Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón và bảo vệ môi trường
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
249.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1470

Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón và bảo vệ môi trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

52(4): 105 - 109 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009

1

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ ĐỂ

XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

- Nguyễn Ngọc Nông (Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên)

Tóm tắt

Chất thải sinh hoạt khu dân cư rất đa dạng, trong đó tỉ lệ rác thải hữu cơ khoảng 67%, đây là nguồn

nguyên liệu quan trọng để xử lí, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ nông lâm nghiệp. Rác thải

sinh hoạt được xử lí VSV, trọng lượng và thể tích hữu cơ giảm 60 - 70%, trong đó, chế phẩm EM2 và

chế phẩm VSV tổng hợp dạng bột có hiệu quả nhất. Tỉ lệ sản phẩm hữu cơ qua sàng < 2 mm lớn nhất từ

58,85% - 62,96%. Chất lượng sản phẩm phân bón chế biến từ rác thải được xử lí VSV hữu hiệu đều có

chất lượng tương đối khá, gần tương đương với phân hữu cơ. Hàm lượng của tất cả các chỉ tiêu kim loại

nặng trong mẫu phân bón và mẫu nước rỉ rác đều ở mức độ an toàn cho đất, cây trồng và đều nhỏ hơn

nhiều so với tiêu chuẩn môi trường cho phép hiện hành. Xử lí rác thải bằng chế phẩm EM2 có bổ sung

thêm vôi, N, P, K làm tăng tốc độ phân hủy rác thải và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn làm phân

bón tốt cho cây trồng.

Từ khóa: Chất thải sinh hoạt, chế phẩm VSV, môi trường.

I. Đặt vấn đề

Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt đang

trở thành một vấn đề nan giải, rất cần triển khai

các đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lí

rác thải sinh hoạt nhằm tăng tỉ lệ tái chế, tái sử

dụng rác thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ở

Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân

số tăng lên nhanh chóng đặc biệt là tại các khu đô

thị, các thành phố lớn. Năm 2004, dân số cả nước

là 82,09 triệu người, đến năm 2006 đã là 84,11

triệu người. Sự phát triển dân số tất yếu kéo theo

sự gia tăng về rác thải sinh hoạt. Vấn đề xử lí rác

thải đang trở thành một vấn đề được quan tâm, đặc

biệt là tại các thành phố và các khu dân cư tập

trung. Tỉnh Thái Nguyên với dân số 1,2 triệu

người, tốc độ gia tăng dân số hàng năm là

0,7%/năm. Thành phố Thái Nguyên là nơi tập

trung nhiều trường đại học, nằm trên đầu mối giao

thông quan trọng của miền Bắc và là trung tâm

văn hóa của các tỉnh miền núi phía Bắc. Sự gia

tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc

biệt là sự tập trung đông dân cư ở các vùng trung

tâm gây ra sự quá tải về rác thải khiến vấn đề xử lí

rác thải sinh hoạt ở những nơi đó trở thành một vấn

đề được quan tâm đặc biệt. Cùng với sự phát triển

của khoa học và công nghệ, rác thải thải ra có thể

được tái chế, tái sử dụng. Việc xử lí rác thải tạo

thành phân bón không chỉ tận dụng được nguồn tài

nguyên rác thải, mà còn đem lại nhiều lợi ích về

kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Mục tiêu của nghiên cứu:

- Điều tra, đánh giá nguồn chất thải nhằm xác

định thành phần, tỉ lệ chất thải sinh hoạt làm cơ sở

đề xuất hướng sử dụng, tái chế chất thải sinh hoạt.

- Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm vi sinh

vật (VSV) để xử lí rác thải hữu cơ làm phân bón,

tăng hiệu quả kinh tế sử dụng tài nguyên là rác thải

và góp phần bảo vệ môi trường.

II. Vật liệu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

1. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, đánh giá, xác định số lượng, phân

loại thành phần, tỉ lệ chất thải sinh hoạt khu dân cư

tập trung khu vực cổng trường Đại học Nông Lâm

– Đại học Thái Nguyên.

- Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm VSV

để xử lí rác thải sinh hoạt hữu cơ làm phân bón và

giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau đó sử dụng

chế phẩm VSV có triển vọng nhất xử lí rác thải

sinh hoạt hữu cơ có bổ sung đạm, lân và vôi nhằm

tạo ra sản phẩm phân bón chất lượng cao hơn phục

vụ sản xuất nông nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!