Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
THÁI THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH
CƠ QUAN THANH TRA QUỐC HỘI TRÊN THẾ GIỚI
VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hiến pháp
Mã số: 9380102
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS : Thái Vĩnh Thắng
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS Thái Vĩnh Thắng. Các số liệu và trích dẫn trong luận án bảo
đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học
và các chuyên đề theo quy định trong khung chương trình đào tạo tiến sĩ ngành
Luật hiến pháp của Trường Đại học Luật Hà Nội và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của cơ sở đào tạo.
Tác giả
Thái Thị Thu Trang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn GS.TS Thái
Vĩnh Thắng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi chân
thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Trường Đại học Luật Hà Nội đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng,
tôi chân thành cảm ơn đến Gia đình đã luôn là nguồn động lực to lớn, hết lòng
động viên để tôi có thể thực hiện thành công luận án này.
Tác giả
Thái Thị Thu Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CQNQQG: Cơ quan nhân quyền quốc gia
HĐND: Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
UBTVQH: Uỷ ban thường vụ Quốc hội
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................................6
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài ...........................................................................6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...........................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................8
4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................8
4.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................8
4.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................8
4.3. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án............................................10
7. Kết cấu của luận án........................................................................................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................13
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về Thanh tra Quốc hội...................13
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về Thanh tra Quốc hội với vai
trò là cơ quan kiểm soát quyền lực...................................................................13
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về Thanh tra Quốc hội với vai
trò là cơ quan nhân quyền quốc gia .................................................................18
1.1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về cơ quan Thanh tra
Quốc hội ..............................................................................................................21
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về Thanh tra Quốc hội và khả năng
áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam ........................................................23
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước về Thanh tra Quốc hội...........23
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở
Việt Nam..............................................................................................................25
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong nước về Thanh tra Quốc hội và
khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam .......................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................33
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA QUỐC HỘI
VÀ CÁC LOẠI THANH TRA QUỐC HỘI TRÊN THẾ GIỚI DƯỚI GỐC
ĐỘ SO SÁNH .....................................................................................................34
2.1. Những vấn đề lý luận về Thanh tra Quốc hội ..........................................34
2.1.1. Khái niệm Thanh tra Quốc hội...............................................................34
2.1.2. Vai trò của Thanh tra Quốc hội..............................................................40
2.2. Các loại Thanh tra Quốc hội trên thế giới dưới góc độ so sánh .............53
2.2.1. Phương pháp so sánh Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới......53
2.2.2. Thanh tra Quốc hội cổ điển.....................................................................55
2.2.3. Thanh tra Quốc hội hiện đại...................................................................71
2.2.4. Những điểm giống và khác nhau giữa Thanh tra Quốc hội cổ điển và
Thanh tra Quốc hội hiện đại .............................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................87
CHƯƠNG 3. NHU CẦU VẬN DỤNG THANH TRA QUỐC HỘI TRONG
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC VÀ XÂY DỰNG CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA Ở VIỆT
NAM ....................................................................................................................88
3.1. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở
Việt Nam hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong việc kiểm soát quyền lực
đối với cơ quan hành chính nhà nước ..............................................................88
3.2. Thực trạng kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện
nay........................................................................................................................96
3.2.1. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động giám
sát của Quốc hội..................................................................................................96
3.2.2. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua Toà án và Viện
Kiểm sát.............................................................................................................105
3.2.3. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước thông qua hệ thống cơ quan
thanh tra............................................................................................................107
3.2.4. Kiểm soát cơ quan hành chính nhà nước từ xã hội ............................114
3.2.5. Đánh giá chung về tính hiệu quả của các cơ chế kiểm soát đối với cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay..........................................116
3.3. Cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay ...........................117
3.4. Nhu cầu vận dụng Thanh tra Quốc hội trong tổ chức và hoạt động bộ
máy Nhà nước ở Việt Nam ..............................................................................119
3.4.1. Thanh tra Quốc hội góp phần nâng cao năng lực giám sát của Quốc
hội đối với cơ quan hành chính nhà nước......................................................119
3.4.2. Thanh tra Quốc hội thực hiện một số hoạt động tư pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kiểm soát quyền lực thông qua cơ quan tư pháp....................121
3.4.3. Thanh tra Quốc hội nâng cao hiệu quả kiểm soát đối với cơ quan
hành chính nhà nước thông qua hoạt động thanh tra..................................122
3.4.4. Thanh tra Quốc hội phát huy vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước từ
người dân thông qua quyền khiếu nại, tố cáo................................................124
3.4.5. Thanh tra Quốc hội đáp ứng nhu cầu thành lập cơ quan nhân quyền
quốc gia ở Việt Nam.........................................................................................125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................129
CHƯƠNG 4. KHẢ NĂNG XÂY DỰNG CƠ QUAN THANH TRA QUỐC
HỘI Ở VIỆT NAM...........................................................................................130
4.1. Cơ sở chính trị cho việc thành lập Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam ...130
4.1.1. Quan điểm của Đảng về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ........130
4.1.2. Quan điểm của Đảng về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ quyền con người,
quyền công dân.................................................................................................133
4.2. Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam......136
4.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng Thanh tra Quốc hội là cơ quan kiểm
soát độc lập trong bộ máy nhà nước...............................................................139
4.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc vận dụng Thanh tra Quốc hội là cơ quan nhân
quyền quốc gia ..................................................................................................137
4.3. Đề xuất mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam, những tác động của
cơ quan này đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và phương
hướng giải quyết...............................................................................................139
4.3.1. Về vị trí và chức năng của Thanh tra Quốc hội..................................143
4.3.2. Về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Quốc hội..........................................146
4.3.3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hội ..............................148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.................................................................................154
KẾT LUẬN.......................................................................................................155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................158
PHỤ LỤC .........................................................................................................166
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu so sánh Thanh tra Quốc hội các nước trên thế giới nhằm tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa các mô hình này và đánh giá khả năng
áp dụng ở Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, điều này được thể hiện ở
những phương diện sau:
Thứ nhất, nghiên cứu so sánh các mô hình Thanh tra Quốc hội nhằm vận
dụng vào Việt Nam đáp ứng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, trong đó, bộ máy nhà nước phải đảm bảo trong sạch, vững mạnh, thực sự
là công cụ phục vụ cho lợi ích của Nhân dân.
Để thực hiện được mục tiêu này, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nguyên
tắc “kiểm soát” quyền lực nhà nước bên cạnh sự phân công, phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.1
Đối với nhà nước dân chủ thì kiểm soát quyền lực nhà nước phải được đặt lên
hàng đầu vì nếu kiểm soát không hiệu quả thì người nắm giữ quyền lực luôn có
xu hướng lạm quyền và như vậy sẽ làm mất đi bản chất dân chủ của nhà nước
đó.2 Trên thực tế, trước khi được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận kiểm soát quyền
lực như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước thì các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước đã được vận dụng ít nhiều
thông qua tổ chức và hoạt động của một số cơ quan nhà nước như: kiểm soát
quyền lực thông qua chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động
của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với Chính phủ; kiểm soát của Tòa án
đối với hoạt động của các cơ quan hành chính thông qua hoạt động xét xử các vụ
án hành chính…Quyền lực nhà nước còn được kiểm soát bởi cơ chế kiểm soát
trong như kiểm soát bởi hoạt động của cơ quan thanh tra nằm trong cơ cấu của
hệ thống cơ quan hành chính để giúp cơ quan hành chính kiểm tra, xử lý các
1 Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.
2 Theo GS.TS. Nguyễn Đăng Dung: “Do bản tính, con người được sinh ra một cách tự nhiên đã có mong
muốn rất tự nhiên là hơn người khác, muốn chỉ đạo người khác. Mà quyền lực nhà nước lại là lĩnh vực có
khả năng nhất trong việc giúp con người đáp ứng được lòng mong mỏi trên… Sự lạm quyền là một thuộc tính
của những người gắn với quyền lực nhà nước, ở đâu có quyền lực thì ở đó luôn tiềm ẩn nguy cơ của sự lạm
quyền”. Xem: Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr. 38.
