Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu phân bố các loài tảo độc hại tại hòn tre, vịnh nha trang, khánh hòa
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
12.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1832

Nghiên cứu phân bố các loài tảo độc hại tại hòn tre, vịnh nha trang, khánh hòa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



TRẦN THỊ KIM NGỌC

NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ CÁC LOÀI TẢO ĐỘC HẠI

TẠI HÒN TRE, VỊNH NHA TRANG, KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 84 201 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHAN TẤN LƯỢM

Đà Nẵng ̶ Năm 2022

LỜI CẢM ƠN

Kính xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Phan Tấn

Lượm đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện

đề tài để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn GS. TS. Nguyễn Ngọc Lâm đã hỗ trợ một phần kinh

phí thực hiện luận văn này từ Quỹ nghiên cứu cơ bản (NAFOSTED), Mã số:

106.06-2017.305. Tôi cũng xin cảm ơn GS. TS. Đoàn Như Hải đã cho phép

chúng tôi sử dụng các dữ liệu và mẫu vật từ đề tài hợp tác nghị định thư Việt

Nam - Đức (2017-2019). Và tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các nhà khoa học

phòng Sinh vật phù du biển, Viện Hải dương học đã thực hiện thu và hỗ trợ

phân tích mẫu, luôn nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm quý báo cho tôi

trong thời gian thực hiện luận văn tại đây.

Xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Hải dương học đã tạo những điều kiện

thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn, đặc biệt là Dự án: "Nâng

cấp Trạm Quan trắc và phân tích môi trường biển miền Nam Việt Nam" đã

trang bị bộ máy ảnh kỹ thuật số Olympus-DP74 (Nhật) và cho phép sử dụng

chụp ảnh các loài vi tảo trong luận văn này.

Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy giáo, Cô

giáo trong khoa Sinh Môi trường, phòng Đào tạo, trường Đại học Sư phạm

Đà Nẵng đã tham gia giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động

viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt thời gian hoàn thành

luận văn.

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 02 năm 2022

TRẦN THỊ KIM NGỌC

LỜI CAM ĐOAN

Cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa

học của Thầy giáo TS. Phan Tấn Lượm. Việc sử dụng các số liệu trong

nghiên cứu đã được sự cho phép của chủ sở hữu, các tài liệu dùng cho luận

văn đều được dẫn nguồn hoặc chú thích theo tài liệu tham khảo. Các số liệu,

kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố

trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ KIM NGỌC

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: Nghiên cứu phân bố các loài tảo độc hại tại Hòn Tre, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Ngành: Sinh thái học

Họ và tên học viên: TRẦN THỊ KIM NGỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN TẤN LƯỢM

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.

Tóm tắt: Nghiên cứu dựa trên bộ mẫu thực vật phù du được thu liên tục 12 tháng (từ tháng 11/2016

đến 10/2017) tại 3 trạm ở phía nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang. Kết quả đã ghi nhận được 286

taxa thuộc 09 lớp, đa dạng nhất là nhóm tảo silic với 173 taxa (chiếm 60,49%), kế đến là tảo Hai

roi (106 taxa, 37,06%), và 04 lớp khác gồm 07 taxa (2,45%). Trong đó, 28 taxa được biết có độc

hại, bao gồm 15 taxa sản sinh độc tố, 05 taxa vừa sản sinh độc tố vừa gây nở hoa gây hại như:

Dinophysis caudata (DSP), Gonyaulax spinifera (Yessotoxins), Pseudo-nitzschia spp. (ASP),

Trichodesmium erythraeum (PSP), và T. thiebautii (Anatoxin-A), và các taxa còn lại có thể nở hoa

gây hại.

