Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng multi - enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
CÙ THỊ THUÝ NGA
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MULTI - ENZYME
VÀ PROBIOTIC TRONG NUÔI DƢỠNG LỢN CON
SAU CAI SỮA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
CÙ THỊ THUÝ NGA
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MULTI - ENZYME
VÀ PROBIOTIC TRONG NUÔI DƢỠNG LỢN CON
SAU CAI SỮA
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN VĂN PHÙNG
2. PGS. TS. TRẦN TỐ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ đều đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích
dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả của luận án
Cù Thị Thúy Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành luận án của mình, tôi đã
nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của tập thể thầy hƣớng dẫn, các nhà khoa học, sự giúp
đỡ của Trƣờng Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y, Viện khoa học sự sống -
ĐHTN và các trang trại chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng nhận đƣợc sự
cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên, sự giúp đỡ, cổ vũ
động viên của ngƣời thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Văn Phùng, PGS.TS. Trần Tố đã rất tận tình và trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực
hiện thành công công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và cho phép tôi thực hiện luận án này. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện, giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của tập thể cán bộ Viện Khoa học sự
sống, Khoa sau Đại học và các em sinh viên khoá 36, 37 khoa Chăn nuôi thú y, các
học viên cao học K15, K16 Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Trung tâm Thực hành Thực
nghiệm trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Công ty Thức ăn chăn nuôi Đại
Minh, Trại giống lợn Tân Thái - Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, đã
giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Cuối cùng, tôi xin dành lòng biết ơn tới ngƣời thân, gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt những năm tháng
miệt mài tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2014
Nghiên cứu sinh
Cù Thị Thúy Nga
Cù Thị Thúy Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN...........................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................4
4. Những đóng góp mới của luận án........................................................................4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................5
1.1. Đặc điểm của lợn con .........................................................................................5
1.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa .............................5
1.1.2. Đặc điểm cơ quan tiêu hoá và dịch tiêu hóa của lợn con.............................6
1.1.3. Đặc điểm phân tiết và hoạt tính của enzyme tiêu hóa..................................7
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu hóa của lợn con....................................10
1.1.5. Tỷ lệ tiêu hóa protein và xơ ở lợn ..............................................................12
1.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con....................................................................14
1.2.1. Nhu cầu về năng lƣợng ..............................................................................14
1.2.2. Nhu cầu về protein, axit amin và khả năng giảm mức protein trong
khẩu phần của lợn bằng việc bổ sung axit amin tổng hợp ...................................15
1.2.3. Chất xơ trong dinh dƣỡng lợn con .............................................................18
1.2.4. Nhu cầu về các chất dinh dƣỡng khác........................................................20
1.3. Enzyme và ứng dụng trong chăn nuôi ...........................................................21
1.3.1. Tính đặc hiệu và nguyên tắc bổ sung enzyme ...........................................22
1.3.2. Hiệu quả của việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi..................................23
1.3.3. Những hiểu biết về enzyme tiêu hoá tinh bột, protein và chất xơ .............26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
1.3.4. Những nghiên cứu về enzyme tiêu hóa trong và ngoài nƣớc.....................30
1.3.5. Giới thiệu về multi - enzyme sử dụng trong đề tài.....................................32
1.4. Probiotic và ứng dụng trong chăn nuôi .........................................................32
1.4.1. Chức năng và tác động của probiotic.........................................................32
1.4.2. Cơ chế tác dụng của probiotic....................................................................34
1.4.3. Ứng dụng probiotic trong chăn nuôi ..........................................................35
1.4.4. Thành phần hỗn hợp vi khuẩn probiotic sử dụng trong thí nghiệm...........37
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................40
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................40
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................40
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2012..................................40
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................40
2.2.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme chứa proteaza,
amylaza đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, chất xơ và sinh trƣởng của
lợn con sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau ..............40
2.2.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme chứa proteaza,
amylaza, xenlulaza đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trƣởng của lợn con sau cai
sữa đƣợc nuôi bằng khẩu phần có mức xơ khác nhau.........................................48
2.2.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của probiotic đến sinh trƣởng
của lợn con sau cai sữa ........................................................................................54
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................57
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................58
3.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa
protein, tinh bột, chất xơ và sinh trƣởng của lợn con sau cai sữa nuôi bằng
khẩu phần có mức protein khác nhau......................................................................58
3.1.1. Kết quả thí nghiệm 1..................................................................................58
3.1.2. Kết quả thí nghiệm 2..................................................................................65
3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa
và sinh trƣởng của lợn con sau cai sữa đƣợc nuôi bằng khẩu phần có mức xơ
khác nhau .................................................................................................................76
3.2.1. Kết quả thí nghiệm 3..................................................................................76
3.2.2. Kết quả thí nghiệm 4..................................................................................85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
3.3. Kết quả thí nghiệm 5........................................................................................98
3.3.1. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm ....................................................98
3.3.2. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 5 .............................................101
3.3.3. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm ...................................104
3.3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm .........................................106
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................113
1. Kết luận ..............................................................................................................113
2. Tồn tại.................................................................................................................114
3. Đề nghị................................................................................................................114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116
I. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................116
II. Tài liệu tiếng Anh...............................................................................................122
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt Diễn giải
ADN Axit Deoxyribo Nucleic
ARC Agricultural Research Council (Viện khoa học Nông Nghiệp)
ARN Axit Ribo Nucleic
Ash Khoáng tổng số
CF Xơ thô
CFU Colony Forming Unit (Đơn vị khuẩn lạc)
CP Protein thô
cs Cộng sự
Cys Cystein
DCP Dicanxi photphat
DE Năng lƣợng tiêu hoá
DFM Direct Fed Microbials (Vi sinh vật đƣợc cho ăn trực tiếp)
ĐC Đối chứng
ĐHNN Đại học Nông nghiệp
DM Vật chất khô
ĐVT Đơn vị tính
FDA Food and Drug Administriation (Cơ quan quản lý thực phẩm
và dƣợc phẩm)
FI Lƣợng thức ăn tiêu thụ
g Gam
Kcal Kilocalo
Kg Kilogam
KL Khối lƣợng
KPCS Khẩu phần cơ sở
LY Landrace Yorkshire
Met Methionine
MJ Megajun
NDF Chất xơ không tan trong môi trƣờng trung tính
NLTĐ/ME Năng lƣợng trao đổi/ME
NRC National Research Council (Hội đồng nghiên cứu quốc gia)
NSP Non starch polysaccarit
P Xác suất (Mức ý nghĩa)
pH Potential Hydrogen
PiDu Pietrain Duroc
Pr Protein
R
2 Hệ số xác định (Regression Statistics)
STT Số thứ tự
TĂ Thức ăn
TB Tinh bột
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TH Tiêu hóa
TN Thí nghiệm
TS Tổng số
TT Tiêu tốn
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
UI Unit international (Đơn vị quốc tế)
US United States (Hoa Kỳ)
VCK Vật chất khô
VTM Vitamin
YLD Yorshire Landrace Duroc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm 1 ...............................................................................41
Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn cho lợn thí nghiệm 1 ......41
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm 2 ...............................................................................46
Bảng 2.4. Bố trí thí nghiệm 3 ...............................................................................49
Bảng 2.5. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm 3...................50
Bảng 2.6. Bố trí thí nghiệm 4 ...............................................................................53
Bảng 2.7. Bố trí thí nghiệm 5 ...............................................................................55
Bảng 2.8. Thành phần của các chủng vi khuẩn trong hỗn hợp probiotic..................55
Bảng 2.9. Thành phần và giá trị dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm 5 ...............56
Bảng 3.1. Tỷ lệ tiêu hoá protein của lợn con thí nghiệm 1 ..................................58
Bảng 3.2. Tỷ lệ tiêu hoá tinh bột của lợn con thí nghiệm 1 .................................61
Bảng 3.3. Tỷ lệ tiêu hoá chất xơ của lợn con thí nghiệm 1..................................64
Bảng 3.4. Khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 2 ..................................................65
Bảng 3.5. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 2 ..................................68
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 2..................70
Bảng 3.7. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 2 ................72
Bảng 3.8. Tiêu tốn (TT) lyzin/kg tăng khối lƣợng lợn con thí nghiệm 2..................74
Bảng 3.9. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn con thí nghiệm 2...................75
Bảng 3.10. Tỷ lệ tiêu hoá protein của lợn con thí nghiệm 3 ..................................77
Bảng 3.11. Tỷ lệ tiêu hoá tinh bột của lợn con thí nghiệm 3 .................................79
Bảng 3.12. Tỷ lệ tiêu hoá chất xơ của lợn con thí nghiệm 3..................................82
Bảng 3.13. Khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4 ..................................................85
Bảng 3.14. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 4 .....................................89
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) của lợn con thí nghiệm 4 ............................91
Bảng 3.16. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí
nghiệm 4 ..............................................................................................93
Bảng 3.17. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4...............94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viii
Bảng 3.18. Tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4 ..............95
Bảng 3.19. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 4................96
Bảng 3.20. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm 5 ............................................. 99
Bảng 3.21. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 5 .........................................102
Bảng 3.22. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 5 ..........................105
Bảng 3.23. Lƣợng thức ăn tiêu thụ của lợn con thí nghiệm 5....................................106
Bảng 3.24. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm 5 ......................107
Bảng 3.25. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí
nghiệm 5 ............................................................................................109
Bảng 3.26. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 5.............110
Bảng 3.27. Tiêu tốn lyzin/kg tăng khối lƣợng của lợn con thí nghiệm 5 ............110
Bảng 3.28. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn con thí nghiệm 5.................111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn con thí nghiệm 2 .............................67
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 2.........................69
Hình 3.3. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn con thí nghiệm 4 .............................88
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 4.........................90
Hình 3.5. Đồ thị sinh trƣởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm 5 ...........................101
Hình 3.6. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 5.......................104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi lợn, một số chế phẩm sinh học nhƣ kháng sinh, hocmon đã
và đang đƣợc sử dụng ở những quy mô, mức độ khác nhau và mang lại những hiệu
quả nhất định. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các nhà khoa học đã phát hiện ra mặt
trái của các chất bổ sung này nhƣ gây hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn, để lại
tồn dƣ trong sản phẩm gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe con ngƣời. Để khắc phục
những hạn chế này, khoa học đã hƣớng tới nghiên cứu và sản xuất những chất thay
thế nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tế sản xuất (Cromwel, 2002) [73].
Những chất bổ sung đƣợc quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là các enzyme tiêu
hóa và probiotic, các chất này không chỉ làm tăng hiệu quả chăn nuôi mà còn tạo ra
các sản phẩm an toàn với sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng, cải thiện sự cân bằng
của hệ vi sinh vật trong đƣờng ruột (Jans, 2005 [90]; Fuller, 1989 [82]).
Ở lợn con giai đoạn sau cai sữa, bộ máy tiêu hóa phát triển chƣa hoàn thiện, sự
bài tiết các enzyme nội sinh còn hạn chế. Lợn con cùng một lúc chịu tác động bởi
nhiều yếu tố nhƣ stress dinh dƣỡng (do thay đổi thức ăn), stress sinh lý (do thay đổi
môi trƣờng sống và tập tính) (Fraser và cs, 1998 [80]; Cromwell và cs, 2000 [72];
Kiarie và cs, 2007 [94]), nên đã làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm hoạt tính của các enzyme
nội sinh, tăng khả năng nhiễm các vi sinh vật có hại dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi
sinh vật đƣờng ruột làm cho lợn con bị tiêu chảy, chậm lớn. Chính vì vậy, việc bổ sung
multi - enzyme và probiotic vào thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất
thông qua việc tăng sức đề kháng, đặc biệt là giai đoạn sau cai sữa, ảnh hƣởng tốt
đến tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dƣỡng, tăng sinh trƣởng và giảm chi phí thức ăn
cho một đơn vị sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Cunningham và cs,
1957 [74]; Lewis và cs, 1995 [101]; Officer, 2000 [112]; Lã Văn Kính và cs (2001)
[21], Đỗ Văn Quang và cs (2005) [35]; Hồ Trung Thông và cs (2008) [43]; Trần
Quốc Việt và cs (2010) [61] đã cho thấy điều đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
Khi sử dụng enzyme và probiotic cho lợn con có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu
hoá thức ăn và sinh trƣởng là do những chất này kết hợp với enzyme nội sinh phân
giải các hợp chất phức tạp thành những chất đơn giản, dễ hấp thu và làm giảm đƣợc
độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là các khẩu phần chứa
nhiều polysaccarit không phải tinh bột (non- starch polysaccarit - NSP). Nên ngƣời
ta thƣờng bổ sung vào khẩu phần những chế phẩm đa enzyme (multi - enzyme) để
phân giải đồng thời nhiều hợp chất hữu cơ (Vũ Duy Giảng, 2009 [9]).
Đối với thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nguồn cung cấp protein và
năng lƣợng chủ yếu có nguồn gốc thực vật, trong khi khả năng tiêu hoá các loại
thức ăn này của lợn con còn kém. Khi thiếu các enzyme tiêu hoá nhƣ proteaza,
amylaza trong phần đầu của đƣờng tiêu hoá sẽ giảm khả năng tiêu hóa protein và
tinh bột có nguồn gốc thực vật. Vì vậy việc bổ sung thêm multi - enzyme vào khẩu
phần lợn con giai đoạn này là cần thiết.
Về thực chất, nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về các axit amin.
Khi khẩu phần ăn cho lợn, đặc biệt là lợn con đƣợc cung cấp đủ hoặc thừa lƣợng
protein nhƣng không cân đối về tỷ lệ các axit amin thì hiệu quả hấp thu protein rất
thấp, lợn sinh trƣởng chậm, dễ dẫn đến tiêu chảy, đồng thời còn gây ô nhiễm môi
trƣờng do lƣợng nitơ thừa thải ra ngoài qua phân và nƣớc tiểu. Trên thực tế, để đáp
ứng nhu cầu axit amin cho lợn, hầu hết ngƣời chăn nuôi và các hãng sản xuất thức
ăn đều sử dụng các công thức phối hợp có tỷ lệ protein cao mà chƣa tính hết đến sự
lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng. Vì thế, việc nghiên cứu những khẩu phần ăn có
mức protein hợp lý trên cơ sở làm tăng hiệu quả sử dụng protein thông qua sử dụng
multi - enzyme sẽ góp phần giải quyết những yêu cầu đó.
Các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng nhƣ cám gạo, ngô và các phụ
phẩm khác thƣờng có hàm lƣợng xơ cao, hàm lƣợng protein thấp. Khẩu phần cho
lợn dựa trên các nguyên liệu này với mức xơ quá cao có thể làm giảm tỷ lệ tiêu
hóa và các thành phần dinh dƣỡng khác (Fernandez và cs, 1986 [78]; Noblet và
cs, 2001 [110]; Len và cs, 2006a [99]; Trần Văn Phùng và cs, 2012 [33]) dẫn tới
năng suất sinh trƣởng thấp, đặc biệt là lợn con. Tuy nhiên, khi đƣợc nuôi bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
khẩu phần có mức xơ hợp lý, có tác dụng tăng cƣờng nhu động của ruột và tạo
khuôn phân để hoạt động thải phân của vật nuôi đƣợc thuận lợi. Những chất xơ
chƣa đƣợc tiêu hóa ở ruột non là nguồn cung cấp năng lƣợng cho vi sinh vật ở
ruột già, với nguồn năng lƣợng này, vi khuẩn tiếp tục hấp thu NH3 để tổng hợp
protein, góp phần làm giảm đào thải NH3 ra ngoài môi trƣờng.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, việc nghiên cứu bổ
sung multi - enzyme và probiotic vào khẩu phần đƣợc thiết lập dựa trên nguyên liệu
thức ăn có sẵn tại địa phƣơng và mức protein hợp lý cho lợn ngoại giai đoạn sau cai
sữa là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn
nuôi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sử dụng multi -
enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của việc bổ sung multi - enzyme vào các khẩu
phần có mức protein khác nhau và các khẩu phần có mức xơ thô khác nhau đến tỷ
lệ tiêu hoá protein, tinh bột, chất xơ và sinh trƣởng, chuyển hóa thức ăn của lợn
con giai đoạn sau cai sữa.
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của việc bổ sung probiotic vào các khẩu phần ăn
đến sinh trƣởng và chuyển hóa thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp thêm số liệu về tỷ lệ tiêu hóa
protein, tinh bột và chất xơ của lợn con giai đoạn sau cai sữa khi đƣợc nuôi bằng
khẩu phần có mức protein khác nhau và khẩu phần có mức xơ thô khác nhau có bổ
sung multi - enzyme.
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp có
mức protein và mức xơ thô hợp lý trên cơ sở sử dụng multi - enzyme và probiotic
cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nhằm tận dụng nguồn thức ăn địa phƣơng, nâng
cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đƣa ra đƣợc khuyến cáo về việc sử dụng multi
- enzyme và probiotic bổ sung vào khẩu phần cho lợn con giai đoạn sau cai sữa nhằm cải
thiện tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dƣỡng, hạn chế các bệnh về đƣờng tiêu hoá của lợn con,
nâng cao khả năng sinh trƣởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Đƣa ra các khẩu phần ăn có mức protein và xơ thô hợp lý có sử dụng multi -
enzyme và probiotic để áp dụng trong sản xuất nhằm sử dụng các nguyên liệu thức ăn
sẵn có tại địa phƣơng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
4. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã đóng góp thêm tƣ liệu về ảnh
hƣởng việc bổ sung multi - enzyme vào khẩu phần có các mức protein, mức xơ thô
khác nhau và của hỗn hợp probiotic đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, xơ thô và
sinh trƣởng, hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn con sau cai sữa giống ngoại.
Đã ứng dụng chế phẩm sinh học vào khẩu phần nuôi lợn con giống ngoại sau
cai sữa đƣợc xây dựng từ các nguyên liệu tức ăn sản xuất ở các địa phƣơng vùng
miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam.