Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver, cây dương xỉ và cỏ màn trầu xử lý ô nhiễm kim loại Pb trong đất xung quanh khu vực mỏ kẽm chì làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hà Xuân Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 111 - 116
111
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CỎ VETIVER, CÂY DƯƠNG XỈ VÀ CỎ MẦN TRẦU
XỬ LÝ Ô NHIỄM KIM LOẠI Pb TRONG ĐẤT XUNG QUANH KHU VỰC MỎ
KẼM CHÌ LÀNG HÍCH, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Hà Xuân Sơn1
, Nguyễn Thị Kim Ngân2
, Lê Đức Mạnh3
,
Đặng Văn Thành1
, Đỗ Trà Hương3
, Hà Xuân Linh4,*
1
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên,
2
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
3
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên,
4
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Gần đây vấn đề xử lý kim loại nặng (KLN) trong đất được nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xử lý KLN
trong đất như kết tủa, sa lắng, hấp phụ, trao đổi ion, chiết, sử dụng thực vật.Trong các phương
pháp trên, sử dụng thực vật bản địa để xử lý KLN trong đất được quan tâm đánh giá tốt và khả
năng ứng dụng cao bởi sự thân thiện với môi trường bị ô nhiễm, chi phí thấp và thuận lợi khi thực
hiện lâu dài. Nghiên cứu này báo cáo các kết quả khảo sát việc sử dụng cỏ Vetiver, cây dương xỉ
và cỏ mần trầu để xử lý Pb trong đất tại khu vực xung quanh chân bãi thải Mỏ kẽm chì làng Hích,
Thái Nguyên. Các kết quả đánh giá hàm lượng Pb trong đất sau 120 ngày trồng cỏ Vetiver, cây
dương xỉ và cỏ mần trầu trên đất ô nhiễm Pb chỉ ra sự hiệu quả của việc xử lý dùng cách thức này.
Kết quả cho thấy cả ba loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt trong môi trường có
nồng độ Pb tương đối cao khoảng 1.670 mg/kg;Pb tích lũy trong rễ cao hơn trong thân lá.
Từ khoá: Kim loại nặng, khả năng hấp thu kim loại nặng của Vetiver, Dương xỉ, Mần trầu
MỞ ĐẦU*
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ
lượng khoáng sản lớn nhất cả nước, đặc biệt
là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện
kim và chế biến vật liệu xây dựng như: sắt,
chì, kẽm, titan, đá, sét,… Với những tiềm
năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có
rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản
từ quy mô nhỏ đến lớn và đây là một trong
những ngành chiếm dụng diện tích nông lâm
nghiệp lớn. Bên cạnh những lợi ích của việc
khai thác khoáng sản thì nó cũng để lại những
tác động tiêu cực tới môi trường: ô nhiễm môi
trường không khí, ô nhiễm môi trường nước,
ô nhiễm môi trường đất... do hoạt động sản
xuất, khai thác, chế biến khoáng sản là không
thể tránh khỏi. Ô nhiễm kim loại nặng (KLN)
tại các vùng khai thác, chế biến khoáng sản là
vấn đề lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới do
những tác động nguy hiểm đến hệ sinh thái
nói chung và con người nói riêng [1], [2].
Gần đây vấn đề xử lý kim loại nặng (KLN)
trong đất được nhiều nhà khoa học cả trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong
*
Email: [email protected]
đó, sử dụng thực vật bản địa để xử lý KLN
trong đất đang được quan tâm đánh giá tốt và
khả năng ứng dụng cao bởi sự thân thiện với
môi trường bị ô nhiễm, chi phí thấp và thuận
lợi khi thực hiện lâu dài [1], [8].
Sử dụng cỏ Vetiver, Dương xỉ để xử lí đất ô
nhiễm KLN tỏ ra có triển vọng và đang được
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan
tâm [1], [4], [5], [6], [7].
Tuy cỏ Mần trầu không phải là loài siêu tích luỹ
KLN nhưng chúng sống được ngay trên bãi thải
có hàm lượng Pb, Zn rất cao và tích luỹ hàm
lượng lớn kim loại trong rễ của chúng.
Để tiếp cận với thực tiễn về khả năng ứng
dụng cỏ Vetiver, cây Dương xỉ và cỏ Mần
trầu trong cải tạo và phục hồi đất ô nhiễm
KLN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh
giá khả năng sinh trưởng và hấp thu Pb của cỏ
Vetiver, cây Dương xỉ và cỏ Mần trầu trồng
trên đất ô nhiễm do khai thác khoáng sản.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng sử dụng trong nghiên cứu này là
loài cỏ Vetiver, cây Dương xỉ P. Calomelanos