Số lượng loài tảo độc hại phân bố tương đối đồng đều giữa các trạm, thấp nhất là trạm ở khu vực

cửa sông (NT-18 với 24 loài). Biến động theo thời gian của số lượng loài tảo độc hại trong mùa

khô cao hơn mùa mưa. Số lượng loài tảo độc hại có tương quan nghịch yếu đối với nhiệt độ (r = -

0.4) và tương quan thuận yếu với hàm lượng chl-a và PO4 (tương ứng r = 0.3 và 0.25). Một số loài

sản sinh độc tố xuất hiện gần như quanh năm, chẳng hạn như tảo silic Pseudo-nitzschia spp. được

biết sinh độc tố ASP gây ngộ độc mất trí nhớ tạm thời; Dinophysis caudata (DSP) gây tiêu chảy;

Trichodesmium erythraeum (PSP) và T. thiebautii (Anatoxin-A) sinh chất độc thần kinh. Trong khi

các loài khác thường nở hoa gây tắc nghẽn mang cá như: Gonyaulax polygramma, Prorocentrum

micans, Tripos furca, T. fusus, và T. trichoceros, thường xuất hiện trong thời gian nghiên cứu.

Biến động trung bình mật độ tế bào tảo độc hại giữa các trạm và hai mùa tương đối thấp, ít có sự

khác biệt. Mật độ tảo độc hại bị chi phối bởi mật độ của Pseudo-nitzschia spp., nó có tương quan

thuận rất chặt chẽ với mật độ tảo độc hại (r = 0,96), nhưng không tương quan với các yếu tố khác

như: nhiệt độ, độ muối, các muối dinh dưỡng, …. mà chỉ tương quan thuận yếu với bức xạ quang

hợp (r = 0,28). Ngoài ra, sinh khối của tảo độc hại biến động tỷ lệ thuận với mật độ tế bào theo

không gian và thời gian nhưng giữa chúng có mối tương quan thuận kém chặt chẽ (r = 0,27).

Việc nghiên cứu về thành phần loài tảo độc hại và phân bố của chúng có tầm quan trọng cả về mặt

khoa học lẫn trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài, sự

xuất hiện của các loài vi tảo độc hại theo không gian và thời gian, từ đó giúp cho các nhà quản lý

tài nguyên và an toàn thực phẩm có cơ sở khoa học để cảnh báo cộng đồng trong việc tiêu thụ các

sản phẩm thủy sản có khả năng bị nhiễm độc tố tảo và trong quy hoạch vùng nuôi trồng. Trong

tương lai, cần nghiên cứu về bào tử nghỉ của tảo độc hại trong cột trầm tích nhằm có bằng chứng về

sự tồn tại và các sự kiện bùng phát của tảo độc hại trong quá khứ và dự đoán khả năng xuất hiện

của chúng trong tương lai.

Từ khóa: thực vật phù du, phân bố, tảo độc hại, tảo nở hoa, đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

Phan Tấn Lượm Trần Thị Kim Ngọc

INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS

Name of thesis: Distribution of potentially toxic algae in the Hon Tre Island, Nha Trang Bay,

Khanh Hoa province.

Major: Ecology

Full name of Master student: TRAN THI KIM NGOC

Supervisors: PhD. PHAN TAN LUOM

Training institution: The University of Da Nang – University of Science and Education.

Abstract: The study was conducted using preserved phytoplankton samples collected continuously

for 12 months (from November 2016 to October 2017) at three stations in the southern area of Hon

Tre Island, Nha Trang bay. A total of nine algal classes consisting of 286 phytoplankton taxa were

identified: the most diverse was diatom with 173 taxa (60.49%), dinoflagellate was recorded with

106 taxa (37.06%), and 04 other classes with 07 taxa (2.45%). Among these, 28 taxa were known

to be potentially harmful, including 15 toxin-producing species, 05 toxin-producing and harmful

bloom-causing species such as Dinophysis caudata (DSP), Gonyaulax spinifera (Yessotoxins),

Pseudo -nitzschia spp. (ASP), Trichodesmium erythraeum (PSP), T. thiebautii (Anatoxin-A), and

other taxa may cause harmful blooms.

