Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học giảng dạy các học thuyết và định luật hóa học nhằm nâng cao chất lượng bài lên lớp ở trường phổ thông.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
[1]
ĐẠI HỌC ĐÀ NẲNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
Hä vµ tªn gi¸o viªn :....................................................
Tæ chuyªn m«n :..............................................
Gi¶ng d¹ y m«n :
KÕ Ho¹ ch gi¶ng d¹ y
Phßng GD & §T ..................
Tr - ê n g T H C S .....................
Naêm hoïc 2008 - 2009
¢ m n h ¹ c
LÊ ĐỨC THẮNG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢNG DẠY CÁC
THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BÀI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM
ĐÀ NẲNG - 2013
[2]
ĐẠI HỌC ĐÀ NẲNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢNG DẠY CÁC
THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG BÀI LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM
SVTH : LÊ ĐỨC THẮNG
LỚP : 09SHH
GVHD : ThS. PHAN VĂN AN
ĐÀ NẲNG - 2013
[3]
ĐẠI HỌC ĐÀ NẲNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA HÓA
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Họ và tên sinh viên: Lê Đức Thắng
Lớp : 09SHH
1. Tên đề tài:
"Nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học giảng dạy các học thuyết và
định luật hóa học nhằm nâng cao chất lượng bài lên lớp ở trường phổ thông".
2. Nguyên liệu dụng cụ và thiết bị:
- Các tài liệu tham khảo có liên quan đến phương pháp dạy học hóa học
trong trường phổ thông.
- Các giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học về củng cố và mở rộng.
- Gần 400 HS trường THPT Hướng Hóa, THPT Lao Bảo tỉnh Quảng Trị.
- Máy tính, phần mềm tin học chuyên ngành.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Lựa chọn, sưu tầm, tìm tòi những biện pháp nâng cao chất lượng bài lên
lớp khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy các thuyết và định luật
hóa học.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Văn An.
5. Ngày giao đề tài: Tháng 9/2012.
6. Ngày hoàn thành: Tháng 5/2013.
Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
[4]
Sinh viên đã hoàn thành và nộp bài nghiên cứu cho khoa ngày 20 tháng 05
năm 2013.
Kết quả điểm đánh giá: ………………
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2013.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
[5]
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo -
Thạc sĩ Phan Văn An đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tại này.
Tôi cũng xin gữi lời cảm ơn chân thành đến các thây cô trong khoa Hóa -
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo chủ nhiệm, cùng tất cả các
bạn sinh viên lớp 09SHH đã động viên, giúp đỡ trong thời gian học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô giáo và các em học
sinh ở 2 trường THPT Hướng Hóa và THPT Lao Bảo tỉnh Quảng Trị đã phối
hợp, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhât định. Vì vậy, tôi kính mong nhận được
sự góp ý và hướng dẫn của thầy cô và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lê Đức Thắng
[6]
MỤC LỤC
Trang
PHẦN1: MỞ ĐẦU…………………………………………………............1
1. Lý do chọn đề tài……………………..………………………………....1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….....2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………....2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………......3
5. Đóng góp của đề tài………………………………………………….......3
PHẦN 2: NỘI DUNG ……………………………………….………….....4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG BÀI LÊN LỚP ……………………………………………4
1.1. Bài lên lớp hóa học ............................................................................... 4
1.1.1. Các hình thức tổ chức dạy học ở nhà trường...................................... 4
1.1.2. Bài lên lớp ………………………………..……………………….. 8
1.2. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học……………….…… 16
1.2.1 Về phía học sinh…………………..………………………………. 16
1.2.2 Về phía giáo viên………………………….……………………….. 16
1.2.3 Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X
phần nói về giáo dục và đào tạo như sau:………………………………………. 16
1.3 Tình hình nghiên cứu, thử nghiệm chiến lược đổi mới phương pháp dạy
học ở nước ta trong thời gian gần đây……………………………………………17
1.3.1 Về vấn đề “ Dạy học lấy HS làm trung tâm”…………..………….. 17
1.3.2. Về phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm……18
1.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người
học………………………………………………………………………………. 19
