Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tập tính sử dụng thức ăn của loài khỉ vàng macaca mulatta tại đảo cù lao chàm, khu dự trữ sinh quyển cù lao chàm
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
4.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1215

Nghiên cứu tập tính sử dụng thức ăn của loài khỉ vàng macaca mulatta tại đảo cù lao chàm, khu dự trữ sinh quyển cù lao chàm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ HẢI SƠN

NGHIÊN CỨU TẬP TÍNH SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA LOÀI

KHỈ VÀNG MACACA MULATTA TẠI ĐẢO CÙ LAO CHÀM,

KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM

Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC

Mã số: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THĂNG LONG

Phản biện 1:

PGS.TS. Lê Trọng Sơn

Phản biện 2:

TS. Vũ Thị Phương Anh

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ khoa học tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 3

năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ động thực vật

vô cùng đa dạng và phong phú, xếp thứ 16 trên thế giới, trong đó bộ

linh trưởng được cho là đa dạng về thành phần loài và phân loài, với

26 loài và phân loài thuộc 3 họ: họ Culi (Loridae), họ Vượn

(Hylobatidae) và họ Khỉ-Vọoc (Cercopithecidae). Trong họ khỉ, khỉ

vàng (Macaca mulatta) là loài phân bố khá rộng trên thế giới. Chúng

được tìm thấy nhiều tại miền tây Afghanistan, miền tây Ấn Độ sang

phía đông Trung Quốc và Việt Nam. Loài này đã từng có số lượng

rất đông tại miền nam Trung Quốc, nhưng những tác động của con

người đã gây sự suy giảm số lượng loài mạnh trong các năm qua.

Tại nước ta, khỉ vàng phân bố ở một số khu vực phân bố từ

các tỉnh phía Bắc đến Tây Nguyên. Trong đó có khu dự trữ sinh

quyển Cù Lao Chàm. Nơi đây đang trở thành địa điểm du lịch sinh

thái thu hút số lượng đông khách thập phương. Sự phát triển này dù

mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng gây ra các ảnh hưởng xấu

đến nhiều sinh vật trong đó có khỉ vàng. Một trong các nguy cơ là

các hoạt động phát triển của loài người tác động tiêu cực làm thay

đổi các tập tính, môi trường sống của khỉ. Tập tính sử dụng thức ăn

của loài khỉ vàng và mối quan hệ trong lưới thức ăn giữa khỉ vàng và

các loài khác cũng sẽ bị tác động. Chính vì vậy cần có nghiên cứu về

tập tính ăn của loài, mối quan hệ thức ăn giữa khỉ vàng và các loài

khác trong hệ sinh thái Cù Lao Chàm để bổ sung dữ liệu về loài. Kết

quả này phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn cũng như đánh giá các

tác động của con người tới thiên nhiên trong những năm gần đây.

Tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm đã có nghiên cứu

của Trần Ngọc Sơn năm 2013. Kết quả cung cấp thông tin các họ

2

thực vật khỉ vàng sử dụng trong mùa khô, các tư thế khỉ vàng sử

dụng để lấy thức ăn. Nghiên cứu này chưa liệt kê được danh mục

thức ăn khỉ vàng sử dụng, quan hệ giữa chúng với các nhân tố sinh

thái, ảnh hưởng của con người. Số liệu đến thời điểm hiện tại cần

được cập nhật và bổ sung thêm nên tôi quyết định chọn đề tài:

“Nghiên cứu tập tính sử dụng thức ăn của loài khỉ vàng Macaca

Mulatta tại đảo Cù Lao Chàm, khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Thông qua tập tính ăn tìm ra mối quan hệ giữa loài khỉ

vàng với các yếu tố sinh thái tại hệ sinh thái rừng Cù Lao Chàm.

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học về loài

khỉ vàng. Góp phần xây dựng các kế hoạch, giải pháp khả thi nhằm

quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu đặc điểm tham thực vật tại sinh cảnh sống của khỉ

vàng.

- Xác định thành phần thức ăn của khỉ vàng:

+ Các loại thức ăn chính.

+ Thành phần loài thực vật khỉ vàng ăn.

+ Bộ phận thực vật khỉ vàng ăn.

- Nghiên cứu thời gian khỉ vàng dành cho hoạt động kiếm ăn.

- Tìm ra các đặc điểm của sinh cảnh tới thức ăn, hoạt động

kiếm ăn của khỉ vàng.

- Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của con người và tập

tính ăn của khỉ vàng.

