Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Sự Ảnh Hưởng Của Độ Ẩm Ban Đầu Tới Quá Trình Truyền Nhiệt Của Gỗ Keo Tai Tượng Sử Dụng Trong Công Nghệ Sản Xuất Ván Ghép Thanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bài khoá luận này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Văn Thuận và cô giáo Nguyễn Thị
Yên, thầy cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Chế biến
Lâm sản, Trung tâm thông tin – Thư viện, các phòng ban Trường Đại học
Lâm Nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài khoá luận một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Trung tâm thí nghiệm – Khoa
Chế biến Lâm sản Trường Đại học Lâm Nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 15 / 5 / 2009
Sinh viên
Nguyễn Văn Bình
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lĩnh vực chế biến gỗ đặc biệt là trong công nghệ sản xuất ván
ghép thanh một trong những khâu quan trọng nhất là sấy gỗ. Sấy gỗ là một
khâu công nghệ có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm đặc biệt là sản
phẩm xuất khẩu.
Đối với gỗ, sấy không là chỉ là quá trình tách ẩm khỏi gỗ một cách
thuần tuý mà là một quá trình công nghệ, gỗ sau khi sấy không những đạt
được độ ẩm nhất định theo yêu cầu mà còn phải đảm bảo không nứt nẻ, cong
vênh với một chi phí năng lượng ( nhiệt năng, điện năng ) thấp nhất, kinh tế
nhất.
Như vậy để xác định được một chế độ sấy thích hợp cho một loại vật
liệu sấy ta cần nghiên cứu quá trình truyền nhiệt vào trong gỗ sấy. Từ đó ta có
thể xác định được lượng nhiệt truyền vào trong gỗ và thời gian sấy một cách
chính xác.
Từ yêu cầu của thực tế đặt ra em quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu sự ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu tới quá trình truyền nhiệt của gỗ
Keo tai tượng sử dụng trong công nghệ sản xuất ván ghép thanh”
Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn thiếu về mặt kinh nghiệm và
kiến thức hạn chế nên bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài khoá luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 12 / 5 /2009
Sinh viên
Nguyễn văn Bình
2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
Những vấn đề chung.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Tìm ra được những ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu tới sự truyền nhiệt
vào trong gỗ ( gỗ Keo tai tượng ).
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu với đối tượng cụ thể là gỗ Keo tai tượng.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm và phương
pháp kế thừa.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu chung về nguyên liệu.
- Sự ảnh hưởng của độ ẩm đến nguyên liệu.
- Tìm hiểu về quá trình truyền nhiệt vào trong gỗ.
1.1 Khái niệm về độ ẩm và truyền nhiệt.
1.1.1 Độ ẩm.
Độ ẩm là một khái niệm chuyên môn chỉ lượng dung dịch (nước) có
trong chất rắn. Đây là một đại lượng vật lý có thể đo đếm được bằng nhiều
phương pháp.
Độ ẩm trong gỗ có 3 loại độ ẩm thường được sử dụng trong chuyên môn
chế biến gỗ là độ ẩm tương đối, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm thăng bằng.
Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn tới tính chất cơ lý của vật liệu đặc biệt là vật
liệu gỗ.
Quá trình nghiên cứu về độ ẩm và ảnh hưởng của độ ẩm tới tính chất của
vật liệu gỗ đã được trình bày rất nhiều các đề tài và trong giáo trình khoa học
gỗ.
3
1.1.2 Quá trình truyền nhiệt.
Sấy là quá trình tách ẩm( hơi nước và nước) ra khỏi vật liệu sấy trong đó
vật liệu sấy nhận năng lượng để ẩm từ trong lòng vật liệu sấy dịch chuyển ra
bề mặt và đi vào môi trường tác nhân sấy. Trong lòng vật liệu sấy là quá trình
dẫn nhiệt và khuếch tán ẩm hỗn hợp. Trao đổi nhiệt - ẩm giữa bề mặt vật liệu
sấy với tác nhân sấy là quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm đối lưu liên hợp.
Quá trình bên trong vật liệu sấy chủ yếu chịu ảnh hưởng của dạng liên kết ẩm
với cốt khô của vật liệu, quá trình ở bề mặt vật liệu sấy chủ yếu chịu ảnh
hưởng của cơ cấu trao đổi nhiệt ẩm và các thông số của tác nhân sấy cũng như
vật liệu sấy.
1.2 Tìm hiểu về gỗ Keo Tai Tượng.
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo và tính chất chủ yếu của gỗ Keo tai tượng:
1.2.1.1 Đặc điểm cấu tạo:
* Điều kiện sinh trưởng,đặc điểm ngoại quan:
Keo tai tượng là một trong hơn 130 loài Acacia, được trồng trên một
diện tích rộng thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nơi có diện tích và trữ
lượng trồng Keo tai tượng lớn là Australia, New Guinca, Malaysia,
Philippine… Keo tai tượng là một loài cây mọc nhanh, tăng trưởng về đường
kính có thể đạt 5 cm/năm và chiều cao có thể đạt 5 m/năm trong thời gian từ
1đến 5 năm tuổi. Keo tai tượng phát triển rất nhanh ở độ tuổi 7-8 năm tuổi,
sau đó tốc độ tăng trưởng (về thể tích) giảm dần. Tốc độ tăng trưởng mạnh
nhất cả về chiều cao và đường kính ở 2-4 năm đầu, với mật độ thích hợp là
2m x 2m; 2,5m x 2,5m. Keo tai tượng có thể trồng và phát triển ở nhiều điều
kiện lập địa kể cả những vùng đất bạc màu, đất khô… Điều kiện thích hợp
nhất đối với loại cây này là ở vùng đất có độ pH của đất từ 4-6 và lượng mưa
trung bình năm từ 1400-2000 mm.
* Cấu tạo gỗ
Cấu tạo gỗ là nhân tố chủ yếu quyết định đến mọi tính chất của gỗ. Cấu
tạo được xem như là biểu hiện bên ngoài của tính chất. Những biểu hiện bên