2
hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hệ thống của mình… Ngoài sự
kiểm soát từ các cơ quan nhà nước - lấy quyền lực để kiểm soát quyền lực, pháp
luật còn quy định cơ chế kiểm soát từ phía xã hội như kiểm soát quyền lực nhà
nước thông qua chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ đối với hoạt
động của nhà nước; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân…
Mặc dù các hình thức để kiểm soát quyền lực ở Việt Nam khá đa dạng,
song trên thực tế, khả năng kiểm soát quyền lực vẫn còn nhiều hạn chế, một số
hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Chính vì
vậy, vấn đề “kiểm soát quyền lực” đã được Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên
hiến định thành một nguyên tắc tại khoản 3 Điều 2 làm cơ sở pháp lý nền tảng để
xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Việc
bổ sung nguyên tắc này làm cơ sở quan trọng để nhiều nội dung tiếp theo trong
Hiến pháp năm 2013 sửa đổi, bổ sung so với Hiến pháp năm 1992. Trong đó, nổi
bật lên chính là việc ghi nhận thêm hai cơ quan hiến định độc lập gồm: Hội đồng
bầu cử quốc gia với chức năng tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và chỉ đạo,
hướng dẫn hoạt động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,3 qua đó kiểm soát hoạt
động bầu cử, đảm bảo các nguyên tắc trong bầu cử, đem lại một cuộc bầu cử công
bằng, trung thực; Cơ quan Kiểm toán nhà nước với chức năng kiểm soát việc quản
lý, sử dụng, chi tiêu tài sản, tài chính công... Sự xuất hiện hai cơ quan hiến định độc
lập này chính là bước khởi đầu trong việc vận dụng cơ chế kiểm soát mới ở Việt
Nam. Có thể nhận thấy, kiểm soát quyền lực được thực hiện bởi những thiết chế
mang tính khách quan, chuyên nghiệp đang là xu thế của nhiều nước trên thế giới,
góp phần bổ trợ tích cực cho các cơ chế kiểm soát quyền lực truyền thống. Ngày
nay, cơ quan hiến định độc lập khá đa dạng, mỗi loại lại kiểm soát quyền lực nhà
nước ở những khía cạnh khác nhau. Trong đó, Thanh tra Quốc hội được đánh giá là
cơ quan hiến định độc lập ra đời sớm nhất và được vận dụng khá phổ biến trong tổ
chức và hoạt động của nhiều nhà nước pháp quyền hiện đại. Do vậy, từ sự tiếp nhận
cơ chế kiểm soát mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, việc nghiên cứu
Thanh tra Quốc hội có ý nghĩa thiết thực trong việc vận dụng ngày càng tốt hơn cơ
chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay.
3 Khoản 1 Điều 117 Hiến pháp năm 2013.
3
Thứ hai, nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ yêu cầu phát
huy quyền làm chủ của người dân theo tinh thần của Điều 6 Hiến pháp năm 2013.
Một trong những vấn đề cốt lõi của bản Hiến pháp 2013 là đề cao hơn nữa
chủ quyền Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, do Nhân dân
làm chủ. Lần đầu tiên Hiến pháp quy định rõ ràng, đầy đủ về quyền làm chủ của
Nhân dân thông qua hai hình thức gồm hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ
đại diện.
4 Trong đó, Nhà nước phải có trách nhiệm đẩy mạnh hơn nữa hình thức
dân chủ trực tiếp, đảm bảo cho người dân thực hiện được các quyền dân chủ trực
tiếp của mình ngày một nhiều hơn, thuận lợi hơn. Quyền khiếu nại, tố cáo là một
trong những cách thức để người dân thực hiện được quyền làm chủ trực tiếp của
mình đối với Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện quyền này
của người dân vẫn chưa được bảo đảm. Một trong những nguyên nhân là chúng
ta chưa có một thiết chế giải quyết khiếu nại, tố cáo khiến người dân cảm thấy
yên tâm và thuận tiện để thực hiện quyền này. Do đó, phát huy quyền làm chủ
của người dân thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế. Trong
khi đó, Thanh tra Quốc hội trên thế giới đã được biết đến là một thiết chế giải
quyết khiếu nại, tố cáo “thân thiện” đối với người dân, giúp người dân có thể dễ
dàng phản ánh những phàn nàn, bức xúc của mình về những hành vi, quyết định
của cơ quan công quyền nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng cho họ. Có
thể thấy, theo tinh thần của Điều 6 Hiến pháp năm 2013, mô hình cơ quan giải
quyết khiếu nại, tố cáo với những đặc tính xã hội như Thanh tra Quốc hội đáng
được nghiên cứu vận dụng.
Thứ ba, nghiên cứu cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ mục tiêu xây
dựng CQNQQG ở Việt Nam.