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Loài khỉ vàng (Macaca Mulatta).

3

- Khu vực nghiên cứu: Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp kế thừa.

- Phương pháp Scan lấy mẫu quan sát tập tính động vật.

- Phương pháp lấy mẫu thức định danh thức ăn thực vật.

- Phương pháp lập ô tiêu chuẩn.

- Phương pháp xử lý, mô tả và phân tích số liệu.

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn gồm các phần chính sau: Phần mở đầu; Chương 1:

Trình bày tổng quan tài liệu; Chương 2: Trình bày đối tượng nghiên

cứu; thời gian địa điểm và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết

quả nghiên cứu và biện luận; Phần kết luận và kiến nghị; Phần tài

liệu tham khảo.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU LINH TRƯỞNG Ở

THẾ GIỚI

1.2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU LINH TRƯỞNG Ở

VIỆT NAM

1.3. ĐA DẠNG THÚ LINH TRƯỞNG Ở VIỆT NAM

Việt Nam có mức độ đang dạng thú linh trưởng rất cao, có 3

trong số 5 họ linh trưởng của châu Á bao gồm: vượn (Hylobatidae),

khỉ và voọc (Cercopithecidae) và cu li (Lorisidae).

4

1.4. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI SINH HỌC CỦA KHỈ VÀNG

1.4.1. Hệ thống phân loại

Khỉ vàng (Macaca mulatta) là loài khỉ cựu lục địa thuộc họ

Cercopithecidae. Chúng là một trong số 20 loài trong giống Macaca,

hầu như chỉ có ở Châu Á.

1.4.2. Đặc điểm sinh học cơ bản

Khỉ vàng có bộ lông dày, lưng nâu vàng phớt xám ở vai.

Vùng dưới sườn, quanh mông và nửa đùi trên nâu đỏ rực rỡ. Bụng

trắng ngà, đuôi dài hơn bàn chân sau. Chai mông đỏ, quanh chai

mông trần (không có lông). Mặt thưa lông, túi má lớn. Trọng lượng

trung bình của con đực là 7,7 kg và chiều cao trung bình là 531 mm;

đối với con cái, trọng lượng trung bình là 5,34 kg và chiều cao là

469mm.

1.4.3. Phân bố và sinh cảnh

Sự phân bố địa lý của khỉ vàng trong tự nhiên từ phía đông

Afghanistan, miền tây Ấn Độ sang phía đông Trung Quốc và Việt

Nam. Tại Việt Nam, sự phân bố và điều kiện sống của các loài khỉ ở

khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.

1.4.4. Kích thước đàn và cấu trúc đàn

Kích thước trung bình của một đàn là 32,3 cá thể. Đàn lớn

nhất đã được quan sát là 250 cá thể, đàn nhỏ nhất là 2 cá thể. Về tỉ lệ

giới tính, trong đàn trung bình một con đực trưởng thành sẽ có ba

con cái trưởng thành.

1.4.5. Khoảng sinh sống - Mật độ phân bố

Diện tích khoảng sinh sống (Home range) của khỉ vàng

không sống trong rừng là 65 ha, của khỉ vàng sống trong rừng là 196

ha. Mật độ phân bố trung bình là 37,2 cá thể/ km2 đối với khỉ vàng

5

sống trong rừng và 201,1 cá thể/km2 đối với khỉ vàng không sống

trong rừng.

1.4.6. Dinh dưỡng

Chế độ ăn tự nhiên của loài khỉ vàng chủ yếu là thực vật bao

gồm trái cây, hạt, hoa, lá, chồi, cành cây, thân, rễ, vỏ cây, nhựa của

hàng trăm loài thực vật hạt kín, hạt trần. Ngoài ra còn có thêm các

loài nấm. Thực vật hạt kín được tiêu thụ bao gồm cây thân gỗ, cây

bụi, cây leo, thân cỏ và các loại thảo mộc khác. Tại nước ta, khỉ vàng

sử dụng 171 loài thực vật thuộc 46 họ thực vật và 17 loài của 12 họ

động vật làm thức ăn.

