Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sự thay đổi của động vật đất dưới các kiểu thảm thực vật trong quá trình phục hồi tự nhiên ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1942

Nghiên cứu sự thay đổi của động vật đất dưới các kiểu thảm thực vật trong quá trình phục hồi tự nhiên ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 123 - 127

123

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐỘNG VẬT ĐẤT

DƢỚI CÁC KIỂU THẢM THỰC VẬT TRONG QUÁ TRÌNH

PHỤC HỒI TỰ NHIÊN Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG

Đỗ Khắc Hùng1

, Lê Ngọc Công2*, Nguyễn Thị Thu Hà2

1

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

2

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong ba kiểu thảm thực vật nghiên cứu đã gặp 18 loài Giun đất và 12 nhóm Mesofauna khác.

Trong đó số loài Giun đất cao nhất ở rừng thứ sinh (9 loài), ở thảm cỏ (7 loài) và ít nhất là ở thảm

cây bụi thấp (5 loài). Số lƣợng và sinh khối trung bình của Giun đất trong đất rừng thứ sinh là 25,6

con/m2

và 12,38g/m2

, ở thảm cây bụi thấp là 36,67 con/m2

và 8,21g/m2

, ở thảm cỏ là 14 con/m2

2,1g/m2 . Số nhóm Mesofauna đã gặp cao nhất ở thảm cây bụi thấp (8 nhóm), rừng thứ sinh (7

nhóm), thấp nhất là thảm cỏ chỉ có 4 nhóm. Số lƣợng và sinh khối trung bình nhóm Mesofauna trong

đất rừng thứ sinh là 40 con/m2

và 5,47g/m2

, ở thảm cây bụi thấp là 28 con/m2

và 0,79g/m2

, ở thảm cỏ là 10

con/m2

và 0,27g/m2

. Sự phong phú của động vật đất thay đổi rõ rệt theo chiều hƣớng phục hồi độ

che phủ của thảm thực vật. Động vật đất ở rừng thứ sinh là phong phú nhất, tiếp theo là thảm cây

bụi thấp và kém phong phú nhất là ở thảm cỏ.

Từ khoá: Rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ, độ che phủ, huyện Vị Xuyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ

*

Động vật đất nói chung, Giun đất và các

nhóm Mesofauna khác nói riêng có vai trò

quan trọng trong quá trình hình thành đất, quá

trình phân giải chất hữu cơ, các quá trình mùn

hóa và khoáng hóa góp phần vào sự hoàn trả

lại vật chất cho các hệ sinh thái. Ngƣợc lại,

đặc điểm lớp phủ thực vật là một trong những

yếu tố quan trọng tác động đến cấu trúc định

tính và định lƣợng của quần xã động vật đất.

Để tìm hiểu ảnh hƣởng của các kiểu thảm

thực vật đến sự thay đổi về thành phần loài,

độ phong phú của động vật đất, chúng tôi

tiến hành thu lƣợm, phân tích mẫu Giun đất

và các nhóm Mesofauna khác dƣới các kiểu

thảm: rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp và

thảm cỏ trong quá trình phục hồi tự nhiên ở

huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là các loài, phân loài

Giun đất và các nhóm Mesofauna khác dƣới

các kiểu thảm thực vật trong quá trình phục

hồi tự nhiên: rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp

và thảm cỏ ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

*

Tel: 0915.462404

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp thu mẫu

Mẫu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác

đƣợc thu theo phƣơng pháp của Ghilliarov

M.S (1975)[3] trong các hố đào ở các kiểu

thảm rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp và

thảm cỏ. Mỗi kiểu thảm đào 6 hố đƣợc phân

bố đồng đều ở các vị trí. Mỗi hố đào có kích

thƣớc 50x50cm, đào theo từng lớp đất sâu 10

cm cho đến khi hết Giun đất và các nhóm

Mesofauna khác. Đất đào lên đƣợc cho vào

một tấm nilon, dùng tay bóp vụn đất để chọn

và nhặt Giun đất và các nhóm Mesofauna.

Các mẫu Giun đất sau khi thu ngoài thực địa

đƣợc rửa sạch đất và loại bỏ các vụn hữu cơ

trƣớc khi đƣợc định hình trong dung dịch

formalin 4%. Các mẫu Mesofauna khác sau

khi thu ngoài thực địa đƣợc rửa sạch đất và

loại bỏ các vụn hữu cơ trƣớc khi đƣợc định

hình trong cồn 70%. Thời gian thu mẫu tháng

5 năm 2013.

Phương pháp phân tích mẫu

Phân tích, mô tả Giun đất và các nhóm

Mesofauna khác theo phƣơng pháp và các

khóa định loại của Thái Trần Bái (1983)[1],

Thái Trần Bái (2000)[2], Ghilliarov M.S

(1975)[3]. Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!