Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu so sánh dòng, giống và một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai lang có triển vọng tại Việt Yên - Bắc Giang
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1047

Nghiên cứu so sánh dòng, giống và một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai lang có triển vọng tại Việt Yên - Bắc Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU SO SÁNH DÒNG, GIỐNG VÀ MỘT SỐ

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG KHOAI LANG

CÓ TRIỂN VỌNG TẠI VIỆT YÊN

– BẮC GIANG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thanh Vân

Thái Nguyên – 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp

chủ trì thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ các công trình nào khác.

Ngày 22 tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thủy

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân,

tôi xin được đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy: PGS.TS. Đào Thanh

Vân, TS. Nguyễn Tuấn Điệp đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của phòng Quản lý Đào

tạo Sau đại học và khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

đã giành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực

hiện đề tài.

Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thủy

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2

3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2

4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 2

4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2

4.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................ 2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3

1.2. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và ở Việt Nam....................... 5

1.2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới ............................................ 5

1.2.2. Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam ............................................. 8

1.2.3. Tình hình sản xuất khoai lang tại Bắc Giang........................................ 11

1.3. Tình hình sử dụng và chế biến khoai lang trên thế giới và ở Việt Nam.. 12

1.3.1. Sử dụng và chế biến khoai lang trên thế giới........................................ 12

1.3.2. Sử dụng và chế biến khoai lang ở Việt Nam ........................................ 12

1.4. Những nghiên cứu khoai lang trên thế giới và trong nước ...................... 13

1.4.1. Nghiên cứu về giống khoai lang ........................................................... 13

1.4.2. Nghiên cứu về phân bón và chế độ phân bón ....................................... 15

1.4.3. Nghiên cứu về phương pháp trồng........................................................ 19

Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 20

2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 20

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 20

2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 21

2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21

2.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 21

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 24

2.5. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 26

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 27

3.1. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và phẩm chất của một số dòng,

giống khoai lang tại Bắc Giang......................................................................... 27

3.1.1. Đặc điểm hình thái của một số dòng, giống khoai lang thí nghiệm ..... 27

3.1.2. Khả năng sinh trưởng phát triển của các dòng, giống khoai lang tại Bắc

Giang ............................................................................................................... 29

3.1.2.1. Tỷ lệ sống........................................................................................... 34

3.1.2.2. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính....................................... 35

3.1.2.3. Động thái ra lá.................................................................................... 39

3.1.2.4. Động thái phân cành cấp 1................................................................. 44

3.1.3. Tình hình sâu, bệnh hại chính ............................................................... 47

3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất........................................ 50

3.1.5. Phẩm chất thân lá, củ của các dòng, giống thu thập. ............................ 53

3.1.6. Đánh giá chung ..................................................................................... 58

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân Kali đến khả năng sinh trưởng phát triển

của dòng khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 ................................................ 58

3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái tăng trưởng chiều dài thân

chính ................................................................................................................ 59

3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái ra lá............................... 60

3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái phân cành cấp 1............ 62

3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến một số loại sâu hại chính của dòng

khoai lang K5 .................................................................................................. 63

3.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất và các yếu tố cấu thành

năng suất của dòng khoai lang K5................................................................... 64

3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chất lượng củ của dòng khoai lang K5. ... 66

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

3.2.7. Hiệu quả kinh tế của liều lượng phân kali ............................................ 67

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp trồng đến khả năng sinh trưởng

phát triển của dòng khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 ................................ 68

3.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài

thân chính ........................................................................................................ 69

3.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến động thái ra lá của giống khoai

lang có triển vọng............................................................................................ 70

3.3.3. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến động thái phân cành cấp 1 .... 71

3.3.4. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến thành phần sâu hại chính trên

dòng khoai lang K5 .......................................................................................... 72

3.3.5. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất................................................................................................ 72

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 75

1. Kết luận ....................................................................................................... 75

2. Đề nghị ........................................................................................................ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ NN-PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BTB : Bắc Trung Bộ

CIP : Trung tâm khoai tây quốc tế

DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng

FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations

- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

MNPB : Miền núi phía Bắc

NST : Ngày sinh trưởng

TAGS : Thức ăn gia súc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới năm 2012...............................................6

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang cả nước giai đoạn 2007 – 2012......9

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống khoai lang................................................28

, giống khoai lang tại Bắc

Giang..............................................................................................................................30

Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của các dòng, giống khoai lang tại Bắc Giang (%).............................34

Bảng 3.4: Động thái tăng chiều dài thân chính của các dòng, giống khoai lang thí nghiệm

tại Bắc Giang................................................................................................................36

Bảng 3.5: Động thái ra lá của các dòng, giống khoai lang tại Bắc Giang .............................40

Bảng 3.6: Động thái phân cành cấp 1 của các dòng, giống khoai lang tại Bắc Giang........45

Bảng 3.7: Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các dòng, giống khoai lang tại Bắc Giang.....48

Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống khoai lang trồng tại Bắc

Giang..............................................................................................................................50

Bảng 3.9: Đánh giá chất lượng ngọn và củ của các dòng, giống thu thập.............................54

Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu chất lượng củ của các dòng, giống khoai lang triển vọng tại Bắc

Giang..............................................................................................................................55

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái tăng chiều dài thân chính của

dòng khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại Bắc Giang.....................................59

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái ra lá của dòng khoai lang K5 ở vụ

Xuân năm 2013 tại Bắc Giang..................................................................................61

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến động thái phân cành cấp 1 của dòng khoai

lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại Bắc Giang..........................................................62

Bảng 3.14: Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của dòng khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại

Bắc Giang.....................................................................................................................63

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viii

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất của dòng

khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại Bắc Giang...............................................65

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chất lượng củ của dòng khoai lang K5.....66

Bảng 3.17: Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng liều lượng phân kali cho dòng khoai lang

K5 tại Việt Yên –Bắc Giang .....................................................................................68

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến động thái tăng chiều dài thân

chính của dòng khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại Bắc Giang.....69

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến động thái ra lá của dòng khoai lang K5

ở vụ Xuân năm 2013 tại Bắc Giang.........................................................................70

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến động thái phân cành cấp 1 của dòng

khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại Bắc Giang..............................................71

Bảng 3.21: Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của dòng khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại

Bắc Giang.....................................................................................................................72

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của

dòng khoai lang K5 ở vụ Xuân năm 2013 tại Bắc Giang.....................................73

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính ở vụ Đông ................ 38

Biểu đồ 2. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính ở vụ Xuân ................ 39

Biểu đồ 3. Động thái tăng trưởng số lá ở vụ Đông ......................................... 41

Biểu đồ 4. Động thái tăng trưởng số lá ở vụ Xuân ......................................... 43

Biểu đồ 5. Động thái tăng trưởng số cành cấp 1 ở vụ Đông........................... 46

Biểu đồ 6. Động thái tăng trưởng số cành cấp 1 ở vụ Xuân ........................... 47

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Trong những năm từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX về trước, sản xuất lương

thực ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nên cây khoai lang được xếp vào vị

trí thứ 3 sau lúa và ngô để giải quyết lương thực. Từ khi nước ta đã đảm bảo

an ninh lương thực trên phạm vi toàn quốc, không những đủ lương thực cho

số dân 86 triệu người mà còn xuất khẩu gạo năm 2011 đạt 7 triệu tấn. Trong

điều kiện trên, cây khoai lang vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất

lương thực ở khắp các vùng, miền trong cả nước để phục vụ ăn tươi và chế

biến. Đặc biệt khoai lang là nguồn thức ăn quan trọng để đẩy mạnh chăn nuôi

gia đình, nhất là chăn nuôi lợn góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Những

năm trước đây, cây khoai lang ở miền Bắc được trồng chủ yếu trong vụ Đông

Xuân và vụ Xuân có thời gian sinh trưởng kéo dài 5 đến 6 tháng với nhiều

giống khoai lang địa phương có chất lượng củ ngon như khoai lang Lim ở Hà

Bắc, giống Chiêm Dâu, Khoai Núi (phổ biến ở các tỉnh miền Trung), giống

Xá Đen, Xá Đỏ được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ, Hải Dương và Thái Bình

vv... Những giống khoai lang trên, với điều kiện ở các vụ dài ngày đã làm cho

củ khoai lang có chất lượng cao, phù hợp với việc sử dụng làm lương thực.

Trong vụ Đông, do thời gian sinh trưởng bị rút ngắn (3 – 4 tháng) đã ảnh

hưởng không tốt đến khả năng tổng hợp và tích luỹ tinh bột của khoai lang,

dẫn đến chất lượng củ bị giảm sút.

Cây khoai lang Ipomoea batatas L. (Lam) là cây lương thực được trồng

lâu đời và khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Bắc

Giang, cây khoai lang cũng được trồng rộng khắp các vùng trong tỉnh. Bắc

Giang là tỉnh có diện tích trồng khoai lang đứng thứ 4 cả nước, chỉ sau Thanh

Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay, nhiều giống

khoai lang được duy trì trong sản xuất một thời gian dài đã thoái hóa, năng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

suất và chất lượng thấp vẫn được sử dụng. Để tuyển chọn các dòng, giống

khoai lang tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái và trồng trọt của địa phương góp

phần nâng cao năng suất, chất lượng của khoai lang đề tài: “Nghiên cứu so sánh

dòng, giống và một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai lang có triển vọng

tại Việt Yên – Bắc Giang” là có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

2. Mục tiêu của đề tài

Tuyển chọn một số dòng, giống khoai lang triển vọng và nghiên cứu một

số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng khoai lang có

triển vọng tại Bắc Giang.

3. Yêu cầu của đề tài

- Tuyển chọn dòng, giống khoai lang triển vọng để cung cấp cho sản

xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Nghiên cứu hàm lượng kali thích hợp cho giống khoai lang K5 tại Việt

Yên, Bắc Giang.

- Nghiên cứu phương pháp trồng thích hợp cho giống khoai lang K5 tại

Việt Yên, Bắc Giang.

4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học cung cấp

thông tin về đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một

số dòng, giống khoai lang được trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Từ các dòng, giố 1 - , giống

làm lương thự ế biến một số sản phẩm dinh dưỡ

, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình ở tỉnh Bắc Giang.

- Cung cấp một số vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống khoai

lang mới tại Bắc Giang.

- Giới thiệu giống khoai lang năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất

trên địa bàn Việt Yên, Bắc Giang.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Khoai lang Ipomoea batatas L. (Lam.), là cây thân thảo, sống hàng năm,

thân mềm bò hoặc leo, hoa lưỡng tính, lá đơn, mọc cách, lá đều đặc hoặc có khía.

Khoai lang là nguồn cung cấp calo chính cho một số nước ở Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, khoai lang là cây lương thực truyền thống lâu đời, nằm

trong hệ thống canh tác góp phần đa dạng hóa và đảm bảo an ninh lương thực,

đặc biệt những khi giáp hạt. Trong những năm gần đây, khoai lang là cây

trồng có hiệu qủa kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Khoai lang dễ trồng, có

thể sử dụng với nhiều mục đích: lấy củ ăn tươi hoặc chế biến, thân lá cho

chăn nuôi, ngọn khoai làm rau xanh.

Sản phẩm thu hoạch chủ yếu của cây khoai lang là củ và được coi là loại

lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt. Ngoài thành phần dinh

dưỡng chính là tinh bột, khoai lang còn có các thành phần khác như Protein,

các Vitamin (Vitamin C, tiền Vitamin A (Caroten), B1, B2…) các khoáng

chất (P, Fe…) góp phần quan trọng trong dinh dưỡng con người. Các chất

trong khoai lang có tác dụng giảm cholesterol, cầm máu, giữ cân bằng axit và

muối trong máu. Khoai lang là thức ăn rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

thông qua sự ổn định đường trong máu và giảm đề kháng insulin. Ngoài ra,

khoai lang còn có hàm lượng magiê (Mg) khá cao (559mg Mg/100g khoai

lang khô). Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu Mg có thể làm giảm nguy

cơ mắc bệnh đái tháo đườ

- – . Khoai l

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!