1.4.7. Tình trạng bảo tồn

Khỉ vàng được xếp vào nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì

mục đích thương mại (Nhóm IIB/6) theo nghị định 32/2006/NĐ-CP

về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHỈ VÀNG

1.5.1. Các nghiên cứu về khỉ vàng trên thế giới

1.5.2. Các nghiên cứu về khỉ vàng tại Việt Nam

1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐỊA

ĐIỂM NGHIÊN CỨU

1.6.1. Vị trí địa lý và địa hình

1.6.2. Diện tích đất

1.6.3. Khí tượng thủy văn

1.6.4. Tài nguyên rừng

1.6.5. Đa dạng động vật rừng

1.6.6. Đa dạng hệ thực vật

1.6.7. Điều kiện kinh tế xã hội

CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

6

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Chia làm 3 giai đoạn thực địa:

Giai đoạn 1 (4/2017 - 5/2017) : Các cuộc điều tra xã hội học,

những chuyến đi tiền trạm với người dẫn đường địa phương được

thực hiện trong suốt thời gian này. Mục tiêu là xác định được phân

bố của khỉ vàng và vị trí quan sát thuận lợi phục vụ cho việc thu mẫu

tập tính. Kết quả xác định được 2 đàn chính cho các buổi quan sát và

thu mẫu. Đàn thứ nhất sống ở phía sau Bãi Làng, đàn thứ 2 ở Bãi

Chồng.

Giai đoạn 2 (6/2017 – 8/2017): Tiến hành thu mẫu tập tính.

Các mẫu Scan với khoảng cách đều 3 phút đã được thu thập trên 2

đàn khỉ vàng. Trong 17 ngày thực địa nghiên cứu đã thu thập 1126

mẫu Scan. Kết hợp trong các buổi Scan là việc thu mẫu ăn tại hiện

trưởng và bảo quản để phục vụ phân loại, định danh.

Giai đoạn 3 (8/2017 – 9/2017): Xây dựng 4 ô tiêu chuẩn thực

vật với sự hỗ trợ của chuyên gia thực vật (Trần Ngọc Toàn – Trung

tâm GreenViet) tại các vị trí khỉ vàng xuất hiện thường xuyên để

phân tích đặc điểm sinh cảnh sống cảu loài.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành tại đảo Cù Lao Chàm thuộc khu dự trữ

sinh quyển Cù Lao Chàm. Khu dự trữ sinh quyển có diện tích 1317

ha. Vị trí địa lý: 15o15’20’’-15o15’15’’ vĩ Bắc; 108o23’10’’ kinh

Đông. Về mặt hành chính, Cù lao Chàm thuộc địa bàn hành chính xã

đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

7

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp kế thừa

2.2.2. Phương pháp quan sát tập tính Scan Sampling

Thu thập số liệu thực địa về tập tính sử dụng thức ăn bằng

phương pháp Scan Sampling. Trong đó người nghiên cứu quan sát

tức thời rồi ghi lại các hoạt động của một nhóm động vật trong

những thời gian được chọn trước theo một quy luật. Phương pháp

Scan được sử dụng để lấy dữ liệu từ một số lượng lớn các thành viên

trong nhóm, bằng cách quan sát quét qua từng cá thể và ghi nhận

hành vi của cá thể đó.

Ở nghiên cứu này, những lần quét lấy mẫu (Scan) theo thời

gian định kỳ 3 phút một lần. Toàn bộ cá thể Khỉ vàng xuất hiện trong

mỗi scan sẽ được ghi lại các tập tính, bao gồm: Ăn, ngủ, chơi, ngồi -

nhìn, chải lông, gây hấn, di chuyển, giao phối, uống nước. Tối đa ghi

lại 4 cá thể trong mỗi scan. Các thông số thu thập bao gồm: Ngày

quan sát, thời gian động vật bắt đầu và kết thúc hoạt động, giới tính

và độ tuổi cá thể quan sát. Riêng tập tính ăn ngoài việc ghi nhận sẽ

được ghi chú thêm loại thức ăn động vật sử dụng, loài cây động vật

ăn, giá thể động vật sử dụng để ăn, các sinh cảnh động vật thường

xuất hiện để kiếm thức ăn,…

Số liệu Scan được thu trên 2 đàn. Đàn số 1 sinh sống ở khu

rừng sau lưng Bãi Làng, Đàn số 2 sinh sống ở khu vực xung quanh

rẫy của một hộ nông dân tên Bàng và chuỗi nhà hàng sát biển Bãi

Chồng.

2.3.3. Phương pháp điều tra thực vật (Thái Văn Trừng, 1978 –

Phạm Hoàng Hộ, 1999)

* Kỹ thuật lập ô tiêu chuẩn: Tiến hành đo 4 ô tiêu chuẩn với

kích thước các ô bên trong là 50x50m; 10x10m; 2x2m. Các ô được

8

phân bố tại các điểm khỉ vàng thường tới để kiếm thức ăn, sau đó

tiến hành điều tra, phân loại, xác định các loài thực vật có trong ô và

tham vấn chuyên gia, Trần Ngọc Toàn-Trung tâm GreenViet.

