Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––
NGÔ THỊ HUYỀN TRANG
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN
TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––
NGÔ THỊ HUYỀN TRANG
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN
TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Thị Thu
THÁI NGUYÊN – 2020
i
MỤC LỤC
Mục lục .............................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ..................................................................... 4
2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 4
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 5
5. Kết cấu của luận án......................................................................................... 6
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU........................................ 7
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn .................................................................... 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn .................................................................. 12
1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã nghiên cứu có liên
quan đến luận án ............................................................................................... 15
1.4. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 16
Tóm tắt chƣơng 1 ............................................................................................ 18
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN. 19
2.1. Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch
nông thôn.......................................................................................................... 19
2.1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn...................................................... 19
2.1.2. Quản lý phát triển du lịch nông thôn........................................................ 29
2.1.3. Sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn...... 33
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển du lịch nông thôn ...................................................................................... 44
ii
2.2. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển
du lịch nông thôn .............................................................................................. 49
2.2.1. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển
du lịch nông thôn trên thế giới .......................................................................... 49
2.2.2. Kinh nghiệm về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch
nông thôn tại Việt Nam..................................................................................... 53
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển DLNT từ các nước trên thế giới và Việt Nam ............................................ 57
Tóm tắt chƣơng 2 ............................................................................................ 59
Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 60
3.1. Phương pháp tiếp cận ................................................................................. 60
3.1.1. Tiếp cận kế thừa ...................................................................................... 60
3.1.2. Tiếp cận điển hình................................................................................... 60
3.1.3. Tiếp cận có sự tham gia........................................................................... 60
3.1.4. Tiếp cận cá biệt ....................................................................................... 61
3.2. Khung phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du
lịch nông thôn vùng Đông Bắc .......................................................................... 61
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 64
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 64
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ................................................ 70
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 70
3.4. Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc ........................................... 74
3.4.1. Yếu tố lợi ích .......................................................................................... 74
3.4.2. Yếu tố rào cản......................................................................................... 75
3.4.3. Yếu tố quan điểm của người dân.............................................................. 76
3.4.4. Yếu tố chính sách của Nhà nước............................................................. 77
3.4.5. Yếu tố dự định tham gia của người dân.................................................... 78
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................... 79
3.5.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch nông thôn ..................................... 79
3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân............................................ 82
Tóm tắt chương 3.............................................................................................. 84
iii
Chƣơng 4 THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
......................................................................................................................... 85
4.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam 85
4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 85
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 86
4.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ........................... 87
4.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam ............. 88
4.2.1. Thông tin chung về các điểm du lịch và sản phẩm du lịch nông thôn vùng
Đông Bắc.......................................................................................................... 89
4.2.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn vùng Đông
Bắc ................................................................................................................... 90
4.2.3. Các cơ sở và hộ dân tham gia kinh doanh du lịch nông thôn..................... 95
4.2.4. Số lượng du khách đến khám phá du lịch nông thôn................................. 97
4.2.5. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn................. 99
4.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn ................................... 100
4.2.7. Những khó khăn trong phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc....... 101
4.3. Thực trạng tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn
vùng Đông Bắc ............................................................................................... 103
4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.............................................. 103
4.3.2. Nội dung tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn .... 103
4.3.3. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn ...... 119
4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý
phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc.................................................... 120
b, Yếu tố rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn........... 121
c, Yếu tố quan điểm người dân về phát triển du lịch nông thôn........................ 122
d, Yếu tố chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch nông thôn.................. 123
b, Phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................................. 124
c, Phân tích hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình ... 126
d, Phân tích mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn....................................... 127
iv
e, Phân tích so sánh sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển DLNT theo đặc điểm nhân khẩu học ....................................................... 129
4.4. Đánh giá chung về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch
nông thôn vùng Đông Bắc............................................................................... 132
4.4.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 132
4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại....................................................................... 133
4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 135
Tóm tắt chương 4............................................................................................ 137
Chƣơng 5 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI
DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG
ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ... 138
5.1. Bối cảnh phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam............... 138
