Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nghiên cứu sự di chuyển của lao động nông thôn đến làm việc tại thành phố bắc giang,
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
NguyÔn minh th
Nghiªn cøu sù di chuyÓn cña lao ®éng n«ng th«n
®Õn lµm viÖc t¹i thµnh phè B¾c Giang,
tØnh B¾c Giang
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG VĂN HIỂU
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Thư
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Dương Văn Hiểu, người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Sau đại học, khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả
Nguyễn Minh Thư
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn Error: Reference source not found
Mục lục Error: Reference source not found
Danh mục các chữ viết tắt Error: Reference source not found
Danh mục bảng Error: Reference source not found
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................................vi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài..................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................................3
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................................4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TỪ NÔNG
THÔN RA THÀNH THỊ................................................................................................................6
2.1. Cơ sở lý luận về sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị ......................................6
2.1.1.Các khái niệm cơ bản........................................................................................................................6
2.1.2. Lý thuyết liên quan về sự di chuyển lao động nông thôn ra đô thị làm việc.................................13
2.1.3.Vai trò của lao động .......................................................................................................................20
2.1.4 Ảnh hưởng của di chuyển lao động đến đời sống, sản xuất và thu nhập của người lao động......22
2.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................23
2.2.1 Sự di chuyển của LĐNT đến thành phố ở các nước trên thế giới...................................................23
2.2.2 Sự di chuyển của LĐNT đến thành phố làm việc tại Việt nam .......................................................27
2.3.Các nghiên cứu của đề tài liên quan ..................................................................................30
3. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................33
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu......................................................................................33
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................................................33
3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ...............................................................................................................36
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................43
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu...................................................................................................................43
3.2.2.Mẫu nghiên cứu..............................................................................................................................43
iii
3.2.3. Tổ chức điều tra thu thập số liệu...................................................................................................44
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..........................................................................................44
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................................................45
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................................47
4.1 Thực trạng di chuyển của LĐNT đến làm việc tại thành phố Bắc Giang............................47
4.1.1 Tình hình cơ bản của LĐNT di chuyển đến làm việc tại thành phố Bắc Giang ...............................47
4.1.2 Thực trạng việc làm và thu nhập của LĐNT di chuyển đến làm việc tại thành phố Bắc Giang......60
4.1.3 Nhân tố tác động đến sự di chuyển của LĐNT làm việc tại thành phố Bắc Giang..........................72
4.1.4 Đánh giá chung về tình hình di chuyển của LĐNT đến thành phố Bắc Giang làm việc..................80
4.2 Định hướng và giải pháp giúp LĐNT có việc làm và thu nhập ổn định tại địa phương và
thành thị....................................................................................................................................84
4.2.1 Định hướng.....................................................................................................................................84
4.2.2 Các giải pháp chủ yếu để tạo việc làm cho LĐNT............................................................................86
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................95
5.1. Kết luận.............................................................................................................................95
5.2 Kiến nghị............................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................99
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THCS Tốt nghiệp trung học cơ sở
THPT Tốt nghiệp trung học phổ thông
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
KD Kinh doanh
TBXH Thương binh – xã hội
ILO Tổ chức lao động quốc tế
LĐNT LĐNT
LLLĐ Lực lượng lao động
KCN Khu công nghiệp
KT – XH kinh tế - xã hội
v
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Nghiên cứu thực trạng di cư lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long trường hợp đồng bào Khơme
tỉnh Trà Vinh, Huỳnh Trường Huy (9/2007)[14] đã cho thấy:.................................................30
Di cư lao động giữa các vùng và từ nông thôn đến thành thị xuất phát từ những nguyên nhân
sau: 30
Thứ nhất, các quốc gia thực hiện chuyển đổi kinh tế, chủ yếu theo hướng phát triển công nghiệp
sản xuất (hoặc gia công) hàng hoá xuất khẩu như may mặc, giày dép, điện tử… dẫn đến nhu cầu
thu hút lao động phổ thông cũng như chuyên môn tại các thành phố lớn, KCN ngày càng tăng.30
Thứ hai, trong khi đó, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn diễn ra chậm do cơ sở
hạ tầng yếu kém cũng như trình độ quản lý dẫn đến sự phát triển không cân đối giữa thành thị và
nông thôn trong quá trình chuyển đổi, chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa thành
thị và nông thôn........................................................................................................................30
vi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm
hơn 70% lực lượng lao động của cả nước trong đó thường xuyên có khoảng
30% lao động thiếu việc làm. Việc làm của lao động nông nghiệp nông thôn
phụ thuộc chủ yếu vào đất đai và mùa vụ canh tác. Hàng năm với 2 mùa vụ
sản xuất chính thì LĐNT lại nảy sinh nỗi lo thất nghiệp. Hơn thế nữa, việc
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và
tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì việc xây dựng các KCN,
khu chế xuất, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng… nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển là một thực tế. Do vậy diện tích đất canh tác của nông nghiệp nông
thôn bị thu hẹp do thu hồi để phục vụ các mục đích trên làm cho LĐNT lại
càng thiếu việc làm. Cùng với các lý do trên là khoảng cách về thu nhập giữa
thành thị và nông thôn hiện nay vẫn còn khá cao. Thực tế đó đã dẫn đến tình
trạng có sự di chuyển lao động từ khu vực nông thôn đến thành thị để tìm việc
làm, kiếm thu nhập trong thời gian vừa qua.
