Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Sự Thay Đổi Chất Lượng Môi Trường Nước Mặt Sông Đà Đoạn Chảy Qua Thành Phố Hòa Bình Giai Đoạn 2017 2021
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1005

Nghiên Cứu Sự Thay Đổi Chất Lượng Môi Trường Nước Mặt Sông Đà Đoạn Chảy Qua Thành Phố Hòa Bình Giai Đoạn 2017 2021

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN THỊ THANH TUYẾN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG

MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT SÔNG ĐÀ ĐOẠN CHẢY QUA

THÀNH PHỐ HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2021

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VŨ HUY ĐỊNH

Hà Nội, 2022

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các đoạn

trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn; các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

Hòa Bình, ngày 05 tháng 9 năm 2022

Tác giả

Trần Thị Thanh Tuyến

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại

học Lâm nghiệp, Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ, tạo

mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Huy Định đã trực

tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,

khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt

huyết và năng lực của mình. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý

báu của quý thầy cô, và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn, toàn

diện hơn trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022

Học viên

Trần Thị Thanh Tuyến

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.....................................................viii

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 3

1.1. Khái quát chung ...................................................................................... 3

1.2. Tổng quan về chất lượng nước ............................................................... 3

1.2.1. Khái niệm nước mặt.......................................................................... 3

1.2.2. Khái niệm ô nhiễm nước................................................................... 4

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt ..................................... 4

1.3. Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi

trường nước.................................................................................................... 7

1.4. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam............. 11

1.4.1. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới .............................. 11

1.4.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam................................ 15

Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 19

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 19

2.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 19

2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................ 19

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 19

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................... 19

2.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu ..................................................... 20

iv

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 20

2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu hiện trạng và biến động chất lượng nước

mặt sông Đà .............................................................................................. 20

2.4.2. Phương pháp xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng

nước khu vực nghiên cứu.......................................................................... 26

2.4.3. Phương pháp đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất

lượng nước khu vực nghiên cứu................................................................ 26

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU............................................................................................... 28

3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 28

3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ........................................................... 28

3.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng ...................................................... 29

3.1.3. Điều kiện thủy văn .......................................................................... 33

3.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021........................ 34

3.2.1. Khái quát tình hình thực hiện năm 2021 ........................................ 34

3.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021 .................. 36

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 39

4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Đà, đoạn chảy qua

thành phố Hòa Bình ..................................................................................... 39

4.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI ......................................... 48

4.3. Sự thay đổi chất lượng môi trường nước mặt sông Đà, đoạn chảy qua

thành phố Hòa Bình giai đoạn 2017-2021................................................... 49

4.3.1. Sự thay đổi giá trị pH của nước sông giai đoạn 2017-2021 .......... 49

4.3.2. Sự thay đổi giá trị DO của nước sông giai đoạn 2017-2021 ......... 50

4.3.3. Sự thay đổi giá trị TSS của nước sông giai đoạn 2017-2021......... 51

4.3.4. Sự thay đổi giá trị COD của nước sông giai đoạn 2017-2021....... 52

4.3.5. Sự thay đổi giá trị BOD5 của nước sông giai đoạn 2017-2021...... 53

v

4.3.6. Sự thay đổi giá trị Amoni (NH4

+

-N) của nước sông giai đoạn

2017-2021 .......................................................................................... 54

4.3.7. Sự thay đổi giá trị Nitrat (NO3

-

) của nước sông giai đoạn 2017-2021 55

4.3.8. Sự thay đổi giá trị các kim loại nặng của nước sông giai đoạn

2017-2021 ................................................................................................. 56

4.3.9. Sự thay đổi giá trị Coliform của nước sông giai đoạn 2017-2021. 56

4.3.10. Sự thay đổi giá trị dầu mỡ của nước sông giai đoạn 2017-2021. 57

4.4. Nghiên cứu xác định các nguồn ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt

sông Đà, đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình.............................................. 59

4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước khu vực

nghiên cứu.................................................................................................... 63

4.5.1. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý.................................. 64

4.5.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị................................ 66

4.5.3. Thực hiện và tăng cường các công tác quản lý môi trường nước mặt

sông Đà ..................................................................................................... 66

4.5.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải........................... 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Diễn giải

BC Báo cáo

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BVMT Bảo vệ môi trường

BOD Biochemical hay Biological Oxygen

Demand

CCN Cụm công nghiệp

COD Chemical Oxygen Demand

CNN Cụm công nghiệp

DO Dissolved Oxygen

HĐND Hội đồng nhân dân

KHCN Khoa học công nghệ

KCN Khu công nghiệp

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TSS Tổng chất rắn lơ lửng

TNMT Tài nguyên môi trường

UBND Ủy ban nhân dân

WQI Water Quality Index

XLNT Xử lý nước thải

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông Đà...... 21

Bảng 2.2: Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI .......................... 25

Bảng 3.1: Nhiệt độ trong các tháng và năm.................................................... 29

Bảng 3.2: Độ ẩm trong các tháng và năm....................................................... 30

Bảng 3.3: Lượng mưa trong các tháng và năm............................................... 31

Bảng 3.4: Số giờ nắng trong các tháng và năm .............................................. 32

Bảng 4.1: Đánh giá phân vùng chất lượng nước mặt sông Đà trong các đợt

quan trắc .......................................................................................................... 48

