại các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn cần quan tâm đến bảo tồn

đa dạng sinh học côn trùng cánh cứng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!