5.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông
Bắc ................................................................................................................. 140
5.2.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 140
5.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 141
5.2.3. Định hướng phát triển ........................................................................... 141
5.3. Giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ........................................................... 142
5.3.1. Nhóm giải pháp được xây dựng dựa trên kết quả phân tích mô hình nghiên
cứu ................................................................................................................. 142
5.3.2. Nhóm giải pháp khác............................................................................. 147
5.4. Kiến nghị ................................................................................................. 156
5.4.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch....................................... 156
5.4.2. Kiến nghị với Tổng Cục du lịch............................................................. 156
5.4.3. Kiến nghị với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh thành................. 156
KẾT LUẬN .................................................................................................... 158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 162
Tiếng Việt ...................................................................................................... 162
Tiếng Anh....................................................................................................... 165
Phụ lục 1 ........................................................................................................ 174
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
1 DLNT Du lịch nông thôn
2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
3 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
4 CĐĐP Cộng đồng địa phương
5 NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
6 CCTC Cơ cấu tổ chức
7 SPDL Sản phẩm du lịch
8 ĐVT Đơn vị tính
9 CS Cơ sở
10 KS Khách sạn
11 Ph Phòng
12 EFA Phân tích yếu tố khám phá
13 KT - XH Kinh tế - xã hội
14 TLTK Tài liệu tham khảo
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các loại hình du lịch nông thôn ............................................................ 24
Bảng 3.1. Địa điểm nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam ................................................................. 66
Bảng 3.2. Phân bổ số lượng phần tử mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu ........... 68
Bảng 3.3. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý................................... 69
Bảng 3.4. Biến mô tả lợi ích có được khi tham gia vào hoạt động......................... 75
quản lý phát triển du lịch nông thôn...................................................................... 75
Bảng 3.5. Biến mô tả rào cản khi tham gia vào hoạt động..................................... 76
quản lý phát triển du lịch nông thôn...................................................................... 76
Bảng 3.6. Biến mô tả quan điểm của người dân .................................................... 77
về phát triển du lịch nông thôn ............................................................................. 77
Bảng 3.7. Biến mô tả chính sách của Nhà nước .................................................... 78
trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ............................................................ 78
Bảng 3.8. Biến mô tả sự tham gia trong tương lai vào hoạt động quản lý.............. 79
phát triển du lịch nông thôn của người dân ........................................................... 79
Bảng 4.1. Các cơ sở kinh doanh du lịch vùng Đông Bắc....................................... 95
Bảng 4.2. Các hộ tham gia kinh doanh du lịch nông thôn vùng Đông Bắc ............ 96
Bảng 4.3. Số lượt khách đến các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm ...................... 97
Bảng 4.4. Số lượt du khách khám phá du lịch nông thôn các tỉnh vùng Đông Bắc 98
Bảng 4.5. Số lượng lao động trực tiếp tham gia vào du lịch nông thôn vùng......... 99
Đông Bắc năm 2018 ............................................................................................. 99
Bảng 4.6. Tổng thu từ khách du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc............................. 100
Bảng 4.7. Số người tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn .. 103
Bảng 4.8. Dự định tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn .. 103
trong tương lai.................................................................................................... 103
Bảng 4.9. Nội dung dự định tham gia vào các hoạt động có liên quan đến.......... 104
du lịch nông thôn................................................................................................ 104
Bảng 4.10. Nội dung tham gia vào quá trình lập kế hoạch .................................. 106
Bảng 4.11. Nội dung tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức ................ 109
vii
Bảng 4.12. Tổng hợp các hoạt động nâng cao nhân thức của người dân khu vực
Đông Bắc năm 2018 ........................................................................................... 110
Bảng 4.13. Nội dung tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện du lịch nông thôn113
Bảng 4.14. Nội dung tham gia vào quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch .......... 116
Bảng 4.15. Kết quả thanh tra, kiểm tra về các hoạt động DLNT vùng Đông Bắc......... 117
Bảng 4.16. Nội dung tham gia vào quá trình kiểm soát và quản lý du lịch .......... 118
Bảng 4.17. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn
vùng Đông Bắc................................................................................................... 119
Bảng 4.18. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố lợi ích .............. 120
Bảng 4.19. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố rào cản............. 121
Bảng 4.20. Đánh giá của người dân về trách nhiệm với hoạt động quản lý phát triển du lịch
nông thôn tại địa phương........................................................................................ 122
Bảng 4.21. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố quan điểm........ 122
Bảng 4.22. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố chính sách của Nhà
nước 123
Bảng 4.23. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến......................................... 124
Bảng 4.24. Bảng phân tích tổng thể mô hình nghiên cứu .................................... 125
Bảng 4.25. Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập........ 126
Bảng 4.26. Phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người
dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn.................................................... 128
Bảng 4.27. Giá trị beta chuyển hóa của các biến................................................. 128
Bảng 5.1. Phân tích mô hình SWOT về thực trạng phát triển du lịch nông thôn vùng
Đông Bắc............................................................................................................ 138
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý phát triển DLNT.......... 28
Hình 2.2. Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm...............................46
Hình 3.1. Khung phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển du lịch nông thôn.............................................................................62
Hình 4.1. Đồ thị phân bố phần dư hàm hồi quy ....................................................206
Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình..............................207
Hình 4.3. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy..................207
Hình 5.1. Cơ chế về mô hình liên kết giữa các bên trong phát triển DLNT vùng
Đông Bắc ...............................................................................................149
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng
tăng cao, du lịch trở thành hoạt động không thể thiếu của con người. Trong những năm
vừa qua, ngành du lịch của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể cùng với sự phát
triển vượt bậc năm 2017 và đặc biệt trong năm 2018, du lịch Việt Nam đã có những
bước tiến ấn tượng với tốc độ tăng trưởng ở mức cao xét trên bình diện khu vực và
trên thế giới. Việt Nam được xếp thứ 3 trong 10 nước có lượng khách quốc tế tăng cao.