The harmful algae species were relatively evenly distributed among the stations; the lowest was in

the estuary area (NT-18 with 24 species). The temporal variation of the number of harmful algae in

the dry season was greater than that in the rainy season. The abundance of harmful algae had a

weak negative correlation with temperature (r = - 0.4) and a weak positive correlation with the Chl￾a and PO4 concentrations (r = 0.3 and 0.25, respectively). Many toxin-producing species were

recorded almost year-round, including the diatoms Pseudo-nitzschia spp., which is known to

produce the toxin ASP, causing transient amnesia; Dinophysis caudata (DSP) causing diarrhea;

Trichodesmium erythraeum (PSP) and T. thiebautii (Anatoxin-A), which are neurotoxic. Other

common blooms, causing clogging of fish gills, such as Gonyaulax polygramma, Prorocentrum

micans, Tripos furca, T. fusus, and T. trichoceros, were frequently observed during the study

period.

The variation in abundance of harmful algal among stations and between the two seasons was

relatively low, with little difference. The harmful algal community was dominated Pseudo￾nitzschia spp., whose abundance was strongly correlated with the abundance of harmful algae (r =

0.96), but found uncorrelated with other factors such as temperature, salinity, nutrients, which is

only weakly positively correlated with photosynthetically active radiation (r = 0.28). In addition,

the biomass of toxic algae fluctuates proportionally to the cell density in the spatio-temporal scale,

but there is a weak positive correlation between them (r = 0.27).

The study of harmful algal species composition and distribution is of both scientific and pragmatic

importance. The thesis results contributed data on species composition and occurrence of harmful

algal species in both spatial and temporal scales. This thesis provided a scientific basis for resource

managers in aquaculture planning and food safety specialists to warn the community against the

consumption of aquatic products potentially contaminated with algal toxins. Studies of toxic algae

resting cysts in sediment cores are needed to obtain evidence of past toxic algal blooms and their

existence and predict their likelihood of them in the future.

Key words: phytoplankton, distribution, toxic algae, algal blooms, Hon Tre Island, Nha Trang bay.

Supervior’s confirmation Student

Phan Tan Luom Tran Thi Kim Ngoc

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3

3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 3

4. Bố cục đề tài.......................................................................................... 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ...................................................................... 5

1.1.1. Thực vật phù du ........................................................................ 5

1.1.2. Vi tảo độc hại và thuỷ triều đỏ.................................................. 6

1.2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VI TẢO ĐỘC HẠI.......................... 9

1.3. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DẠNG ĐỘC TỐ TẢO VÀ HỘI CHỨNG

NGỘ ĐỘC ............................................................................................... 10

1.4. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VI TẢO ĐỘC HẠI TRÊN

THẾ GIỚI................................................................................................ 16

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VI TẢO ĐỘC HẠI Ở VIỆT NAM .. 20

1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH

TRƯỞNG CỦA VI TẢO ........................................................................ 24

1.6.1. Ánh sáng ................................................................................. 24

1.6.2. Nhiệt độ................................................................................... 24

1.6.3. Độ mặn .................................................................................... 24

1.6.4. Các chất dinh dưỡng ............................................................... 25

1.7. KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG- THỦY VĂN

TẠI VỊNH NHA TRANG- KHÁNH HÒA............................................ 25

1.7.1. Vị trí địa lý.............................................................................. 25

1.7.2. Khí hậu .................................................................................... 26

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 30

ii

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................... 30

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 32

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 32

2.3.1. Các phương pháp đo đạc ngoài thực địa ................................. 32

2.3.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu ......................................... 33

2.3.3. Tổng hợp và phân tích số liệu ................................................. 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 36

3.1. BIẾN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ MUỐI

DINH DƯỠNG Ở PHÍA NAM ĐẢO HÒN TRE, VỊNH NHA TRANG..

