Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
PREMIUM
Số trang
165
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1402

Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------------------------

NGUYỄN QUANG PHI

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------------------------

NGUYỄN QUANG PHI

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

Chuyên ngành: KINH TẾ BẢO HIỂM

Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN THỌ ĐẠT

HÀ NỘI - 2021

i

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi

cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài luận án này do tôi tự thực hiện và không vi

phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận án

Nguyễn Quang Phi

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i

MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................ 1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3

1.4. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................. 4

1.4.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 4

1.4.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ................................................................. 6

1.5. Qui trình nghiên cứu ................................................................................ 9

1.6. Mô hình và phương pháp nghiên cứu ................................................... 11

1.7. Kết cấu luận án ....................................................................................... 16

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ................... 18

2.1. Lý thuyết về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ .. 18

2.1.1. Khái quát về bảo hiểm phi nhân thọ ............................................................ 18

2.1.2. Lý thuyết về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ............................................ 21

2.2. Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa .... 34

2.2.1. Khái niệm phát triển thị trường bảo hiểm trong bối cảnh toàn cầu hóa ...... 34

2.2.2. Toàn cầu hóa và bản chất của toàn cầu hóa ................................................. 35

2.2.3. Sự thay đổi và phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh

toàn cầu hóa ............................................................................................................ 38

2.2.4. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các thị trường bảo hiểm mới nổi ............ 41

2.3. Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường bảo hiểm phi

nhân thọ .......................................................................................................... 43

2.3.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ......... 43

iii

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ....... 44

2.4. Các điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân

thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa ................................................................... 48

2.4.1. Các điều kiện khách quan ............................................................................ 48

2.4.2. Các điều kiện chủ quan ................................................................................ 50

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO

HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ........................................................................ 52

3.1. Lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và

các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm .............................................. 52

3.1.1. Lịch sử phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ............ 52

3.1.2. Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam ...................... 55

3.2. Thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt

Nam (2008 - 2018) .......................................................................................... 57

3.2.1. Năng lực thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (2008 - 2018) ...... 57

3.2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm .................................................................. 66

3.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính ........................................................................... 73

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Việt Nam (2008 - 2018) .................................................................................. 74

3.3.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 74

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 82

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM .......... 86

4.1. Phân tích mẫu nghiên cứu ..................................................................... 86

4.2. Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến các lực lượng tại thị trường

bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam .............................................................. 89

4.2.1. Tác động của toàn cầu hóa đến các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ .. 89

4.2.2. Tác động của toàn cầu hóa đến nhân tố Khách hàng tại thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ Việt Nam ........................................................................................... 96

4.2.3. Tác động của toàn cầu hóa đến nhân tố Các nhà cung ứng/phụ trợ tại thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ............................................................... 97

4.2.4. Đánh giá chung tác động của toàn cầu hóa tới các lực lượng và sự phát triển

của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .................................................... 98

iv

4.3. Phân tích mối quan hệ giữa năng lực tài chính và sự phát triển của thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .................................................. 101

4.3.1. Năng lực tài chính và dòng vốn đầu tư nước ngoài ................................... 101

4.3.2. Kết quả kiểm định ...................................................................................... 104

4.4. Đánh giá chung...................................................................................... 107

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN

THỌ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (2020 - 2030) ........... 109

5.1. Yêu cầu của toàn cầu hóa với sự phát triển của thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ Việt Nam ................................................................................ 109

5.1.1. Cơ hội ......................................................................................................... 109

5.1.2. Thách thức .................................................................................................. 113

5.1.3. Yêu cầu....................................................................................................... 114

5.2. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 .. 115

5.3. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong

bối cảnh toàn cầu hoá đến năm 2030 ......................................................... 116

5.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách ................................................................... 116

5.3.2. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp bảo hiểm ...................................... 119

5.4. Kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp ............................................. 130

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 132

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 134

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 135

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 140

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH : Bảo hiểm

CII : Học viện bảo hiểm Hoàng Gia Anh

DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm

P&I : Hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

STBH : Số tiền bảo hiểm

TNDS : Trách nhiệm dân sự

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Việt Nam (2001 - 2019) ............................................................................. 57