* Kỹ thuật lấy mẫu thực vật: Quan sát trực tiếp khỉ vàng ăn

sau đó tiếp cận và

thu mẫu thức ăn (lá

, hoa, quả,…). Lấy mẫu thực

vật đúng theo tiêu chuẩn, sấy khô tạm thời tại thực địa sau đó nhận

hỗ trợ của chuyên gia để phân loại thực vật, Trần Ngọc Toàn - Trung

tâm GreenViet.

* Kỹ thuật xác định tên tên loài: Dựa vào đặc điểm bên ngoài

của cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của thực vật. Đặc biệt là hình

thái cơ quan sinh sản, vì loại cơ quan này ít biến đổi hơn so với cơ

quan sinh dưỡng khi điều kiện môi trường thay đổi. Trong phân loại,

nghiên cứu sử dụng sách “ Cây cỏ Việt Nam” ( Phạm Hoàng Hộ,

1999) làm cơ sở cho việc phân loại

2.3.4. Phương pháp xử lý, mô tả và phân tích số liệu

- Mô tả: dữ liệu thu được qua đó tìm ra các điểm lưu ý ở tần

suất, các giá trị trung bình, để rút ra đặc điểm cơ bản của các biến

nghiên cứu. Từ đây diễn tả bằng những biểu đồ, bảng biểu cho các

thông tin.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH CẢNH SỐNG CỦA KHỈ VÀNG TẠI CÙ

LAO CHÀM

Nghiên cứu này đã xây dựng 4 ô tiêu chuẩn cùng với việc kế

thừa các kết quả nghiên cứu trước đây để đưa ra một số đặc điểm về

sinh cảnh của khỉ vàng như sau. Dựa trên danh mục các loài thực vật

và đăc điểm địa hình, đặc điểm nhân tác, chúng tôi chia 2 loại sinh

9

cảnh sống của khỉ: rừng tự nhiên và rẫy nông nghiệp. Kết quả có tất

cả 50 loài thực vật thuộc 26 họ.

Trong sinh cảnh rừng tự nhiên, các họ thực vật có nhiều loài

nhất là Moraceae (7 loài), Euphorbiaceae (6 loài), Arecaceae (3 loài),

Myrtaceae (3 loài) và Rubiaceae (3 loài). Họ phổ biến có số lượng

cây nhiều nhất trong sinh cảnh rừng tự nhiên là Tiliaceae (n=25), các

họ phổ biến thứ nhì và thứ ba là Euphorbiaceae (n=14) và Moraceae

(n=13). Các loài phổ biến trong sinh cảnh rừng tự nhiên là bù lốt

(n=15), chiếc chùm to (n=11), lò bó (n=10). Trong sinh cảnh rẫy

nông nghiệp, họ thực vật có nhiều loài và chiếm số lượng nhiều nhất

là Moraceae (4 loài) (n=15). Loài phổ biến trong sinh cảnh rừng

trồng là mít (n=11). Trong cả hai sinh cảnh, chi Ficus có nhiều loài

nhất (6 loài).

Các nghiên cứu về khỉ vàng trên thế giới và trong nước cho

thấy các họ Moraceae, Euphorbiaceae, Arecaceae, Myrtaceae,

Rubiaceae chiếm phần lớn trong thức ăn tự nhiên của khỉ vàng. Thực

vật thuộc chi Ficus đa dạng và chiếm số lượng lớn đem tới nhiều

thuận lợi cho khỉ vàng phát triển. Như vậy thảm thực vật tại Cù Lao

Chàm có đầy đủ điều kiện để đáp ứng đủ được nhu cầu thức ăn của

khỉ vàng.

3.2. THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA KHỈ VÀNG

Từ 460 mẫu quan sát hành vi ăn ghi nhận 4 loại thức ăn của

khỉ vàng được thể hiện trong biểu đồ hình 3.1. Trong bốn nguồn thức

ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất là thực vật. Thực vật tự nhiên chiếm tỉ lệ 54%,

thực vật trồng tại rẫy nông nghiệp chiếm tỉ lệ 24%. Thực phẩm của

con người chiếm tỉ lệ 21%, và ít nhất là động vật chiếm tỉ lệ 1%. Như

vậy, thực vật là loại thức ăn quan trọng đối với khỉ vàng với 78% số

lần quan sát.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!