Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Phân Cấp Đầu Nguồn Tại Lưu Vực Hồ Thủy Điện Nậm Chiến Huyện Mường La Tỉnh Sơn La
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1659

Nghiên Cứu Phân Cấp Đầu Nguồn Tại Lưu Vực Hồ Thủy Điện Nậm Chiến Huyện Mường La Tỉnh Sơn La

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

---------------------

NGUYỄN TIẾN CHÍNH

NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN TẠI LƯU VỰC HỒ

THỦY ĐIỆN NẬM CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

---------------------

NGUYỄN TIẾN CHÍNH

NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN TẠI LƯU VỰC HỒ

THỦY ĐIỆN NẬM CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. T RẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2012

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc có khoảng 57% diện tích là đồi

núi với độ dốc lớn hơn 30% là vùng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng

đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vùng đầu nguồn là chủ

yếu là các vùng đất dốc có tính nhạy cảm sinh thái cao, các tác động tiêu cực

của con người vào hệ thống tự nhiên có thể dẫn đến những biến động rất lớn

về môi trường sinh thái vùng đầu nguồn và có thể gây ra những hậu quả rất

nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa

phương. Để đảm bảo quá trình phát triển bền vững vùng đầu nguồn thì việc áp

dụng các giải pháp sử dụng đất hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất thích hợp

cho từng địa phương còn chưa có nhiều căn cứ khoa học. Các giải pháp sử

dụng đất chủ yếu dựa trên thực trạng sử dụng đất tại địa phương dẫn đến

nhiều vùng có nguy cơ khô hạn, tiềm năng xói mòn khác nhau cùng áp dụng

một biện pháp sử dụng đất. Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất thường bỏ

qua việc phân cấp đầu nguồn nên các biện pháp canh tác áp dụng chưa tận

dụng được tiềm năng sản xuất của đất đai. Phân cấp đầu nguồn chủ yếu thực

hiện ở cấp vĩ mô nên các giải pháp sử dụng đất đề xuất áp dụng chưa thực sự

phù hợp với điều kiện lập địa, quy mô phân cấp lưu vực càng nhỏ thì càng

chính xác, các giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử

dụng đất của địa phương thì càng có tính khả thi cao.

Lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến có vai trò quan trọng cung cấp nước

cho nhà máy thủy điện Nậm Chiến với công suất 200 MW. Diện tích lưu vực

chủ yếu có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh rất khó khăn trong việc áp

dụng các giải pháp sử dụng bền vững. Các mô hình canh tác nông nghiệp hình

thành một cách tự phát nên hiệu quả sử dụng đất chưa mang tính tổng hợp, có

thể là nguyên nhân gây suy thoái các bộ phận tài nguyên vùng đầu nguồn.

2

Việc quy hoạch và khai thác diện tích đất nông nghiệp chưa hợp lý dẫn đến

tình trạng lấn đất rừng làm nương rẫy làm suy giảm khả năng phòng hộ của

rừng. Vì vậy, cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý với

từng đơn vị diện tích đất đai để đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên

vùng đầu nguồn là giải pháp mang tính cần thiết và cấp bách.

Để góp phần giải quyết vấn đề trên, đề tài : “Nghiên cứu phân cấp đầu

nguồn tại lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La” đã

được thực hiện.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Mỗi cấp đầu nguồn thích hợp với một kiểu sử dụng đất nhất định tương

ứng với một hệ thống các biện pháp quản lý. Phân cấp đầu nguồn là cơ sở tiền

đề cho việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý, là công cụ giúp con người định

hướng sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững.

Phân cấp đầu nguồn là phân chia vùng đầu nguồn thành những diện

tích thuộc những cấp đầu nguồn khác nhau, cấp đầu nguồn được xác định dựa

vào mức độ nhạy cảm sinh thái của vùng đầu nguồn. Phân cấp đầu nguồn là

một công cụ quan trọng cho quản lý bền vững vùng đầu nguồn [10].

Khi thực hiện công việc phân cấp đầu nguồn cần nghiên cứu, phân tích

đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đầu nguồn để phân chia diện

tích lãnh thổ thành các cấp đầu nguồn khác nhau theo tiềm năng xói mòn và

nguy cơ khô hạn.

Hiện nay, nghiên cứu phân cấp đầu nguồn được đặt ra như một nhu cầu

cấp bách và đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong ngành lâm

nghiệp. Nó được coi là công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý, quy hoạch

lâm nghiệp có thể đưa ra các chính sách quy hoạch hợp lý, chính xác trong

việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài

nguyên đất nói riêng.