Bảng 3.2. Vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam

(2008 - 2018) ............................................................................................. 58

Bảng 3.3. Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt

Nam (2008 - 2018) ..................................................................................... 60

Bảng 3.4. Dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt

Nam (2008 - 2018) ..................................................................................... 62

Bảng 3.5. Tỉ lệ bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam

(2008 - 2018) ............................................................................................. 64

Bảng 3.6. Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường bảo

hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) ............................................... 67

Bảng 3.7. Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) ............................ 68

Bảng 3.8. Bồi thường bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của toàn thị trường bảo

hiểm Việt Nam (2008 - 2018) .................................................................... 70

Bảng 3.9. Tỉ lệ bồi thường bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của toàn thị trường

bảo hiểm Việt Nam (2008 - 2018) ............................................................. 72

Bảng 3.10. Hoạt động tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

(2008 - 2018) ............................................................................................. 73

Bảng 3.11. Hoạt động đầu tư của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

(2008 - 2018) ............................................................................................. 73

Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Việt Nam (2008 - 2018) ............................................................................. 75

Bảng 3.13: Doanh thu theo doanh nghiệp của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt

Nam (2008 - 2018) ..................................................................................... 76

Bảng 3.14: Thị phần theo doanh nghiệp của thi trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt

Nam (2008-2018) ....................................................................................... 78

Bảng 3.15: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm (2008 - 2018) .............. 79

Bảng 4.1. Vị trí công tác của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát ............................. 86

Bảng 4.2. Độ tuổi của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát........................................ 87

vii

Bảng 4.3. Giới tính của cán bộ, nhân viên tham gia khảo sát ..................................... 88

Bảng 4.4. Thời gian làm việc trong ngành bảo hiểm tính đến thời điểm hiện tại ....... 88

Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Năng lực

bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ........... 90

Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Nhân lực

của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ........................... 91

Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Sản

phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ................. 92

Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Phân

phối của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ................... 93

Bảng 4.9. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố chất

lượng dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .... 95

Bảng 4.10. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới yếu tố Công

nghệ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam .................. 96

Bảng 4.11. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới nhân tố Khách

hàng tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ................................ 96

Bảng 4.12. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới nhân tố Các nhà

cung ứng/phụ trợ tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ............ 97

Bảng 4.13. Kết quả thống kê mô tả về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới các lực lượng

tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ......................................... 99

Bảng 4.14. Kết quả thống kê mô tả về thay đổi của các lực lượng/nhân tố trong bối

cảnh toàn cầu hóa tác động đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi

nhân thọ Việt Nam ................................................................................... 100

Bảng 4.15. Mức độ tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển của thị trường bảo

hiểm phi nhân thọ Việt Nam .................................................................... 100

Bảng 4.16. Doanh thu phí bảo hiểm gốc và vốn chủ sở các doanh nghiệp bảo hiểm

trong nước và nước ngoài (2005 - 2018) ................................................. 102

Bảng 4.17. Tổng tài sản và dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm trong

nước và nước ngoài tại Việt Nam (2005 - 2018) ..................................... 103

Bảng 4.18. Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài ........................... 105

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Qui trình nghiên cứu ...................................................................................... 10

Hình 2.1. Vận dụng Mô hình 5 lực lượng của Porter trong lĩnh vực bảo hiểm ............ 12

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 14

Hình 3.1. Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị trường hiểm

phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) .......................................................... 67

Hình 3.2. Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc theo loại hình bảo hiểm của thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2008 - 2018) .............................. 69

Hình 4.1. Dự phòng và biên khả năng thanh toán của toàn thị trường và các doanh

nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài (2005 - 2018) ........................ 106

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Bối cảnh nghiên cứu

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam là thị trường bảo hiểm mới nổi, thị

trường đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài (bình quân khoảng 20%/năm giai

