Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm và bảng tương tác trong dạy học chương "khúc xạ ánh sáng" vật lý 11 thpt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S TRẦN THỊ HỒNG
SVTH: PHẠM THỊ NGUYỆT
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM VÀ BẢNG
TƢƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”,
VẬT LÝ 11 THPT
Đà Nẵng, 04/2015
Ngƣời thực hiện : LÊ THỊ TƢỜNG VI
Lớp : 11SVL
Khoá : 2011- 2015
Ngành : SƢ PHẠM VẬT LÝ
Ngƣời hƣớng dẫn : PGS.TS NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn Khoa Vật lý, trường Đại
học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài khóa luận
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho
tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Bảo hoàng Thanh cùng thầy Trịnh
Khắc Đức đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi khả năng cho phép
nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự
thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Tường Vi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi
MỤC LỤC
Trang
Danh Mục các chữ viết tắt.............................................................................................
Danh mục các hình, sơ đồ, bảng và đồ thị ....................................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 01
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 01
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 02
3. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 02
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 02
5. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 02
6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 03
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 03
8. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 04
9. Những đóng góp của nghiên cứu .......................................................................... 04
10. Cấu trúc của bài khóa luận.................................................................................. 05
NỘI DUNG .............................................................................................................. 07
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHỐI
HỢP THÍ NGHIỆM VÀ BẢNG TƢƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ07
1.1. Hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lý ................................... 07
1.1.1. Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lý........................................ 07
1.1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lý ................................ 11
1.2. Vai trò của thí nghiệm và BTT trong dạy học Vật lý ........................................ 17
1.2.1 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học Vật lý.................................................... 17
1.2.2. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh............................................................................................................... 21
1.2.3. Vai trò của BTT trong dạy học Vật lý ............................................................ 23
1.3. Các phương án sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT trong dạy học Vật lý..... 37
1.3.1. Sử dụng phối hợp thí nghiệm tự tạo và BTT .................................................. 37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi
1.3.2. Sử dụng phối hợp thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng và BTT ................... 37
1.4. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 37
Chƣơng 2: QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHỐI HỢP THÍ NGHIỆM VÀ BẢNG
TƢƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”,
VẬT LÝ 11 THPT................................................................................................... 39
2.1.Đặc điểm của chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật lý 11........................................ 39
2.1.1. Cấu trúc của chương “Khúc xạ ánh sáng”: .................................................... 39
2.1.2. Vai trò vị trí của chương “Khúc xạ ánh sáng” ................................................ 39
2.1.3. Kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của chương “Khúc xạ ánh sáng”, vật
lý 11........................................................................................................................... 40
2.2. Sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT................................................................ 47
2.2.1. Mục đích của việc sử dụng phối hợp .............................................................. 47
2.2.2. Một số nguyên tắc sử dụng phối hợp .............................................................. 48
2.3. Thiết kế quy trình dạy học theo hướng sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT.. 48
2.3.1. Các yêu cầu cơ bản.......................................................................................... 48
2.3.2. Quy trình dạy học theo hướng sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT............ 48
2.3.3. Thiết kế các thí nghiệm trong chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật lý 11 THPT
trên BTT.................................................................................................................... 52
2.4. Kết luận chương 2 .............................................................................................. 57
Chƣơng 3: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG BẢNG TƢƠNG TÁC
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”, VẬT LÝ 11 THPT
3.1. Thiết kế bài giảng bài “Phản xạ toàn phần” trong chương “Khúc xạ ánh sáng”,
Vật lý 11 nâng cao THPT .........................................................................................58
3.2. Thiết kế bài giảng bài “Khúc xạ ánh sáng” trong chương “Khúc xạ ánh sáng”,
Vật lý 11 nâng cao THPT .........................................................................................69
Kết luận chung .......................................................................................................... 83
Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 84
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BGD&ĐT Bộ giáo dục & Đào tạo
2 CNH – HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
3 SGK Sách giáo khoa
4 THPT Trung học phổ thông
5 KHGD Khoa học giáo dục
6 BTT Bảng tương tác
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. BTT thông minh.........................................................................................23
Hình 1.2. Bút ............................................................................................................. 24
Hình 1.3. Giao diện của ActivInspire ....................................................................... 25
Hình 1.4. Công cụ chính ........................................................................................... 26
Hình 1.5. Tùy biến công cụ....................................................................................... 27
Hình 1.6. Hộp công cụ chính .................................................................................... 30
Hình 1.7. Trình duyệt trang....................................................................................... 32
Hình 1.8. Menu Popup .............................................................................................. 33
Hình 1.9. Trình duyệt tài nguyên .............................................................................. 34
Hình 1.10. Trình duyệt đối tượng ............................................................................. 35
Hình 1.11. Trình duyệt ghi chú ................................................................................. 36
Hình 2.1. Hình ảnh chiếc đũa nhúng trong nước bị gãy khúc xạ do hiện tượng khúc
xạ ánh sáng................................................................................................................ 41
Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm ....................................................................................... 41
Hình 2.3. Tia khúc xạ trong môi trường có chiết suất n ........................................... 43
Hình 2.4. Cây bút chì bị gãy khúc trong nước .......................................................... 44
Hình 2.5. Ảnh của điểm O do hiện tượng khúc xạ ................................................... 45
Hình 2.6. Đường truyền của ánh sáng theo tính thuận nghịch.................................. 45
Hình 2.7. Sự khúc xạ và phản xạ của tia sáng tới mặt phân cách hai môi trường .... 46
Hình 2.8. Sự phản xạ toàn phần ............................................................................... 46
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, đất nước đang trong thời kì CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập
quốc tế. Bối cảnh lịch sử đặt ra những yêu cầu mới về nhân tố con người về tư duy
năng động, sáng tạo, khả năng tự học, khả năng thích ứng,…và đặt ra những thách
thức mới cho nghành giáo dục.
Hòa chung xu thế phát triển của thế giới và đất nước, ngành Giáo dục và
Đào tạo nước ta đã và đang đổi mới về mục tiêu, chương trình, SGK và đặc biệt là
đổi mói phương pháp dạy học. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa 11 đã đưa ra Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 về Đề án “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế”. Sau đó, ngày 22/01/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 02/CTTTG về thực hiện kết luận số 51.
Nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng
và hiệu quả giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành Quyết định số 1215/QĐ-BGĐT (ngày 04 tháng 04 năm 2013) về
chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo
dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51 và Chỉ thị số 02. Chương trình hành động
của ngành Giáo dục chỉ rõ: “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra
và đánh giá chất lượng giáo dục…”
Đặc thù của môn Vật lý cho thấy việc sử dụng thí nghiệm để làm nổi bật
bản chất của các hiện tượng Vật lý là rất cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng của giáo
viên còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Nhiều thí nghiệm không có dụng cụ
hoặc do sử dụng nhiều lần dụng cụ bị hư hỏng dẫn đến độ chính xác của thí nghiệm
không cao. Một số thí nghiệm có hiện tượng xảy ra quá nhanh học sinh không kịp
quan sát do đó giáo viên phải làm lại nhiều lần dẫn đến mất nhiều thời gian trong
tiết dạy. Nhiều thí nghiệm có độ nguy hiểm cao không nên làm trực tiếp trên lớp.
Một khó khăn nữa là do bố trí lớp học nên các học sinh ở xa khó quan sát thí
nghiệm…Những hạn chế đó làm cho học sinh không nắm bắt được các hiện tượng,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi Trang 2
không hiểu được bản chất của hiện tượng. Học sinh không hứng thú với học tập, thụ
động trong việc tiếp thu kiến thức, không nắm vững kiến thức, năng lực nhận thức
hạn chế, từ đó chưa phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh.
Bên cạnh việc sử dụng thí nghiệm, giáo viên cần sử dụng các phương
tiện dạy học khác. Nhưng trên thực tế, giáo viên chỉ sử dụng thí nghiệm và các
phương tiện học tập hoàn toàn độc lập với nhau, chưa sử dụng phối hợp thí nghiệm
và các phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chúng.
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm và các
phương tiện dạy học, qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học ở bộ môn Vật Lý
tại các trường THPT, chúng tôi đã chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHỐI
HỢP THÍ NGHIỆM VÀ BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 11 THPT”
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT trong dạy học
chương “Khúc xạ ánh sáng”, vật Lý 11 THPT.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT trong dạy
học chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật Lý 11 THPT và tổ chức hoạt động dạy học
Vật Lý theo đúng quy trình đã đề xuất thì sẽ phát huy được tính tích cực trong hoạt
động nhận thức của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học Vật Lý.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về tính tích cực trong dạy học theo quan điểm hiện
đại.
+ Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT.
+ Xây dựng quy trình dạy học Vật lý có sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT
theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.
+ Thiết kế tiến trình dạy học một số bài trong chương “ Khúc xạ ánh sáng”, Vật lý
11 THPT có sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
SVTH: Lê Thị Tường Vi Trang 3
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật Lý 11 THPT có sử dụng
phối hợp thí nghiệm và BTT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng quy trình sử dụng phối hợp thí nghiệm và BTT trong dạy học
chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật lý 11THPT. Soạn thảo một số bài dạy học có sử
dụng phối hợp thí nghiệm và BTT.
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vật lý là một môn học mang tính ứng dụng cao, vì thể giảng dạy bộ môn này
trong trường phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Thí nghiệm vật lý được sử dụng như là một phương pháp dạy học tích cực. Vấn đề
này được các tác giả tình bày trong công trình nghiên cứu, như:
Đặng Thị Hương (2009), “Sử dụng thí nghiệm trong giờ học Vật lý khi dạy
chương “Chất khí” (Vật lý 10 – cơ bản) nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh THPT miền núi”, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐHSP Thái Nguyên.
Hà Quốc Khánh (2009), “Khai thác và sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong
dạy học phần Quang lí lớp 12 nâng cao”, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐHSP Huế.
Nguyễn Quang Linh (2009), “Thiết kế, chế tạo và sử dụng bộ thí nghiệm về
giao thoa sóng nước nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài
giao thoa sóng – Vật lý 12 (nâng cao)”, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐHSP Thái
Nguyên.
Nguyễn Vũ Minh (2009), “Nghiên cứu khắc phục quan niệm sai lầm của
học sinh về một số khái niệm trong dạy học phần quang học vật lí phổ thông qua
việc sử dụng thí nghiệm”, Luận văn KHGD, ĐHSP Huế.
Ngô Thị Diễm Phúc (2011), “Sử dụng phối hợp thí nghiệm và phiếu học tập
trong dạy học phần “Quang hình học”, Vật lý nâng cao”, Luận văn thạc sĩ KHGD,
ĐHSP Huế.