1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực……………………………….21
1.4.1. Dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic………………………………………21
[7]
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….. 25
1.4.3. Phương pháp grap dạy học trong dạy học hóa học……………….. 26
1.4.4. Phương pháp algorit dạy học trong dạy học hóa học…………….. 27
1.4.5. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ………………………………… 30
1.5. Thực trạng thực hiện bài lên lớp hóa học ở các trường phổ thông hiện
nay……………………………………………………………………………… 31
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI
LÊN LỚP KHI SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ DẠY CÁC
THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA
HỌC…………………………………………33
2.1. Phương pháp giảng dạy các thuyết và định luật hóa học trong chương
trình hóa học phổ thông…………………...…………………………………… 34
2.1.1. Vị trí của các học thuyết và định luật hóa học trong chương trình hóa
học phổ thông…………………………………………………………………….34
2.1.2 Nhiệm vụ của các thuyết và định luật hóa học trong chương trình hóa
học phổ thông…………………………………………………………………….35
2.1.3 Phương pháp giảng dạy các thuyết và định luật hóa học…………. 38
2.2. Sự cần thiết phải tiếp tục nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học….39
2.2.1. Phần mục đích yêu cầu bài lên lớp…………………………………39
2.2.2. Phần nội dung bài lên lớp…………………………………………. 38
2.2.3. Phần phương pháp dạy học của bài lên lớp……………………….. 40
2.2.4. Phần kết quả bài lên lớp………………………………………….. 40
2.3. Thực chất của việc nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học hiện nay là
gì?.......................................................................................................................... 40
2.3.1. Những biện pháp chung để nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa
học………………………………………………………………………………. 41
2.3.2. Những biện pháp riêng cho loại bài các thuyết và định luật hóa học
………………………………………………………………………………….. 47
[8]
2.4. Sử dụng phương pháp dạy học khi nghiên cứu các học thuyết và định
luật hóa học trong chương trình hóa học phổ ........................................................54
2.5. Một số giáo án sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao
chất lượng bài lên lớp.............................................................................................56
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM……………………………..73
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm……………………………………...73
3.2. Đề kiểm tra thực nghiệm và giáo án………………………………… 74
3.3. Kết quả thực nghiệm ……………………………………………….. 74
3.3.1. Kết quả kiểm tra thực nghiệm ……………………………………..75
3.3.2. Nhận xét chung……………………………………………………. 80
KẾT LUẬN VẦ KIẾN NGHỊ…………………………………………… 82
1. Kết luận ………………………………………………………………. 82
2. Kiến nghị ………………………………………………………………82
[9]
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
- Dung dịch: dd - Trung học phổ thông: THPT
- Phản ứng: pư - Sách giáo khoa: SGK
- Phương trình phản ứng: ptpư - Giáo viên: GV
- Học sinh: HS - Nhiệt độ: t0
- Áp suất: P - Phương pháp dạy học: PPDH
- Thực nghiệm: TN - Đối chứng: ĐC
- Phương pháp: PP - Giáo dục: GD
- Giáo dục đào tạo: GDĐT - Thiết bị dạy học: TBDH
- Trung học cơ sở: THCS - Hiện tượng: HT
- Công nghệ thông tin: CNTT
[10]
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1 kết quả kiểm tra 2 lớp 11/1 và 11/2 trường THPT Hướng
Hóa……………………………………………………………………………… 74
Bảng 3.2 kết quả kiểm tra 2 lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Lao
Bảo……………………………………………………………………………… 74
Bảng 3.3: kết quả kiểm tra 2 lớp 10/1 và 10/2 trường THPT Hướng Hóa
……………………………………………………………………………………76
Bảng 3.4 kết quả kiểm tra 2 lớp 10A1 và 10A2 trường THPT Lao
Bảo……………………………………………………………………………… 77
[11]
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1 Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra ở 2 lớp 11/1 và 11/2
trường THPT Hướng Hóa – Quảng trị………………………………………… 74
Hình 3.2 Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra ở 2 lớp 11A1 và 11A2
trường THPT Lao Bảo – Quảng trị…………………………………….……… 75
Hình 3.3: Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra ở 2 lớp 10/1 và 10/2
trường THPT Hướng Hóa – Quảng trị………………………………………… 77
Hình 3.4: Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra ở 2 lớp 10A1 và 10A2
trường THPT Lao Bảo – Quảng trị…………………………………………… 78
[12]
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, một thế kỉ của khoa học công nghệ.