1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Trên thế giới

Nghiên cứu phân cấp đầu nguồn được khởi xướng và sử dụng ở Thái

Lan vào cuối những năm 1980s xuất phát từ các vấn đề còn tồn tại trong việc

quản lý tài nguyên nước như: thiếu nước, biến động tài nguyên nước và ô

nhiễm. Năm 1975, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã đề xuất phân chia lưa vực

4

Maeping ở phía Bắc thành 3 cấp với diện tích có độ cao > 700 m chiếm tỷ lệ

60%. Các diện tích này được đề xuất bảo vệ nghiêm ngặt ngoại trừ việc phục

hồi chức năng vùng đầu nguồn. Các cấp đầu nguồn 2, 3 là các vùng đất thấp

hơn được đề xuất cho nhiều hoạt động khác như: khai thác mỏ, lâm nghiệp,

nông nghiệp…Kể từ đó nhiều hoạt động khai thác mỏ và cộng đồng người

xuất hiện trong các khu vực này làm nảy sinh nhiều xung đột và tranh cãi. Bộ

Công nghiệp Thái Lan đã yêu cầu các tiêu chí phân cấp đầu nguồn cần được

sửa đổi. Năm 1979, một Ủy ban phân cấp đầu nguồn mới được thành lập, ban

Kinh tế và phát triển xã hội quốc gia đã tài trợ cho đại học Kasetsart thông

qua văn phòng Môi trường quốc gia Board để tiến hành dự án phân cấp đầu

nguồn [20].

Năm 1983, trường Đại học Kasetsart Bangkok đã nghiên cứu phát triển

phương pháp phân cấp đầu nguồn để giải quyết các vấn đề thực tiễn đang diễn

ra. Mục tiêu chính của phân cấp đầu nguồn là ngăn chặn suy thoái môi

trường. Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu cơ bản như: bản đồ địa hình tỷ lệ 1:

50.000, bản đồ đất: tỷ lệ 100.000, bản đồ địa chất tỷ lệ 1:250.000 với kích

thước ô lưới nhỏ nhất là 1 km2

[17].

Phương pháp phân loại đầu nguồn áp dụng ở Thái Lan dựa trên việc

phân tích thống kê đa biến để thiết lập mối quan hệ giữa các biến và giá trị

cấp đầu nguồn. Phương trình phân cấp đầu nguồn được thiết lập có dạng

phương trình tuyến tính nhiều biến, các biến sử dụng phân tích thông kê như:

độ dốc, độ cao, dạng địa hình và đất đai. Phương trình tuyến tính thể hiện mối

quan hệ giữa giá trị cấp đầu nguồn (WSC) với các nhân tố địa hình và đất đai

được xác định cho 5 khu vực khác nhau.

5

Bảng 1.1. Phương trình phân cấp đầu nguồn tại Thái Lan

Khu vực Phương trình phân cấp đầu nguồn R2

Phía Bắc WSC = 1.929 - 0.048Slope - 0.004Elev +

0.107Landf + 0.116Geol + 0.193Soil+ (For.)

0.9662

Phía Đông

Bắc

WSC = 1.071 - 0.019Slope + 0.001Elev +

0.190Landf + 0.049Geol - 0.013Soil + (For.)

0.9925

Phía Nam WSC = 2.341 - 0.026Slope - 0.011Elev +

0.156Landf - 0.088Geol - 0.230Soil +

(For.)+(Min.)

0.9682

Phía Đông WSC = 1.882 - 0.064Slope - 0.002Elev +

0.115Landf + 0.272Geol + 0.070Soil + (For.)

+(Min)

0.9969

Phía Tây và

trung tâm

WSC = 1.375 - 0.029Slope - 0.007Elev +

0.156Landf - 0.045Geol + 0.004Soil + (For.)

+(Min)

0.9830

Phương trình phân cấp đầu nguồn là cơ sở để xác đình cấp đầu nguồn,

sau khi tính được giá trị WSC, tra bảng 1.2 để xác định cấp đầu nguồn cho

từng khu vực.

Bảng 1.2. Bảng tra cấp đầu nguồn tại Thái Lan

Khu vực Cấp đầu nguồn

1 2 3 4 5

Phía Bắc < 1.50 1.50 - 2.20 2.21 - 3.20 3.21 - 3.99 > 3.99

Phía Đông Bắc < 1.55 1.56 - 2.55 2.56 - 3.55 3.56 - 4.75 > 4.75

Phía Nam < 1.55 1.56 - 2.55 2.56 - 3.55 3.56 - 4.75 > 4.75

Phía Đông < 1.55 1.56 - 2.55 2.56 - 3.55 3.56 - 4.75 > 4.75

Phía Tây và trung

tâm

< 1.55 1.56 - 2.55 2.56 - 3.55 3.56 - 4.75 > 4.75

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!