Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Phân Lập Gen 4 Cl 1 Mã Hóa Cho 4 Coumarate Coenzyme A Ligase 1 Từ Cây Thông Mã Vĩ Pimus Massoniana L Và Biểu Hiện Ở Vi Khuẩn Escherichia Coli
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Tr-êng ®¹i häc l©m nghiÖp
Khoa l©m häc
--------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nghiªn cøu ph©n lËp gen 4CL1 m· ho¸ cho
4-Coumarate Coenzyme A Ligase 1 tõ c©y Th«ng M· VÜ (Pinus
massoniana L.) vµ biÓu hiÖn ë vi khuÈn Escherichia coli
Ngành: Công nghệ sinh học
Mã ngành : 307
Gi¸o viªn h-íng dÉn: ThS. Bïi V¨n Th¾ng
: ThS. Hµ V¨n Hu©n
Sinh viªn thùc hiÖn : Vò ThÞ Lîi
Khãa häc : 2005 - 2009
Hµ Néi – 2009
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ gen đang là một hƣớng đi mới cho các nhà tạo giống cây
trồng, khi diện tích đất trồng cây ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá
diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Cây lâm nghiệp biến đổi gen cũng theo đà phát
triển này lớn mạnh từng ngày. Từ năm 2004, đã có rất nhiều quốc gia đƣa cây
lâm nghiệp biến đổi gen vào trồng thƣơng mại hoá điển hình nhƣ Hoa Kỳ và
Trung Quốc, những quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ sinh học
lâm nghiệp. Khi đƣa công nghệ gen ứng dụng vào cây lâm nghiệp, các nhà
khoa học thƣờng quan tâm tới các đặc tính nhƣ: tốc độ sinh trƣởng, chất
lƣợng gỗ, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chống chịu lại các điều kiện
bất lợi của môi trƣờng. Cải thiện chất lƣợng gỗ là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà nghiên cứu, với hơn 57% tổng số các công trình nghiên cứu về cây
lâm nghiệp biến đổi gen liên quan đến tính trạng này.
Từ thập niên 90 trở lại đây, nhiều công trình nghiên cứu về việc thay đổi
hàm lƣợng lignin trong cơ thể thực vật đã đƣợc ứng dụng vào trong thực tế
sản xuất. Các nghiên cứu này chủ yếu dựa vào việc kích thích sự hoạt động
của nhóm gen 4CL, có khả năng ảnh hƣởng đến việc sinh tổng hợp lignin
trong cơ thể thực vật. Gen 4CL1 mã hóa cho enzym 4- Coumarate Coenzyme
A Ligase 1 kích thích sinh tổng hợp lignin làm cho cấu trúc mạch gỗ của cây
bền vững hơn, chịu đƣợc các tác nhân lý - hoá học tác động từ môi trƣờng bên
ngoài và là gen đang đƣợc quan tâm nhiều nhất.
Thực tế trên đã khẳng định, việc phân lập thành công gen mục tiêu 4CL1
từ đối tƣợng thực vật và biểu hiện đƣợc gen 4CL1 trong hệ thống biểu hiện
prokaryot là vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về chuyển gen cây lâm
nghiệp làm tăng chất lƣợng gỗ. Với mục tiêu cuối cùng là chuyển gen 4CL1
vào cây trồng lâm nghiệp, gen 4CL1 cần phải là nguồn gen đáng tin cậy và có
thể tạo ra sản phẩm chức năng.
3
Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu phân lập gen 4CL1 mã hoá cho 4 - Coumarate Coenzyme A Ligase 1
từ cây Thông Mã Vĩ (Pinus massoniana L.) và biểu hiện ở vi khuẩn
Escherichia coli” làm nền tảng cho quá trình chuyển gen 4CL1 vào cây trồng
lâm nghiệp. Đây là một phần nội dung đƣợc thực hiện của đề tài “Nghiên cứu
tạo giống Xoan ta (Malia azadarach L.) biến đổi gen có tốc độ sinh trƣởng
nhanh, chất lƣợng gỗ tốt”.