Từ năm 1997 sau khi tách tỉnh đến nay thành phố Bắc Giang tập trung
tiến hành thực hiện công cuộc CNH, HĐH nên đã tạo ra nhu cầu lớn về nguồn
nhân lực, thêm vào đó thu nhập thấp, điều kiện sống khó khăn, sự khan hiếm
ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao đã và đang thúc đẩy LĐNT ra
thành phố tìm kiếm việc làm. Tính đến 2004, theo thống kê thành phố Bắc
Giang hiện có khoảng 126.000 người đang sinh sống và làm việc. Trong
những năm gần đây, gắn với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Bắc Giang
là những dòng LĐNT di chuyển vào thành phố ngày càng nhiều, năm sau cao
hơn năm trước. Theo ước tính, năm 2006 có trên 1.000 LĐNT di chuyển vào
1
thành phố Bắc Giang làm việc và tìm kiếm việc làm. Cho đến nay số lượng
LĐNT di chuyển đến thành phố Bắc Giang có xu hướng tăng lên rất nhiều. Sự
di chuyển của LĐNT đến thành phố Bắc Giang tạo được nguồn lực lao động
dồi dào tham gia vào các công việc tại các cơ quan, nhà máy, các cơ sở sản
xuất kinh doanh, các khu - cụm công nghiệp… tạo điều kiện cho thành phố
Bắc Giang phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại những vấn đề bức
xúc về giải quyết của LĐNT di chuyển đến thành phố làm việc.
Thứ nhất, việc làm và thu nhập của LĐNT di chuyển đến thành phố Bắc
Giang không ổn định. Hầu hết LĐNT di chuyển đến thành phố Bắc Giang là
lao động tự do nên khả năng tìm kiếm việc làm và làm việc rất bấp bênh, nặng
nhọc, nguy hiểm, nhiều rủi ro song thu nhập không cao.
Thứ hai, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc giang lần thứ XVI và Đại
hội Đảng bộ thành phố Bắc Giang lần thứ XIX nhiệm kỳ 2006 – 2015 đã đưa
ra mục tiêu phấn đấu phát triển Thành phố Bắc Giang trở thành một thành
phố sinh thái, hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của
Tỉnh Bắc Giang cùng với đó là các chương trình, dự án, đề án quy hoạch tổng
thể và chi tiết phát triển KT - XH cũng như quy hoạch phát triển các ngành có
liên quan đến thành phố Bắc Giang. Cùng với mục tiêu đó để thực hiện được
Nghị Quyết thành phố Bắc Giang đã và đang tạo môi trường thuận lợi, chính
sách thu hút đầu tư, tăng cường xúc tiến thương mại, cải cách thủ tục hành
chính theo hướng thông thoáng, rút ngắn thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố Bắc Giang. Với
hướng đó sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong tỉnh
trong đó có LĐNT. Bên cạnh đó do xu thế phát triển các khu - cụm công
nghiệp, khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Giang cũng như một số huyện
lân cận thành phố và các huyện có vị trí địa lý thuận lợi nên dẫn đến tình trạng
thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp, trong khi công tác đào tạo nghề, giải quyết
2
việc làm cho người dân bị thu hồi đất chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng
một bộ phận người nông dân không có khả năng tìm cho mình công việc mới.
Thứ ba, sự di chuyển của LĐNT đến thành phố Bắc Giang trong thời
gian vừa qua đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội như chỗ ở không
đảm bảo được điều kiện sống, dịch vụ xã hội bị quá tải, môi trường đô thị bị ô
nhiễm, lối sống bị ảnh hưởng …đối với chính bản thân người lao động di
chuyển và cả lao động thành phố.
Những vấn đề đó đòi hỏi việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp LĐNT
Bắc Giang có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động là một yêu cầu
cần thiết hiện nay. Nghiên cứu này cũng góp phần vào thực hiện mục tiêu của
tỉnh Bắc Giang đó là giảm tỷ lệ thất nghiệp cho LĐNT. Trong khuôn khổ
nghiên cứu này tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề kinh tế của lao động di chuyển là
thực trạng LĐNT di chuyển đến làm việc tại thành phố Bắc Giang và các
nhân tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của LĐNT. Xuất phát từ thực tế đó tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự di chuyển của LĐNT đến làm việc
tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị làm
việc trong thời gian vừa qua, đề xuất giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho
LĐNT ổn định đời sống và thu nhập.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự di chuyển
LĐNT đến làm việc tại các khu vực thành thị.
2. Nghiên cứu thực trạng của sự di chuyển của LĐNT đến làm việc tại
3
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của LĐNT đến làm
việc tại thành phố Bắc Giang.
4. Đề xuất các giải pháp chủ yếu tạo thêm việc làm cho LĐNT và ổn
định đời sống và thu nhập cho LĐNT tại Bắc Giang.
* Câu hỏi nghiên cứu
- Những lý luận nào làm rõ sự di chuyển của LĐNT đến làm việc tại
thành thị?
- Thực trạng của sự di chuyển LĐNT đến làm việc tại địa bàn nghiên cứu
hiện nay như thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến LĐNT phải di chuyển đến làm việc
tại thành phố Bắc Giang?
- Giải pháp chủ yếu nào có thể giúp LĐNT có cuộc sống và thu nhập ổn
định cũng như góp phần phát triển nông thôn Bắc Giang?
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- LĐNT đang làm các ngành, nghề tại thành phố Bắc Giang.
- Các yếu tố tác động đến tình hình di chuyển của LĐNT, các nguyên
nhân “đẩy”, “kéo” LĐNT di chuyển đến làm việc tại thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu sự di chuyển của LĐNT đến thành thị, làm rõ nguyên nhân
xu hướng tác động đến sự di chuyển đó.
4