Bảng 4.2: Tọa độ các điểm lấy mẫu nước thải sinh hoạt................................ 60

Bảng 4.3: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt xả thải ................................ 60

ra sông Đà đợt 1 quan trắc tháng 6 ................................................................. 60

Bảng 4.4: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt xả thải ra sông Đà đợt 2

quan trắc tháng 11 ........................................................................................... 61

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Bản đồ các vị trí lấy mẫu nước mặt sông Đà.................................. 22

Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Hòa Bình......................................... 28

Hình 4.1: Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong các đợt quan trắc............ 41

Hình 4.2: Biểu đồ diễn biến pH trong các đợt quan trắc ................................ 42

Hình 4.3: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trong các đợt quan trắc ............. 42

Hình 4.4: Biểu đồ diễn biến giá trị BOD5 trong nước mặt sông Đà ............... 43

Hình 4.5: Biểu đồ diễn biến giá trị COD trong nước mặt sông Đà ................ 44

Hình 4.6: Biểu đồ diễn biến giá trị Amoni trong nước mặt sông Đà.............. 45

Hình 4.7: Biểu đồ diễn biến giá trị nitrat trong nước mặt sông Đà ................ 45

Hình 4.8: Biểu đồ diễn biến giá trị Coliform trong nước mặt sông Đà .......... 46

Hình 4.9: Biểu đồ diễn biến tổng dầu mỡ trong nước mặt sông Đà ............... 47

Hình 4.10: Biểu đồ diễn biến Sự thay đổi giá trị pH của nước sông giai đoạn

2017-2021........................................................................................................ 49

Hình 4.11: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO qua các đợt quan trắc trong các

năm 2017 - 2021.............................................................................................. 50

Hình 4.12: Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS qua các đợt quan trắc trong các

năm 2017 - 2021.............................................................................................. 51

Hình 4.13: Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD qua các đợt quan trắc trong

các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 52

Hình 4.14: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD5 qua các đợt quan trắc trong

các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 53

Hình 4.15: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Amoni qua các đợt quan trắc trong

các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 54

Hình 4.16: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Nitrat qua các đợt quan trắc trong

các năm 2017 - 2021 ....................................................................................... 55

Hình 4.17: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Coliform qua các đợtquan trắc trong

các năm 2017 – 2021....................................................................................... 56

Hình 4.18: Biểu đồ diễn biến hàm lượng dầu mỡ qua các đợt........................ 57

quan trắc trong các năm 2017 - 2021.............................................................. 57

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường, là yếu tố đặc

biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng này đang phải đối mặt

với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt, đặc biệt là tài nguyên nước mặt. Chất lượng

nước mặt bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các hoạt động do con người và một phần

quá trình tự nhiên, bao gồm điều kiện thời tiết, tình trạng xói mòn, đặc trưng

về thủy văn, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa, các hoạt động công

nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp, tình trạng xả nước thải và việc khai thác và

sử dụng tài nguyên nước. Lưu vực là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước

mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào. Mỗi lưu vực là một hệ thống, mỗi tác

động gây ra trên lưu vực đều có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nước, vì

vậy quản lý nguồn nước phải gắn liền với quản lý và bảo vệ lưu vực. Việc

đánh giá chất lượng nước mặt ở hầu hết các quốc gia, mỗi vùng địa lý đã trở

thành một vấn đề cấp thiết trong những năm gần đây, đặc biệt là những lo

ngại nước là một nguồn tài nguyên khan hiếm trong tương lai. Với tầm quan

trọng của nguồn tài nguyên nước mặt, đặc biệt tại các khu vực có nhiều hoạt

động khai thác, sử dụng không bền vững. Nghiên cứu chất lượng nước mặt

đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên

nước và giúp đưa ra các biện pháp cải thiện chất lượng nước, sử dụng hợp lý

bền vững.

Hoà Bình là tỉnh miền núi nhưng có tiềm năng mặt nước rất lớn. Hệ

thống sông suối của tỉnh tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều trên các

huyện, thị, thành phố. Toàn tỉnh có 5 con sông chảy qua đó là sông Đà, sông

Bôi, sông Bưởi, sông Lạng và sông Bùi, với tổng chiều dài là 393km, sông Đà

có chiều dài lớn nhất 151 km. Sông Đà có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và

2

phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của

các tỉnh Hòa Bình. Sông Đà cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Hòa Bình

và thành phố Hà Nội, cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ giao

thông, khai thác cát lòng sông… Khu vực sông Đà có quá trình phát triển kinh

tế năng động, với nhiều ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản

xuất hiện nay. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế thì các

vấn đề về môi trường cũng đã nảy sinh. Đoạn trung lưu sông Đà chảy qua

Thành phố Hòa Bình là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao.

Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động sinh

hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đã và đang gây áp lực lớn cho chất

lượng môi trường nước. Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường

nước mặt sông Đà có xu hướng xấu đi, vì vậy cần có những nghiên cứu sự

biến động chất lượng môi trường nước với mục tiêu cung cấp một cách nhìn

tổng quan về chất lượng nước sông Đà; xác định các nguyên nhân chủ yếu gây

ô nhiễm và suy thoái nguồn nước trong thời gian qua, cũng như đưa ra những

khuyến nghị, giải pháp cho các vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu

sự thay đổi chất lượng môi trường nước mặt sông Đà đoạn chảy qua thành

phố Hòa Bình giai đoạn 2017-2021”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!