Một trong những “điểm sáng” của Hiến pháp năm 2013 chính là Chương
2: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Lần đầu tiên
Hiến pháp ghi nhận quyền con người với tư cách là quyền của mọi người bên
cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, Chương 2 của
Hiến pháp đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản trong đó đề cao trách nhiệm của
Nhà nước đối với việc đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền cơ bản của
4 Điều 6 Hiến pháp năm 2013.
4
công dân.
5 Điều này thể hiện ý thức của Nhà nước trong việc thực hiện các cam
kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Để hiện thực hoá các
nguyên tắc hiến định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền
con người thì việc xây dựng thiết chế nhân quyền quốc gia là một trong những
nhiệm vụ quan trọng cần sớm được triển khai thực hiện. Trên thế giới, mô hình
CQNQQG khá đa dạng, trong đó Thanh tra Quốc hội là mô hình được khá
nhiều nước vận dụng. Các thanh tra tỏ ra rất tích cực trong việc bảo vệ người
dân khỏi những vi phạm của cơ quan công quyền đến các quyền cơ bản của họ.
Mặt khác, Thanh tra Quốc hội nhiều nước còn tổ chức và tham gia rất nhiều hoạt
động liên quan đến bảo vệ và giáo dục nhân quyền. Do vậy, khi nghiên cứu xây
dựng CQNQQG ở Việt Nam, chúng ta cần học tập, tham khảo khả năng vận
dụng cơ quan này.
Thứ tư, nghiên cứu về cơ quan Thanh tra Quốc hội xuất phát từ nhu cầu
nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là khả năng kiểm
soát của Quốc hội đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
Trải qua các nhiệm kỳ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã thể hiện được vai trò của mình trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo nguyên
tắc tập trung, thống nhất quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, bên
cạnh những điểm đạt được thì tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn tồn tại
những điểm bất cập, cụ thể: Về phương diện tính đại diện, mối liên hệ giữa Quốc
hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân với Người dân - chủ thể trao quyền
lực nhà nước chưa thực sự gắn bó chặt chẽ, chưa thực sự phản ánh được hết ý
chí, nguyện vọng của Nhân dân…; về phương diện tính quyền lực nhà nước, là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tuy nhiên, khả năng kiểm soát của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước
thông qua thực hiện chức năng giám sát tối cao chưa được đảm bảo, đặc biệt là
đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Khả năng đánh giá, xem xét tính hợp
5 Điều 14 Khoản 1 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
5
lý của các quyết định hành chính, theo dõi, đôn đốc, xử lý việc giải quyết khiếu
nại của người dân về các quyết định hành chính, hành vi hành chính là hoạt động
rất quan trọng của Quốc hội. Tuy nhiên, số lượng đơn thư khiếu nại thời gian
qua vẫn không ngừng tăng lên, trong đó, rất nhiều đơn thư khiếu nại được gửi tới
cho các đại biểu Quốc hội cũng như các cơ quan của Quốc hội nhưng mức độ xử
lý chỉ đáp ứng được một phần, việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Quốc hội mới chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn thư đến các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết và nhận báo cáo về việc giải quyết của các cơ quan nhà nước
đó trong thời hạn quy định của pháp luật. Điều này thể hiện sự hạn chế của Quốc
hội trên cả hai phương diện: từ phía người dân, Quốc hội chưa đáp ứng được vai
trò của người đại diện khi người dân bị ảnh hưởng đến quyền lợi của mình bởi
các cơ quan hành chính; về phương diện kiểm soát quyền lực, Quốc hội chưa có
những biện pháp hữu hiệu để buộc các cơ quan hành chính có những hành vi tích
cực hơn trong việc giải quyết khiếu nại. Có thể thấy, đối với nhà nước dân chủ
thì cơ quan đại diện phải xem tính đại diện như là một chức năng, theo đó, Quốc
hội phải luôn sát sao với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho họ trước các cơ quan công quyền, đặc biệt là từ phía các cơ quan
hành chính - vốn tác động rất lớn đến đời sống của họ. Do đó, hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của Quốc hội theo hướng tăng cường được khả năng kiểm soát đối
với cơ quan hành chính là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Nhìn ra thế giới, Thanh tra
Quốc hội là một thiết chế hỗ trợ đắc lực cho Quốc hội của nhiều nước trong việc