Với mục tiêu:
- Phân lập và xác định đƣợc trình tự nucleotid gen 4CL1 phân lập từ cây
Thông Mã Vĩ.
- Thiết kế cấu trúc vector biểu hiện gen 4CL1.
- Tạo chủng vi khuẩn E.coli mang vector biểu hiện tái tổ hợp đã đƣợc
chèn gen quan tâm 4CL1.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về phân lập gen
1.1.1. Vai trò của cây trồng biến đổi gen
Trƣớc đây, để tạo ra một giống mới các nhà tạo giống thƣờng sử dụng
phƣơng pháp lai để tổ hợp gen giữa hai cá thể bố mẹ tạo ra cơ thể con lai.
Tuy nhiên, phép lai chéo này chỉ có thể thực hiện đƣợc giữa những cá thể
cùng loài và gặp rất nhiều khó khăn. Công nghệ gen ra đời đã tạo ra một
cuộc cách mạng trong công tác tạo giống mới với hàng loạt giống cây
trồng, vật nuôi và vi sinh vật mang những đặc tính mong muốn vƣợt qua
đƣợc giới hạn của kỹ thuật tạo giống truyền thống (Lê Duy Thành, 2001).
Cây trồng biến đổi gen GMC (Genetically Modified Crop) là những
giống cây trồng có vật chất di truyền đƣợc biến đổi theo mục tiêu phục vụ
lợi ích của con ngƣời (Vũ Văn Vụ, 2005).
Từ năm 1996, cây trồng biến đổi gen đã đƣợc đƣa vào canh tác đại trà
(James, 2005). Đánh giá tổng kết của FAO năm 2007 cho thấy, diện tích
cây trồng CNSH liên tục tăng ở mức cao (gồm 12 nƣớc đang phát triển và
11 nƣớc công nghiệp) mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trƣờng
(FAO, 2007). Hiện nay có tới 674 sản phẩm cây trồng CNSH đã đƣợc 53
chính phủ phê chuẩn có mặt trên thị trƣờng từ tháng 11 năm 2007
(http://www.biotechnology.com.vn).
Trung Quốc là quốc gia đông dân cƣ nhất trên thế giới không những
cam kết trồng cây CNSH mà còn là quốc gia tiên phong trong việc đƣa cây
lâm nghiệp biến đổi gen vào trồng thƣơng mại hóa (FAO, 2004)s. Tiến
hành các nghiên cứu về cây lâm nghiệp biến đổi gen thƣờng theo hai hƣớng
chính là tăng tốc độ sinh trƣởng (chiếm 6%) và cải thiện chất lƣợng gỗ
(chiếm 57%) nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng
rừng (FAO, 2004).
5
Do yêu cầu về chất lƣợng gỗ với mục đích sử dụng là khác nhau, cần
loại gỗ có hàm lƣợng lignin khác nhau vì vậy mà các nhà tạo giống hiện
nay đang đi vào hƣớng cải thiện chất lƣợng gỗ của cây lâm nghiệp.
Cải thiện chất lƣợng gỗ là làm tăng hoặc giảm hàm lƣợng lignin trong
cơ thể thực vật để phù hợp với mục tiêu của con ngƣời. Cả hai hƣớng
nghiên cứu này đều tập trung tác động vào cơ chế điều hòa hoạt tính của
enzym chìa khóa liên quan trực tiếp đến quá trình sinh tổng hợp lignin. Để
đạt đƣợc mục đích đó, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ chuyển
gen để tạo ra giống mới mang các đặc tính mong muốn.
1.1.2. Tổng quan về nghiên cứu tách dòng gen
Tách dòng gen (gene cloning) còn đƣợc gọi với nhiều tên khác nhau:
tạo dòng gen, nhân dòng gen, phân lập gen,…
SƠ ĐỒ TÁCH DÒNG GEN
Vector tách dòng Gen mục tiêu
RNA tổng số
mRNA
Vi khuẩn E.coli
tách dòng
Vector tách dòng tái tổ hợp
Vi khuẩn E.coli mang
vector tái tổ hợp
Sàng lọc gen
Phân tích trình tự
nucleotid