Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nghiên cứu sự biến đổi công thức bạch cầu máu trong hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện trung ương
PREMIUM
Số trang
47
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1700

nghiên cứu sự biến đổi công thức bạch cầu máu trong hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện trung ương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh mạch vành là một gánh nặng toàn cầu. Trong năm 2001, bệnh

mạch vành gây 7.2 triệu trường hợp tử vong trên thế giới và 59 triệu năm- đời

sống tàn phế. Đặc biệt, bệnh mạch vành là một bệnh rất trầm trọng và rất phổ

biến ở các quốc gia phát triển như : Mỹ, các nước Tây Âu và các nước phát

triển khác.Theo thống kê 2004, ở Mỹ có 452,327 ca tử vong mỗi năm, chi phí

hàng năm cho căn bệnh này khoảng 300 tỷ đôla [20], [34].

Bệnh có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển.Từ năm 1990

đến năm 2020, dự đoán tỉ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở các nước đang phát

triển là 120% đối với nữ và 137% đối với nam. Ở Việt Nam, dù chưa có

thống kê nào về tần suất và tỷ lệ tử vong trong toàn dân nhưng cùng với sự

phát triển của đời sống kinh tế xã hội, bệnh mạch vành đã trở thành mối đe

dọa thực sự đối với cộng đồng.Tại Viện Tim mạch học Việt Nam, năm 1991

tỷ lệ mắc bệnh mạch vành chiếm 3%, năm 1996 đã tăng lên 6.05% và năm

1999 là 9.5%. Theo thống kê của Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ riêng

năm 2000 đã có 3,222 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và đã tử vong 122

trường hợp [4], [20].

Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhất là phương pháp can

thiệp mạch vành cấp cứu hiện nay đã làm cho tỉ lệ tử vong của hội chứng

vành cấp giảm đi đáng kể.Tuy nhiên đây vẫn là một bệnh lý cấp cứu, nếu

không được chẩn đoán và xử trí đúng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao và

nhiều biến chứng nặng. Do đó, đứng trước một bệnh nhân bị hội chứng vành

cấp thì chúng ta không chỉ áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị hiện

đại mà vấn đề quan trọng là đánh giá đúng và đầy đủ các yếu tố nguy cơ cũng

như các yếu tố tiên lượng để từ đó có thái độ xử trí đúng, có kế hoạch điều trị

và theo dõi bệnh nhân được hiệu quả.

2

Trên thế giới, nhiều yếu tố được nghiên cứu đánh giá là có giá trị tiên

lượng bệnh như: tuổi, giới, phân độ Killip, nhịp tim, huyết áp tâm thu... và số

lượng bạch cầu máu được nhắc đến như là một yếu tố tiên lượng độc lập, khá

khách quan và có hiệu lực cao trong hội chứng vành cấp [21].

Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của viêm

trong bệnh động mạch vành, nhưng nghiên cứu về bạch cầu trong mảng này

còn ít .Sự quan tâm của chúng tôi đối với đề này là mong muốn hiểu thêm về

vai trò của bạch cầu trong bệnh động mạch vành và có thể đóng góp một phần

nhỏ công trình nghiên cứu về yếu tố tiên lượng của hội chứng vành cấp tại

Việt Nam. Ngoài ra, xét nghiêm bạch cầu máu là một xét nghiệm đơn giản, ít

tốn kém có sẵn tại khoa phòng, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên dễ ứng dụng

trong thực tế.Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi

công thức bạch cầu máu trong hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện

Trung Ương Huế”. Đề tài này được thực hiện nhằm hai mục tiêu sau:

1. Tìm hiểu đặc điểm số lượng,tỷ lệ bạch cầu máu ở bệnh nhân bị hội

chứng vành cấp.

2. Tìm hiểu mối liên quan của sự biến đổi công thức bạch cầu với tỉ lệ tử

vong, các biến cố tim mạch khác ở bệnh nhân hội chứng vành cấp trong

thời gian theo dõi một tuần lễ.

3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LỊCH SỬ BỆNH MẠCH VÀNH

Vào cuối thế kỷ 18, các nhà y học đã có quan tâm đến bệnh động mạch

vành. Rải rác trong y văn cổ xưa, những triệu chứng của bệnh động mạch

vành được mô tả.

Năm 1768, lần đầu tiên trên lâm sàng chứng đau thắt ngực được

William Heberden mô tả khá kỹ và chính ông đưa ra thuật ngữ “Đau thắt

ngực" và nhấn mạnh tính chất dữ dội, nguy hiểm và phổ biến của nó.

Năm 1799, Jenner khẳng định rằng hội chứng lâm sàng đau thắt ngực là

do xơ cứng bít hẹp động mạch vành tim.

Bệnh cảnh lâm sàng nhồi máu cơ tim (NMCT) lần đầu tiên được mô tả

rõ rệt vào năm 1878 do Hammer. Nhưng đến năm 1880, khái niệm NMCT

mới được định hình rõ bởi công trình mô tả chi tiết giải phẩu bệnh lý vùng cơ

tim hoại tử do động mạch vành bị bít tắc đột ngột của Weigert.

Năm 1966, Constantinide mô tả mảng xơ vữa bị nứt, và mới đây

Micheal Davies và Erling Falk chứng minh được mảng xơ vữa dễ vỡ gây thành

lập huyết khối là nguyên nhân của NMCT cấp. Vai trò của viêm, một hiện

tượng tiên phát và thứ phát, được xác định nhờ các marker trong huyết thanh đã

cho thấy mảng xơ vữa động mạch cũng là một phần trong hiện tượng viêm.

Mười năm trở lại đây, với sự phát triển sinh học phân tử, Y học đã hiểu

rõ hơn về bản chất của xơ vữa động mạch, về vai trò viêm và nhiễm trùng

trong cơ chế bệnh sinh bệnh mạch vành (BMV), nhờ đó đã có những bước

tiến mới trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.

Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu (BC) và bệnh mạch vành được

ghi nhận đầu tiên cách đây trên 1/4 thế kỷ. Hiện tại quá trình viêm được đánh

4

giá là đóng vai trò trung tâm trong mảng xơ vữa và hội chứng vành cấp

(HCVC) [20], [23], [46].

1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH MẠCH VÀNH

Hội chứng vành cấp chiếm khoảng chừng 6% đàn ông > 50 tuổi. Ở châu

Âu hằng năm có thêm khoảng 0.3- 0.6% người mắc bệnh. Về tỷ lệ tử vong thì

mỗi năm chiếm khoảng 120-150 người chết/100,000 người dân ở các nước

công nghiệp phát triển. Tỷ lệ này tăng lên với tuổi: 800-1000 người chết/

100,000 người ở lứa tuổi 65-74 đối với nam giới, 300/ 100,000 đối với phụ

nữ ở cùng lứa tuổi (Vademecum clinique 1988).

Ở Mỹ,thống kê trong năm 2005, trên 5.4 triệu người đau ngực hằng năm,

trong đó:

• Bốn triệu người mới mắc.

• 1.7 triệu người bị HCVC.

• Một triệu người bị NMCT cấp.

Ở Việt Nam chưa có thống kê toàn dân nhưng các thống kê tại các bệnh

viện lớn cho thấy bện nhân bị bệnh mạch vành hầu hết ở tuổi 50 trở lên. Năm

1996, ở Hà Nội có khoảng 200 bệnh nhân BMV nhập viện còn ở Hồ Chí

Minh có khoảng 400 bệnh nhân [16], [36].

1.3. HỘI CHỨNG VÀNH CẤP

1.3.1. Định nghĩa

Thuật ngữ HCVC mang tính hành động, để chỉ bất cứ nhóm triệu

chứng lâm sàng nào tương ứng với tổn thương thiếu máu cơ tim cục bộ cấp

tính. HCVC bao gồm: Đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ), NMCT có

ST chênh lên (ST ↑) và NMCT không có ST↑ [22].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!