......................................................................................................... 36

3.2. CẤU TRÚC QUẦN XÃ TVPD Ở PHÍA NAM ĐẢO HÒN TRE,

VỊNH NHA TRANG .............................................................................. 39

3.2.1. Thành phần loài TVPD ........................................................... 39

3.2.2. Biến động sinh vật lượng TVPD............................................. 42

3.3. PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI VI TẢO ĐỘC HẠI Ở PHÍA NAM

ĐẢO HÒN TRE, VỊNH NHA TRANG ................................................. 43

3.3.1. Thành phần loài vi tảo độc hại ................................................ 43

3.3.2. Biến động sinh vật lượng và sinh khối của vi tảo độc hại, và

trong mối tương quan với một số yếu tố môi trường........................ 49

3.3.3. Mô tả sơ lược đặc điểm hình thái, sinh thái phân bố và khả năng

gây hại của một số loài vi tảo độc hại............................................... 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 65

1. KẾT LUẬN................................................................................................. 65

2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 67

CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................... 84

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASP (Amnesic Shellfish Poisoning): Độc tố gây mất trí nhớ tạm thời

CFP (Ciguatera Fish Poisoning): Độc tố Ciguatera

DSP (Diarrhetic Shellfish Poisoning): Độc tố gây tiêu chảy

NSP (Neurotoxic Shellfish Poisoning): Hội chứng ngộ độc thần kinh

PSP (Paralytic Shellfish Poisoning): Độc tố gây liệt cơ

AZP (Azaspiracid Shellfish Poisoning): Độc tố Azaspiracid

TVPD: Thực vật phù du

VTĐH: Vi tảo độc hại

PAR (Photo-synthetically Active Radiation): Bức xạ quang hợp

KHVQH: Kính hiển vi quang học

KHVĐT: Kính hiển vi điện tử

SEM (Scanning Electron Microscope): Kính hiển vi điện tử quét

TEM (Transmission Electron Microscopy): Kính hiển vi điện tử truyền qua

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang

1.1 Các dạng độc tố vi tảo và các loài sinh độc tố liên quan

đến các hội chứng và biểu hiện của chúng.

13

2.1 Thông tin trạm và số lượng mẫu thu được trong mỗi đợt

khảo sát ở phía nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

31

3.1

Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (Mean ± SD), giá trị

nhỏ nhất và lớn nhất (Min - Max) của các thông số môi

trường ở tầng mặt của 3 trạm thuộc mặt cắt phía nam

đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

38

3.2 Số lượng taxa thuộc các lớp của TVPD ở phía nam

đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

40

3.3

Danh sách các loài vi tảo độc hại ở phía nam đảo Hòn

Tre, vịnh Nha Trang. 46

3.4 So sánh số loài vi tảo độc hại của nghiên cứu này với

kết quả từ một số nghiên cứu khác

48

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu Tên hình Trang

1.1 Nguy cơ tích tụ độc tố vi tảo trong các sinh vật biển khác

nhau trong chuỗi thức ăn

12

2.1 Bản đồ vị trí các trạm khảo sát (●) ở mặt cắt phía nam đảo

Hòn Tre, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

30

3.1

Biến động theo không gian và thời gian của một số yếu tố

môi trường ở mặt cắt phía nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha

Trang.

37

3.2

Biến động theo không gian và thời gian của hàm lượng các

muối dinh dưỡng tại mặt cắt phía nam đảo Hòn Tre, vịnh

Nha Trang

39

3.3 Biến động số lượng loài TVPD theo không gian và thời

gian ở phía nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang

41

3.4 Biến động mật độ tế bào TVPD theo không gian và thời

gian ở phía nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

42

3.5 Biến động số lượng loài vi tảo có độc hại theo không gian

và thời gian ở phía nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

44

3.6 Biến động số lượng loài vi tảo độc hại giữa hai mùa ở phía

nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

45

3.7 Biến động theo không gian và thời gian giữa mật độ tế bào

và sinh khối của VTĐH (A); và giữa mật độ trung bình với

50

vi

số lượng loài vi tảo độc hại (B) theo thời gian ở phía nam

đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

3.8

So sánh sự biến động theo không gian và thời gian giữa

mật độ trung bình vi tảo độc hại với mật độ Pseudo￾nitzchia spp. (A) và Dictyocha fibula (B) ở phía nam đảo

Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

52

3.9

So sánh sự biến động theo thời gian giữa mật độ tế bào

trung bình của vi tảo độc hại với mật độ Trichodesmium

thiebautii (A) và Tripos furca (B) ở phía nam đảo Hòn Tre,

vịnh Nha Trang.