Bằng sự thông minh và khả năng sáng tạo của mình con người đã tạo ra của cải
vật chất, cải tạo thiên nhiên để phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình. Xã hội ngày
càng phát triển, tri thức khoa học phát triển như vũ bão, cứ mỗt phút, mỗi giờ trên
thế giới có rất nhiều kiến thức mới được tìm ra dưới bàn tay của các nhà khoa học.
Đất nước chúng ta là một nước đang phát triển, đang trong thời kì công
nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu. Bên cạch những thuận lợi có
được trong thời kì mở cửa thì chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn thách
thức. Đó là làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm
chất năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao
động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng
tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm
đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Để có nguồn nhân lực trên thì phụ thuộc hoàn toàn vào việc đào tạo của
ngành GD. Như vậy nhiệm vụ của GD đặt ra không chỉ đào tạo con người trở
thành một người có nhân cách tốt, yêu nước, trung thành với chế độ mà còn trở
thành một nguồn nhân lực, người lao động có đủ những phẩm chất, năng lực để
đáp ứng yêu cầu xã hội trong thời kì mới.
Để có nguồn nhân lực trên thì nhất thiết chúng ta phải tiến hành đổi mới
giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu, nội dung và quan trọng nhất là đổi mới
PPDH.
[13]
Đổi mới PPDH từ lối học bị động của HS, phụ thuộc vào GV sang lối học
mang tính tích cực hóa. HS sẽ trở thành trung tâm của mọi hoạt động dưới sự
hướng dẫn của GV, thông qua đó HS sẽ tự mình tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội tri
thức một cách tự giác.
Các thuyết và định luật hóa học trong chương trình phổ thông chiếm một
vai trò rất quan trọng, đó là cở sở lí luận cho cấu tạo chất và sự biến đổi về chất.
Khác với hóa học thực nghiệm đó là học sinh có thể khám phá tri thức qua các thí
nghiệm hóa học, các hiện tượng tự nhiên thì bài giảng về các thuyết và định luật
trong hóa học lại nặng về lí thuyết. Thực tế các bài lên lớp về học thuyết và định
luật chỉ thiên về lí thuyết và có phần áp đặt kiến thức cho HS nên thường gây ra sự
nhàm chán, không hứng thú trong học tập, làm cho học sinh nắm bài không sâu,
không hiểu bản chất, dẫn đến không hiệu quả trong dạy học, không đạt được mục
tiêu của bài học. Từ bức xúc về thực trạng trên. Tôi mạnh dạn chọn đề tài “
Nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học giảng dạy các học thuyết và định
luật hóa học nhằm nâng cao chất lượng bài dạy trên lớp ở trường phổ
thông”.
2. MỤC DÍCH NGHIÊN CỨU.
Sử dụng có hệ thống các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng
dạy các thuyết và định luật nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức và hứng thú học tập của học sinh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:
a/ Tìm hiểu thực trạng dạy và học hóa học hiện nay ở các trường THPT ở
thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Trị, tình trạng sử dụng các phương pháp tích
cực trong các bài hóa học nói chung và đối với các thuyết và định luật hóa học nói
riêng.