đoạn 2000 - 2017) (Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm, 2018). Kể từ khi mở cửa thị

trường và hội nhập vào những năm 2000, chính thức gia nhập WTO năm 2007, thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Số

lượng các doanh nghiệp tăng từ một doanh nghiệp bảo hiểm giai đoạn 1965 - 1994

lên 31 doanh nghiệp bảo hiểm năm 2017 với sự góp mặt của hầu hết các loại hình

doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, qui mô các doanh nghiệp được mở rộng

nhanh qua các năm với mạng lưới các chi nhánh/công ty thành viên tại hầu hết các

tỉnh thành trong cả nước. Số lượng các sản phẩm được phát triển và đưa ra thị trường

ngày càng đa dạng, được cải tiến đáp ứng nhu cầu bảo vệ của cả khách hàng doanh

nghiệp lẫn khách hàng cá nhân. Nhân lực ngành bảo hiểm tăng cả về qui mô và chất

lượng. Năng lực cung của thị trường được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình phát triển

và hội nhập cũng đem đến cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam rất nhiều

các yếu tố cản trở, bao gồm sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với các yếu

tố phi kĩ thuật liên quan đến phí, phạm vi bảo hiểm; sự gia nhập của các nhà bảo

hiểm nước ngoài tại Việt Nam với lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ; sự cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước

ngoài liên quan đến dịch vụ, các yếu tố về nhân lực, kĩ thuật thiếu hụt do sự phát

triển quá nhanh của thị trường, v.v.

Xét trong điều kiện khách quan, khủng hoảng tài chính năm 2009 và suy thoái

kinh tế trong nước và quốc tế giai đoạn 2010 - 2013 cũng gây ra các tác động mạnh đối

với thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng doanh thu phí

nói chung và một số nhóm nghiệp vụ bảo hiểm chủ chốt giảm, tỉ lệ bồi thường tăng, lợi

nhuận của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và toàn thị trường thấp, một số

doanh nghiệp rơi vào diện cảnh báo hoặc phải tái cơ cấu.

Nhìn nhận từ góc độ nền kinh tế, thị trường của ngành bảo hiểm phi nhân thọ

Việt Nam thể hiện tiềm năng và cơ hội phát triển cao trong thời gian tới. Mặc dù Mỹ đã

rút khỏi TPP, tuy nhiên vẫn còn 12 quốc gia vẫn đang tiếp tục đàm phán việc gia nhập

TPP, vì vậy trong bối cảnh mới với các thị trường phát triển như Singapore, Brunei,

Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, cơ hội phát triển của Việt Nam

2

vẫn rất rộng mở. Trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 -

2020) của Quốc hội, các chỉ tiêu tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 được đặt ở mức cao

và lạc quan: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm. GDP

bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và

dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5

năm khoảng 32 - 34% GDP. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40% (Quốc hội,

2016). Với các chỉ tiêu đề ra, giá trị tài sản, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như hoạt

động của các thành phần kinh tế sẽ gia tăng và được thúc đẩy, đây chính là yếu tố gia

tăng nhu cầu và mở rộng thị trường tiềm năng cho ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt

Nam.

Nhìn nhận tổng thể, là một thị trường bảo hiểm mới nổi, có tốc độ phát triển

nhanh và mạnh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, thị trường bảo hiểm Việt Nam

có tiềm năng tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai với nhiều phân khúc khác nhau.

Tuy nhiên, thị trường cũng phải đối đầu với hàng loạt các thách thức: năng lực tài chính

thấp, năng lực bảo hiểm liên quan đến các yếu tố về kĩ thuật đánh giá và quản lý rủi ro

còn yếu, kinh nghiệm còn thiếu hoặc non kém, sự cạnh tranh trong nội bộ thị trường

trong nước và cạnh tranh trong môi trường quốc tế.

Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” cho phép nghiên cứu sinh

đánh giá tổng quát quá trình phát triển đã qua, làm rõ sự phát triển của các lực lượng

của thị trường, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá, phân

tích đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của môi trường phát triển trong thời gian tới và

đề xuất hướng phát triển phù hợp cho thị trường nói chung, các doanh nghiệp bảo hiểm

phi nhân thọ nói riêng trong bối cảnh mới.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích sự phát triển của thị trường bảo

hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói chung và các lực lượng của thị trường nói riêng trong

bối cảnh toàn cầu hoá, đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền

vững của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, luận án cần làm rõ các yếu tố sau:

- Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa; sự

phát triển cũng như kinh nghiệm đối phó, thích nghi của các thị trường bảo hiểm nói

chung, thị trường bảo hiểm mới nổi nói riêng dưới tác động của toàn cầu hóa;

3

- Đánh giá sự thay đổi và phát triển của các lực lượng của thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ Việt Nam nói riêng và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung dưới tác

động của toàn cầu hoá;

- Dựa trên kết quả phân tích đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển an toàn

và lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá trong thời

gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án là:

- Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ mới nổi trong bối cảnh toàn cầu

hóa là gì?

- Sự thay đổi và phát triển của các thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong bối

cảnh toàn cầu hoá?

- Đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn

cầu hóa là gì?

- Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thay đổi và phát triển thế nào trong

bối cảnh toàn cầu hoá?

- Cần có giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường

bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá thời gian tới?

- Cần có những điều kiện gì để các giải pháp được xác định phát huy hiệu quả?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân

thọ, trọng tâm nghiên cứu tập trung vào sự thay đổi và phát triển của thị trường bảo hiểm

phi nhân thọ nói chung và các lực lượng của thị trường nói riêng.

Phạm vi nghiên cứu về không gian: không gian nghiên cứu của luận án là thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam - thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với đặc

trưng của thị trường mới nổi. Nghiên cứu phân tích sự thay đổi và phát triển của thị

trường và các lực lượng của thị trường, bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng,

các doanh nghiệp phụ trợ của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn

2008 - 2018, đây là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các thỏa thuận và cam

kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm liên quan đến việc mở cửa

thị trường dịch vụ tài chính từng bước được thực hiện.

Cơ sở lý luận chính: luận án tiếp cận đề tài nghiên cứu từ khía cạnh mô hình năm

lực lượng của Porter (2008), bao gồm: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các đối thủ

4

tiềm năng, khách hàng, sản phẩm thay thế, các nhà cung ứng. Tuy nhiên, xuất phát từ

đặc trưng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, luận án sẽ lựa chọn và đặt trọng tâm

nghiên cứu các lực lượng có yếu tố quyết định đến sự phát triển của thị trường, bao gồm:

doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng và các doanh nghiệp tổ chức phụ trợ.

1.4. Tổng quan nghiên cứu

1.4.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước

Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm được đề cập trong

rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân các nhà khoa học trong ngành.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực

được rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế quan tâm, các mô hình nghiên cứu được

các chuyên gia xây dựng, ứng dụng. Các mô hình đưa ra các đánh giá nhận định dưới

các góc độ nghiên cứu khác nhau nhằm một mục đích cuối cùng là xác định các nhân tố

ảnh hưởng và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực trong

một bối cảnh cụ thể.

Đối với thị trường bảo hiểm, do thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính, tính

nhạy cảm cao, bất cứ thay đổi từ bên trong hay từ môi trường bên ngoài đều có thể ảnh

hưởng đến sự phát triển của thị trường. Phát triển và toàn cầu hoá là hai khái niệm đồng

hành với nhau trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay - các thị trường không thể phát

triển độc lập mà luôn có mối quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau.Thực tế cho thấy thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ tại các quốc gia nói chung và thị trường bảo hiểm phi

nhân thọ Việt Nam nói riêng không nằm ngoài qui luật, mỗi thị trường đều có sự thay

đổi đáng kể dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập.

Tại các thị trường mới nổi thuộc các nước Đông Âu, Ấn Độ, Trung Quốc ảnh

hưởng của toàn cầu hoá và hội nhập tương đối rõ nét. Việc gia nhập WTO của các nước

này dẫn đến sự chuyển mình tích cực của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Một loạt

các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường xuất hiện bao gồm xu hướng thay đổi

liên quan đến các rào cản thương mại, xu hướng mua bán sát nhập doanh nghiệp, sự cải

thiện về công nghệ, cạnh tranh, qui mô vốn và năng lực bảo hiểm gia tăng, chất lượng

nhân lực được cải thiện, vấn đề cải tiến qui trình khai thác, đa dạng hoá sản phẩm, xu

hướng thay đổi mở rộng kênh phân phối.