Năm 2018, Việt Nam đón được 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với
năm 2017 và phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa, đóng góp cho tổng thu từ khách
du lịch là 637.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp vào GDP chiếm tới 8,39% [40]. Lần đầu
tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất
thế giới đóng góp quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước [2][38].
Việt Nam là đất nước đang phát triển với xuất phát điểm từ một nước nông
nghiệp, cư dân chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn cùng những điều kiện về tài
nguyên du lịch như đất đai, con người và các giá trị văn hóa lịch sử,… thuận lợi để
phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn. Tại các quốc gia
đang phát triển, du lịch được coi là cơ hội để cải thiện cuộc sống của người dân thông
qua cung cấp công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp bảo vệ môi trường và nâng cao sự
hiểu biết của người dân [52]. Trong khi, tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng và kiến thức về du
lịch của người dân còn hạn chế cùng với xu thế đô thị hóa và các hoạt động tái cấu trúc
đã đặt ra cho ngành du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng những thách thức
mới.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 cho thấy Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch theo vùng miền. Qua đó
Vùng Đông Bắc Việt Nam là một trong bảy vùng được Nhà nước đưa vào quy hoạch
phát triển với những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng của vùng miền. Vùng
Đông Bắc được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển đa dạng các loại hình du
lịch. Bên cạnh đó, với tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 14,87% đứng thứ 2 trong cả nước và
tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,07% đứng thứ 3 trong tổng số 7 vùng của Việt Nam [44], vùng
Đông Bắc cần phải tập trung tìm ra một hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế, trong
2
đó đặc biệt chú trọng đến phát triển du lịch, bởi du lịch luôn được coi là mũi nhọn
trong các ngành kinh tế.
Ngày nay với xu thế “đô thị hóa”, việc tìm ra một cán cân để cân bằng cuộc sống
của đô thị được coi là điều cần thiết và chính điều này đã mở ra cơ hội phát triển đa
dạng các loại hình du lịch, trong đó, DLNT là một hướng đi khá mới mẻ. Du lịch nông
thôn được coi như một phương tiện hiệu quả để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế
nông thôn [94]. DLNT tại vùng Đông Bắc tuy mới hình thành trong khoảng hơn một
thập kỷ trở lại đây, song đã mang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân tham gia ở một
số làng quê của Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,... Tuy vậy, nhìn chung DLNT tại vùng
Đông Bắc Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của
vùng, với những nét đặc sắc về văn hóa truyền thống lâu đời như văn hóa của các dân
tộc, các làng nghề thủ công truyền thống [41].
Phát triển DLNT vùng Đông Bắc cần có một hướng đi đúng đắn và lâu dài, trong
đó, mối quan hệ giữa các bên tham gia vào phát triển du lịch nông thôn được coi là
mấu chốt của sự thành công [40]. Các bên liên quan tham gia vào phát triển các loại
hình du lịch bao gồm Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, người dân và
khách du lịch. Trong đó, đặc biệt là với loại hình DLNT, người dân và cộng đồng địa
phương đóng vai trò then chốt. Luật Du lịch Việt Nam 2017 có nêu rõ, cộng đồng dân
cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ các hoạt động du lịch, có trách
nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Theo đó, cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu
tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa…Điều này cho thấy,
Đảng và Nhà nước đã và đang đánh giá cao vai trò của người dân trong hoạt động phát
triển các loại hình du lịch, trong đó có DLNT [31]. Bởi các dịch vụ trải nghiệm được
thực hiện ở khu vực nông thôn gắn sự ham mê, ưa thích của du khách với các hoạt
động hàng ngày của người dân. Bên cạnh đó, người dân được xem là đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tại khu vực.
