Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tăng cấu trúc xốp của tro bay bằng biến tính hóa học trong điều kiện mềm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
353
NGHIÊN CỨU TĂNG CẤU TRÚC XỐP CỦA TRO BAY
BẰNG BIẾN TÍNH HÓA HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN MỀM
Nguyễn Tuấn Dung*
, Nguyễn Thanh Mỹ, Trần Thị Minh Huyền
Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 18-01-2012
Abstract
Increasing demand for energy has led to an increase in the utilization of coal and, subsequently, in producing large
quantities of fly ash as a waste product. Since fly ash is enriched with SiO2 and Al2O3, this waste product can be
transformed into zeolite-like crystalline materials as a result of chemical treatment. In this study, the change in the
porous structure of Pha Lai fly ash chemically treated with HCl and NaOH 2 M solutions at 50oC was examined. The
results showed that the NaOH-treated fly ash (FA-NaOH) had a much greater specific area (SSA) and pore volume than
the HCl-treated fly ash (FA-HCl) and untreated fly ash (FA). The XRD patterns showed the presence of NaP in the FANaOH. The FE-SEM images showed that after the NaOH treatment, FA changes its shape of smooth balls into the
rough surfaces, but not in the case of FA-HCl. The obtained results predict that FA-NaOH could be used as the efficient
adsorbent for environmental pollutant removal.
Keywords: Pha Lai fly ash, chemical modification, porous structure change, efficient adsorbent.
1. MỞ ĐẦU
Tro than bay là chất phế thải của các nhà máy
nhiệt điện, có thành phần chủ yếu ngoài lượng
cacbon chưa cháy hết là các oxit kim loại như silic,
nhôm, sắt, canxi.... Do nhu cầu về năng lượng nhiệt
điện tăng cao, lượng tro bay thải ra môi trường cũng
gia tăng nhanh chóng, gây một sức ép lớn cho môi
trường. Việc nghiên cứu tái sử dụng tro bay thực sự
có ý nghĩa kinh tế xã hội cao, thu hút sự quan tâm
mạnh mẽ của đông đảo các nhà khoa học. Ngoài lĩnh
vực chế tạo vật liệu xây dựng, tro bay còn được
nghiên cứu làm vật liệu hấp phụ ứng dụng xử lý
nước thải [1]. Trong lĩnh vực này, đặc điểm cấu trúc
và diện tích bề mặt của vật liệu đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tro bay
có dạng các hạt cầu tròn nhẵn, độ xốp rất nhỏ, diện
tích bề mặt riêng thấp, cỡ từ 0,5 đến 2 m2
/g [2, 3], do
đó dung lượng hấp phụ của tro bay thấp, phải sử
dụng với lượng lớn. Việc biến tính tro bay để khắc
phục các yếu điểm này, tăng giá trị cho vật liệu là
việc làm hết sức cần thiết. Trong bài báo này chúng
tôi trình bày kết quả nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc
xốp và diện tích bề mặt riêng của tro bay nhà máy
nhiệt điện Phả Lại sau khi xử lý axit, xử lý kiềm ở
nhiệt độ thấp.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Biến tính tro bay
Sử dụng tro bay (FA) của Nhà máy sản xuất tro
bay Phả Lại loại nhỏ mịn (kích thước hạt cỡ 10 µm),
cho 10g vào 20 mL dung dịch HCl và NaOH nồng
độ 2 M, khuấy liên tục ở 50oC trong 24 giờ. Rửa
sạch sản phẩm bằng nước cất tới môi trường trung
tính, sấy khô ở nhiệt độ 105oC trong 24 giờ, thu
được tro bay FA-HCl và FA-NaOH.
2.2. Nghiên cứu các tính chất của tro bay
Cấu trúc tinh thể của tro bay ban đầu và tro bay
đã qua xử lý được xác định bằng phổ nhiễu xạ tia X
ghi trên máy D8 Advance Brucker (CHLB Đức).
Cấu trúc xốp và diện tích bề mặt riêng được xác định
theo phương pháp BET nhờ thực nghiệm hấp phụ
khí nitơ trên thiết bị TriStar 3000 của hãng
Micromeritics. Hình thái cấu trúc của tro bay trước
và sau khi biến tính được nghiên cứu bằng kính hiển
vi điện tử quét phát xạ trường (FE-SEM) trên thiết bị
Hitachi 4800 (Nhật Bản).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu cấu trúc tinh thể
Cấu trúc tinh thể của các mẫu tro bay trước và
sau khi biến tính (FA, FA-HCl và FA-NaOH) được
nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nhiễu xạ tia
X (XRD), kết quả trình bày trên hình 1.
Ta thấy giản đồ XRD của mẫu FA trên hình 1
thể hiện các cấu trúc tinh thể đặc trưng của tro bay
(quartz, mullite, hematite) phù hợp với các tài liệu
TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 50(3) 353-356 THÁNG 6 NĂM 2012