Theo nghiên cứu của Viện Bảo hiểm Hoàng Gia Anh (CII, 2012), các vấn đề

quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường kinh doanh

bảo hiểm, tác động đến vấn đề tổ chức, kiểm soát và quản lý trong chiến lược công ty.

5

Những vấn đề được đề cập và nhấn mạnh liên quan đến sự xuất hiện của các nguồn vốn

dưới dạng đầu tư của các công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia đối với các thị trường

nội địa tương quan với vấn đề mở rộng thị trường hay tăng trưởng doanh thu phí. Sự gia

tăng về dòng vốn tại các thị trường đang phát triển, thị trường mới nổi liên quan cả đến

xu hướng mua bán sát nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và doanh nghiệp

trong nước. Cụ thể hơn, khi đề cập đến vấn đề quản lý rủi ro của các doanh nghiệp bảo

hiểm đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, hai nhà nghiên cứu của Viện

Bảo hiểm Hoàng Gia Anh Butterworth & Brocklehurst (2015) đưa các hướng dẫn nhấn

mạnh vào khả năng chịu đựng của thị trường trong mối quan hệ tương quan giữa nguồn

vốn với các nhân tố vĩ mô của thị trường nội địa như doanh thu của ngành, các chỉ số vĩ

mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng, lạm phát. Đặc biệt, Butterworth & Brocklehurst (2015)

nhấn mạnh vào việc sử dụng Stress Test để kiểm định mức độ chịu đựng của thị trường

trong bối ảnh toàn cầu hoá, hội nhập.

Nghiên cứu của Baur và các cộng sự (2001) thuộc nhóm nghiên cứu của Swiss

Re nghiên cứu về vai trò của bảo hiểm và ảnh hưởng của toàn cầu hoá cùng thương mại

điện tử tại các nước Đông Âu, tập trung vào vai trò của các nhà bảo hiểm nước ngoài tại

các thị trường này và vấn đề tự do hoá thị trường là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của thị

trường, nghiên cứu dẫn ra mô hình ảnh hưởng mà Swiss Re đưa ra liên quan đến ảnh

hưởng của tự do hoá thị trường với sự thâm nhập của các nhà bảo hiểm nước ngoài tới

thị trường bảo hiểm nội địa. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Anđelić và cộng sự

(2010) đánh giá tác động của toàn cầu hoá đối với thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm

tại các nước Đông Âu, nghiên cứu đề cập đến vấn đề tái cấu trúc thị trường, sự thay

đổi về qui mô vốn, cơ cấu và qui mô doanh thu phí thị trường theo sản phẩm kết hợp

với các yếu tố rủi ro bảo hiểm. Đáng tiếc là các nghiên cứu này mới dừng lại nghiên

cứu tổng quan, chưa đi sâu phân tích mô hình ảnh hưởng của các nhân tố.

Không hẳn là nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng của toàn cầu hoá và bảo hiểm,

nghiên cứu của Njegomir và Stojic’ (2012) - giảng viên khoa Kinh tế, đại học Novi Sad

của Serbia chỉ ra mối quan hệ tương quan giữa cầu bảo hiểm với GDP, các rào cản gia

nhập thị trường, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, nguồn nhân lực, khai thác khả năng sinh

lời và đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Kết quả kiểm định của nghiên cứu chỉ ra các yếu

tố khai thác khả năng sinh lời, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn nhân lực là những

nhân tố có giá trị trong việc thu hút các nhà bảo hiểm nước ngoài và thúc đẩy thị trường.

Tuy nhiên, xét theo mặt cắt dọc, nghiên cứu này tập trung vào vấn đề rào cản và tự do

hoá thị trường với sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài, qui mô vốn, nhân lực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!