Chính vì vậy, trong thời gian tới các địa phương cần tập trung quan tâm đến các yếu tố
chính để phát triển DLNT, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc
văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; sự tham gia của cộng đồng
và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của DLNT, đề cao vai trò của việc hình
thành các chuỗi giá trị trong quá trình phát triển DLNT.
3
Trong thời gian vừa qua, người dân ở khu vực nông thôn vùng Đông Bắc đã dần
dần được tiếp cận với du lịch nông thôn – loại hình được xem là khá mới mẻ ở Việt
Nam. Theo đó, mỗi địa phương có một số điểm du lịch tiềm năng để phát triển loại
hình du lịch này và các địa phương đó thông qua sự hỗ trợ từ phía chính quyền cùng
các tổ chức quốc tế tài trợ đã bắt đầu thành công trong việc thu hút du khách trong và
ngoài nước. Từ đó, kéo theo sự hưởng ứng của người dân sở tại vào các hoạt động
phục vụ du khách khi chỉ tính riêng năm 2018, có 1.290 hộ dân tham gia vào phát triển
loại hình du lịch này ở khu vực Đông Bắc (chiếm 31,6% trong tổng số hộ dân của khu
vực). Con số này tuy chưa lớn song đã chứng tỏ hiệu ứng và tiềm năng phát triển du
lịch nông thôn trong tương lai tại khu vực.
Cùng với các loại hình du lịch truyền thống khác, DLNT được hình thành đã và
đang góp phần mang lại thu nhập, tạo việc làm, thúc đẩy lan tỏa phát triển các ngành,
lĩnh vực có liên quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc,
bảo vệ môi trường đã từng bước làm cho du lịch nói chung và DLNT nói riêng trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Tuy vậy, việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn ở nước ta vẫn còn nhiều
tồn tại, hạn chế, còn “manh mún” và chưa có chiều sâu, thiếu bền vững, thiếu cách làm
bài bản để thu hút và “níu chân” du khách. Nhiều hoạt động DLNT còn mang tính tự phát,
thiếu quy hoạch kết nối. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá cho loại hình du lịch
mới này còn chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa các ngành. Nhìn chung, tình
hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư đúng mức, chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương cũng như của cả nước.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn hiện nay về sự cần thiết cho sự tham
gia của người dân trong phát triển DLNT, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng
Đông Bắc Việt nam” để làm rõ nội dung, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam trong những
năm tới.
4
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận án nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT
vùng Đông Bắc Việt Nam; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham
gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt nam. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự tham gia của họ trong quản lý phát
triển DLNT tại vùng Đông Bắc trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn về DLNT, quản lý phát triển DLNT
và sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.
- Đánh giá nội dung và mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển
DLNT vùng Đông Bắc
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển DLNT tại vùng Đông Bắc Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản
lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tham gia của người dân địa phương trong
quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam. Nghiên cứu các hộ dân tham gia
và chưa tham gia trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, nội dung tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT
dựa trên các khía cạnh lập kế hoạch phát triển DLNT; Xây dựng cơ cấu tổ chức
quản lý DLNT; Tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT; Xúc tiến & Quảng bá và
Kiểm soát DLNT;
5
Thứ hai, phân tích và đánh giá mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát
triển DLNT;
Thứ ba, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh đến sự tham gia của
người dân tại vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua lợi ích có được; rào cản, quan điểm
của người dân và chính sách của Nhà nước.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn.
Phạm vi về không gian
Luận án tiến hành nghiên cứu trên địa vùng Đông Bắc Việt Nam. Bao gồm 7 tỉnh
(Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Tuyên
Quang). Mẫu điều tra người dân và các cán bộ quản lý được thu thập tại các địa điểm
có hoạt động DLNT.
Phạm vi về thời gian
Luận án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến
năm 2018. Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030. Số liệu sơ cấp được thực hiện điều tra năm 2018.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thứ nhất, luận án đã hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về DLNT, sự
tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT, phân tích tầm quan trọng sự
tham gia của người dân trong hoạt động quản lý phát triển DLNT;
- Thứ hai, luận án được xem là nghiên cứu đầu tiên tiến hành xây dựng khung
phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc
Việt Nam. Theo đó, năm nội dung của quá trình quản lý từ lập kế hoạch, quy hoạch
đến xây dựng CCTC; tổ chức thực hiện hoạt động DLNT; xúc tiến & quảng bá và
kiểm soát đều được tác giả phân tích gắn với sự tham gia của người dân;
- Thứ ba, luận án tiến hành phân tích thực trạng tham gia vào quản lý phát triển
DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam theo năm nội dung của quá trình quản lý; đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân và thông qua phân
tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến, luận án đã chứng minh 4 yếu tố được
đưa vào phân tích đều có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát