Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng một số loại thực vật thuộc họ hành tỏi (ALLIUMACEAE) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
887.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
946

Nghiên cứu sử dụng một số loại thực vật thuộc họ hành tỏi (ALLIUMACEAE) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cái Thị Lan Hương Chuyên ngành trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn

hàng ngày của con người vì chúng không chỉ cung cấp các loại dinh dưỡng

thiết yếu như vitamin, lipit, protein mà còn cung cấp nhiều chất khoáng quan

trọng như canxi, phốt pho, sắt, v.v. rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể

con người. Ngoài ra, rau còn cung cấp cho con người một lượng lớn các chất

xơ, có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, là thành phần hỗ trợ sự

di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá bằng cách giúp cho hoạt động co bóp

của đường ruột được dễ dàng. Rau còn là nguyên liệu quan trọng cho ngành

chế biến, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần làm tăng thu

nhập cho nền kinh tế quốc dân.

Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang

được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại,

kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá

đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe

cộng đồng. Trước vai trò của rau xanh và những thực trạng trong sản xuất

rau khi đời sống phát triển, nhu cầu về rau an toàn đạt chất lượng cao ngày

càng gia tăng cho thấy việc sản xuất ra nhiều loại rau với số lượng lớn, đảm

bảo chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các

chiết suất từ các loài thực vật sử dụng để phòng trừ sâu hại trong sản xuất

rau cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Tình trạng rau xanh nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật xảy ra phần lớn

do người nông dân dùng thuốc không theo đúng kỹ thuật:

- Tự phun thuốc theo ý chủ quan, không theo hướng dẫn.

Cái Thị Lan Hương Chuyên ngành trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

- Phun thuốc quá nhiều lần/vụ, phun theo định kỳ để phòng ngừa trước.

- Sử dụng thuốc quá nồng độ và liều lượng khuyến cáo.

- Tự ý pha trộn các loại thuốc khi dùng.

- Sử dụng thuốc cấm, thuốc hạn chế sử dụng cho rau, thuốc ngoài danh mục.

- Dùng thuốc quá gần ngày thu hoạch.

- Không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết, dụng cụ

phun thuốc không đảm bảo, phun thuốc không đúng cách.

Hiện nay tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo

hướng dẫn, không đảm bảo thời gian cách lý, lạm dụng thuốc bảo vệ thực

vật vẫn còn ở nhiều nơi. Theo điều tra có tới gần 70% nông dân phun 8 – 12

lần thuốc bảo vệ thực vật cho một vụ rau.

Trước thực tế đó, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đòi hỏi công tác

bảo vệ thực vật phải đảm bảo và ổn định lâu dài về hiệu quả phòng trừ sâu

bệnh hại cũng như ngăn ngừa được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong

nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường sống đòi hỏi công tác bảo vệ thực vật

phải nhanh chóng từng bước chuyển dần sang một chiến lược mới, đó là hệ

thống chiến lược bao gồm nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó lấy

biện pháp sinh học và sinh thái học làm trọng tâm, kết hợp hài hòa sử dụng

thuốc hóa học với liều lượng thấp một cách hợp lý mà vẫn đạt hiệu quả

phòng trừ cao, nhằm khắc phục dần những hiện tượng tiêu cực do thuốc hóa

học gây ra. Để góp phần tạo dựng và thiết lập nên một nền nông nghiệp

sạch, an toàn, ổn định và bền vững đồng thời góp phần nâng cao ý thức của

mọi người về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo

vệ thực vật, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống,… đáp ứng nhu

cầu rau sạch cho người tiêu dùng.

Cái Thị Lan Hương Chuyên ngành trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

Xuất phát từ thực tiễn trên, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số loại thực vật

thuộc họ hành tỏi (Alliumaceae) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ

đông xuân chính vụ năm 2010 tại Thái Nguyên”

2. Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích

- Xác định thành phần, diễn biến sâu hại trên rau bắp cải.

- Xác định tác dụng xua đuổi, gây ngán và tiêu diệt sâu hại rau bắp cải

của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi.

- Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng dung dịch ngâm củ hành và

dung dịch ngâm củ tỏi đến năng suất rau bắp cải.

2.2 Yêu cầu

- Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất rau ở Thái Nguyên.

- Điều tra, xác định thành phần sâu hại từ đó xác định những loài sâu

chính hại rau bắp cải.

- Đánh giá hiệu lực của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ

tỏi trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải.

- Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm

củ tỏi đến năng suất rau bắp cải tại Thái Nguyên.

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học

- Xác định được khả năng xua đuổi, gây ngán và tiêu diệt sâu hại rau bắp cải

của dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi. Từ đó làm cơ sở cho việc

nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm thảo mộc trừ sâu hại góp phần giảm thiểu việc

sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển

một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.

Cái Thị Lan Hương Chuyên ngành trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Nghiên cứu dung dịch ngâm củ hành và dung dịch ngâm củ tỏi có khả

năng trừ sâu hại rau bắp cải là cơ sở cho nghiên cứu tìm hiểu hoạt chất và cơ chế

tác động của hoạt chất đó lên sâu hại.

- Góp phần khai thác tiềm năng sử dụng nguồn tài nguyên thực vật có

sẵn ở Việt Nam trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để nâng cao

năng suất, chất lượng nông sản đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ những

loài có ích, tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn.

Cái Thị Lan Hương Chuyên ngành trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở thực tiễn và lý luận của đề tài

1.1.1. Cơ sở thực tiễn

Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, người nông dân không còn mặn mà

với các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống vì giá trị kinh tế thấp. Do vậy Thái

Nguyên đang có những đầu tư tổng thể cho nông nghiệp, nông thôn, hướng tới

một nền nông nghiệp đô thị phát triển, nâng cao đời sống của bà con nông dân

vùng ven, trước tình hình diện tích đất nông nghiệp của tỉnh liên tục sụt giảm

do tốc độ đô thị hoá, người nông dân đã chuyển dần một phần diện tích đất cấy

lúa sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Thành phố Thái Nguyên hiện có 750 ha rau các loại với sản lượng

14.500 tấn/năm. Thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất rau mang tính

chuyên canh như: Túc Duyên, Cam Giá, Gia Sàng, Quang Vinh, Đồng

Bẩm,... tuy nhiên, rau chủ yếu được sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống,

chưa có sự đầu tư lớn, đồng bộ cho sản xuất rau an toàn chất lượng cao. Bên

cạnh đó rất nhiều hộ nông dân trồng rau vẫn sử dụng phân hóa học bón cho

rau, phun thuốc bảo vệ thực vật quá nồng độ, liều lượng cho phép và không

đảm bảo thời gian cách ly để thuốc phân hủy trong nông sản dẫn đến vệ sinh

an toàn thực phẩm không được bảo đảm.

Hiện nay Thái Nguyên chưa có vùng sản xuất rau an toàn tập trung nên

phải nhập lượng lớn rau từ các tỉnh lân cận.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho các hộ nông dân,

thành phố Thái Nguyên đã triển khai Đề án phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an

toàn với các mô hình trồng rau an toàn tại một số phường ven sông Cầu: Túc

Duyên, Cam Giá, Gia Sàng, Quang Vinh, Đồng Bẩm, …

Cái Thị Lan Hương Chuyên ngành trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

1.1.2. Cơ sở lý luận

Ở Việt Nam với khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, cây rau được trồng phổ

biến và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Rau là thực phẩm cung cấp các

vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Vệ sinh an toàn thực

phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang được xã hội đặc biệt quan

tâm. Việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng nội địa và

xuất khẩu hiện nay cũng như thời gian tới là hết sức cần thiết đòi hỏi các cấp,

các ngành cần đặc biệt quan tâm. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này đã có

nhiều nghiên cứu và các chương trình phát triển sản xuất rau an toàn tại nhiều

địa phương trên cả nước.

Các nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trồng rau như

sử dụng phân bón lá và dinh dưỡng hợp lý kết hợp kỹ thuật trồng chăm sóc

hợp lý, sử dụng các loại chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc để phòng trừ sâu

bệnh hại đã và đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các Trung

tâm nghiên cứu…

1.1.2.1. Các nghiên cứu về cây tỏi trong phòng trừ sâu bệnh hại

1.1.2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây tỏi

Tỏi là cây nhỏ mọc từ củ lên. Cây cao chừng 20 - 40cm, thân giả mang nhiều

lá dài và hẹp, giữa củ mọc lên một cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một

mô mỏng, hoa tỏi có màu trắng hay phớt hồng. Nước ta trồng tỏi vào tháng 10 - 12

dương lịch trên nền đất tơi xốp nhiều mùn. Tỏi củ sẽ được thu hoạch vào tháng 1

năm sau, phơi khô, treo mái hiên hay gác lên nóc nhà dùng dần.

1.1.2.1.2. Công dụng của cây tỏi

Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng,... có chứa hàm lượng

axit có tác động đến cơ thể của những loài sâu bọ hại cây trồng như mắt, da,...

làm chúng chết. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù

hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ - TS Lê Đình Hường.

Cái Thị Lan Hương Chuyên ngành trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

Theo Amy Cohen (2009) tỏi được đánh giá cao như là một gia vị và

tính chất y học của nó. Giá trị của nó như là thuốc trừ sâu cũng được đánh giá

cao, đặc biệt là trong nông nghiệp hữu cơ, trồng trong vườn rau.

Theo Sally Odum (2008) tỏi là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên tuyệt vời. Nó

có đăc tính diệt nấm và kiểm soát sâu bệnh rất tốt, đẩy lùi và loại trừ các loài côn

trùng và sâu bệnh như: rệp, kiến, mối, bọ cánh cứng, sâu đục thân,…

1.1.2.2. Các nghiên cứu về cây hành trong phòng trừ sâu bệnh hại

1.1.2.2.1. Đặc điểm hình thái của cây hành

Là cây thân thảo, sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Lá hình trụ rỗng, dài

30 – 50cm, đường kính 4 – 8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn, mỗi

cây có 5 – 6 lá. Hoa tự, mọc trên một cán mang hình trụ, rỗng. Bao hoa gồm 2

vòng, mỗi vòng gồm 3 cánh, 3 lá đài màu trắng, 6 nhị, bao phấn hình chữ T.

Quả nang, hình tròn, đường kính 6mm. Hạt hình 3 cạnh, màu đen. Hành trồng

khắp nơi ở nước ta và chủ yếu dùng làm gia vị, đồng thời dùng làm thuốc.

1.1.2.2.2. Công dụng của cây hành

Hành là một phần không thể thiếu trong bếp ăn của mọi gia đình, nó

được xem như một loại rau và cũng là đồ gia vị. Hành lá được trồng quanh

năm để phục vụ nhu cầu nội trợ.

Hành là một chất kích thích và chống lại các kích thích nhẹ. Nghiền nát

hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

Các củ hành nhỏ màu đỏ có thể được sử dụng như một thuốc long đờm.

Nếu đem nghiền nát các củ hành này trộn với đường phèn, để một lúc cho

nước chảy ra. Nước ép này có tác dụng giúp làm loãng đờm và ngăn chặn sự

tái phát. Dùng khoảng 3 - 4 thìa cà phê của nước ép sẽ làm dịu đi chứng ho và

đau họng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!