giám sát hệ thống cơ quan hành chính. Đây là một thiết chế đáng được cân nhắc
xem xét trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
Thứ năm, nghiên cứu Thanh tra Quốc hội xuất phát từ nhu cầu cải cách hệ
thống cơ quan thanh tra ở Việt Nam. Cơ quan thanh tra đã được xây dựng ngay
từ những ngày đầu xây dựng nhà nước dân chủ ở Việt Nam với vai trò làm trong
sạch bộ máy công quyền, gây dựng lòng tin của người dân đối với một chính phủ
còn non trẻ. Bên cạnh những đóng góp quan trọng mà ngành thanh tra đã thực
hiện đối với sự phát triển của Nhà nước, xã hội thì hiện nay, hệ thống thanh tra
Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế. “Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2213/2015/QĐ-TTg của
6
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08/12/2015 đánh giá: “Hiệu lực, hiệu quả
công tác của ngành thanh tra trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng còn hạn chế”, đồng thời chỉ
ra những nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên, trong đó có nguyên nhân “việc
xác định vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà
nước chưa phù hợp… chưa tạo ra sự chủ động, độc lập cần thiết để đảm bảo
tính khách quan, kịp thời trong quá trình hoạt động”. Trên cơ sở đó, Chiến
lược cũng đặt ra yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra
Việt Nam. Do đó, nghiên cứu những mô hình thanh tra trên thế giới như
Thanh tra Quốc hội có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất những cải cách
phù hợp, đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đối với hệ thống cơ
quan thanh tra hiện nay.
Như vậy, từ yêu cầu thể chế hóa những nội dung mới của Hiến pháp năm
2013 cũng như nhu cầu thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà
nước có thể thấy, nghiên cứu và vận dụng những thiết chế mới như Thanh tra
Quốc hội sẽ góp phần đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Mặc dù ở Việt Nam, Thanh
tra Quốc hội đến nay vẫn chưa được vận dụng, tuy nhiên, đối với nhiều nước
trên thế giới, cơ quan này đã xuất hiện trong bộ máy nhà nước của họ và được
vận hành khá hiệu quả. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu so sánh cơ quan Thanh tra
Quốc hội các nước trên thế giới và đánh giá khả năng áp dụng Thanh tra Quốc
hội ở Việt Nam là điều thực sự cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu so sánh cơ quan
Thanh tra Quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các dạng cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới nhằm làm
rõ vị trí, vai trò của loại cơ quan này trong hoạt động của nhà nước, thấy được
những ưu điểm của Thanh tra Quốc hội trong nhà nước pháp quyền hiện đại, từ
đó đề xuất kiến nghị vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội phù hợp, góp phần
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam
7
trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan hành chính nhà nước
và vấn đề bảo đảm thúc đẩy quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về cơ sở hình thành Thanh tra Quốc hội, các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Thanh tra Quốc hội và vai trò của thiết chế
này trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của
người dân.
- Phân tích, đánh giá, so sánh giữa các mô hình cơ quan Thanh tra Quốc
hội trên thế giới thông qua việc đi sâu phân tích Thanh tra Quốc hội của một số
nước tiêu biểu ở các khía cạnh: vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của Thanh tra Quốc hội;
- Phân tích thực trạng kiểm soát quyền lực ở Việt Nam đối với cơ quan
hành chính nhà nước nhằm làm rõ những hạn chế, khó khăn của các cơ chế kiểm
soát hiện tại, từ đó thấy được sự cần thiết của việc xây dựng thiết chế Thanh tra
Quốc hội ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích cơ chể thúc đẩy và đảm bảo quyền con người ở nước ta hiện
nay, chỉ ra sự phù hợp của việc lựa chọn Thanh tra Quốc hội là CQNQQG ở Việt
Nam.
- Phân tích những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước khi áp dụng Thanh tra Quốc hội vào Việt Nam trên cơ sở học tập kinh
nghiệm các nước trên thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động
của cơ quan Thanh tra Quốc hội trên thế giới trên cơ sở có sự so sánh và đối
chiếu giữa các mô hình đó.
- Luận án nghiên cứu nhu cầu và khả năng áp dụng Thanh tra Quốc hội ở
Việt Nam.