Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH HỌC THỦY SẢN
HỒ NGỌC THI
NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA
NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp
TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH
Ở CẦN THƠ VÀVÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH
VÀ BẾN TRE
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THUỶ SẢN
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
i
LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gởi đến
Cô Từ Thanh Dung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập cũng
như hoàn thành tốt luận văn.
Anh, chị lớp Bệnh Học Thuỷ Sản khoá 30 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
tôi làm việc ở phòng thí nghiệm.
Tập thể lớp Bệnh Học Thuỷ sản khóa 31 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài .
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
ii
TÓM TẮT
Đề tài nhằm nghiên cứu sự kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp,
Vibrio spp trong môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
thâm canh ở Cần Thơ, và vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh, Bến Tre. Vi khuẩn
Aeromonas spp trong môi trường (nước, bùn) được phân lập trên môi trường
GSP-Agar và Vibrio spp trên môi trường TCBS.
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy Cần Thơ có nhiều vi khuẩn Aeromonas
spp kháng thuốc hơn tỉnh Trà Vinh và Bến Tre: 3/9 chủng kháng với SM, TE,
SXT; 2/9 chủng kháng với DO, không có chủng vi khuẩn nào kháng với CHL,
đồng thời Aeromonas spp đa kháng chiếm 3/9 chủng. Trong đó 1 chủng kháng
với SXT-DO-TE-SM, 1 chủng kháng với SXT-DO-TE và 1 chủng kháng với
SXT- SM. Tỉnh Trà Vinh có 2/9 chủng đa kháng thuốc (một chủng kháng
CHL-SM, một chủng kháng SXT-TE), vi khuẩn Aeromonas spp kháng với
CHL, SXT, DO, TE có cùng số lượng 1/9 chủng, 3/9 chủng kháng với SM.
Bến Tre có số lượng vi khuẩn kháng, đa kháng thuốc tương đương với tỉnh Trà
Vinh: 2/8 chủng đa kháng (1chủng kháng DO-TE, 1 chủng kháng SXT-SM),
vi khuẩn kháng thuốc SXT, DO, TE có cùng số lượng: 1/8 chủng, 5/8 chủng
kháng với SM và không có chủng nào kháng với CHL. Riêng các chủng
Vibrio spp tại Trà Vinh, Bến Tre có 9/11 chủng kháng với SM và không có
chủng nào kháng với CHL, SXT, DO, AM, TE.
Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các chủng vi khuẩn khảo
sát khá cao. Đối với SM có giá trị: 16-64 mg/ml, CHL là 1-32 mg/ml, OXT:
0,125- 64 mg/ml. Riêng chủng Vibrio spp VBT0930 với nồng độ thuốc OXT
là: 0,125 mg/ml rất thấp so với các chủng Aeromonas spp (32-64 mg/ml).
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
iii
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3
2.1 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản............................................. 3
2.2 Những nhóm thuốc kháng sinh đã được sử dụng phổ biến ....................... 4
2.2.1 Nhóm sulfamid .................................................................................... 4
2.2.2 Nhóm b-lactamin .................................................................................. 5
2.2.3 Nhóm tetracyclin ................................................................................. 5
2.2.4 Nhóm phenicol .................................................................................... 5
2.2.5 Nhóm aminosid .................................................................................... 6
2.2.6 Nhóm trimethoprim ............................................................................. 6
2.3 Vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp ................................................... 6
2.4 Nghiên cứu về mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nước ........... 9
2.5 Nghiên cứu về sự kháng thuốc của các vi khuẩn trong nuôi thuỷ sản ....... 9
2.6. Các thí nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ......................13
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................15
3.2 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................15
3.2.1 Dụng cụ ...............................................................................................15
3.2.2 Môi trường, hoá chất và vật liệu nghiên cứu ........................................15
3.3 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................16
3.3.1 Địa điểm thu mẫu.................................................................................16
3.3.2 Số mẫu.................................................................................................16
3.3.3 Phương pháp thu mẫu ..........................................................................16
3.3.4 Phương pháp phân lập vi khuẩn ...........................................................16
3.3.5 Phương pháp định danh vi khuẩn .........................................................17
3.3.6 Phương pháp lập kháng sinh đồ ..........................................................17
3.3.7 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) .......................18
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................20
4.1 Kết quả thu mẫu, phân lập và định danh vi khuẩn ...................................20
4.2 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ...............................................................22
4.2.1 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Cần Thơ ..........22
4.2.2 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Trà Vinh..........24
4.2.3 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Bến Tre ...........26
4.2.4 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Vibrio spp ở Trà Vinh và Bến
Tre............................................................................................................... 27
4.3 Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh lên vi khuẩn..... 29
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 32
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com