54

3.10 Biến động mật độ tế bào và sinh khối của VTĐH giữa hai

mùa ở phía nam đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

55

3.11

Sự tương quan giữa sinh vật lượng của vi tảo độc hại với

một số yếu tố môi trường và dinh dưỡng ở phía nam đảo

Hòn Tre, vịnh Nha Trang.

56

3.12a-g

a-b: Pseudo-nitzchia spp., c-d: Trichodesmium thiebautii,

e-f: Akashiwo sanguinea, g: Dictyocha fibula.

58

3.13a-i

a-c: Alexandrium tamiyavanichii, d-f: Dinophysis

caudata, g-i: Tripos furca.

62

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực vật phù du (TVPD) hay vi tảo (microalgae) là những loài tảo đơn

bào có kích thước hiển vi, sống lơ lửng, trôi nổi trong các thủy vực nước ngọt,

nước lợ và nước mặn. Sự tăng trưởng của quần xã TVPD phụ thuộc vào nhiều

yếu tố như: nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng, và các muối dinh dưỡng. Sự có mặt của

TVPD ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thủy sinh vật, chúng là mắt

xích đầu tiên trong chu trình vật chất của thủy vực, là thức ăn quan trọng của

các loài: động vật phù du, động vật thân mềm, động vật đáy, ấu trùng giáp xác,

cá con… Phần lớn các loài vi tảo là có lợi cho các sinh vật khác. Tuy nhiên,

nhiều loài vi tảo thuộc các ngành, nhóm khác nhau còn có khả năng sản sinh

độc tố gây chết cá hàng loạt gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến sức

khỏe cộng đồng hoặc có thể gây tử vong cho người khi tiêu thụ các nguồn hải

sản bị nhiễm độc tố [49], [111], [130]. Một số loài vi tảo khác không chứa độc

tố nhưng khi bùng phát ngoài tầm kiểm soát về mật độ (có thể lên đến hàng

triệu tế bào/ lít) khi gặp các điều kiện thuận lợi, đây là hiện tượng tự nhiên được

gọi là “tảo nở hoa” (algal blooms) hay “thủy triều đỏ” (red tides) sẽ tác động

tiêu cực, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nguồn lợi tự nhiên và hoạt

động nuôi trồng thủy sản, du lịch, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức

khỏe con người [68], [114], thậm chí có thể hủy hoại cả quần xã sinh vật trong

vùng biển nơi chúng xuất hiện. Trong khoảng vài chục năm gần đây, trên toàn

thế giới xuất hiện ngày càng nhiều các loài vi tảo độc hại cũng như sự nở hoa

của các loài vi tảo trong các thủy vực nước biển, nước lợ và cả nước ngọt gây

ảnh hưởng to lớn.

Ở Việt Nam, hiện tượng vi tảo nở hoa cũng đã xảy ra ở nhiều vùng biển

như Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, Bình Thuận là

2

tỉnh có tần suất xuất hiện nhiều nhất, có thể kể đến nở hoa của tảo Sợi bám

Phaeocystis cf. globosa đã gây chết hàng loạt sinh vật biển và các lồng nuôi

tôm hùm và cá mú nuôi lồng, gây thiệt hại kinh tế cho ngành nuôi trồng vào

tháng 7/2002 tại Tuy Phong, Bình Thuận [9]. Trước đó, loài tảo xanh lam

Trichodesmium erythraeum đã được ghi nhận nở hoa vào các năm 1993, 1995

và 1999 ở tỉnh này [96], [98], loài Noctiluca scintillans và Trichodesmium

erythraeum được ghi nhận ở Khánh Hòa [98].

Hòn Tre là đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang, khu vực phía nam của đảo

này tiếp giáp với nhiều đảo nhỏ như Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, và Hòn

Mun. Khu vực ở lạch giữa Hòn Miễu và Hòn Tre là nơi chịu tác động chủ yếu

của khối đổ ra từ sông Cái Nhỏ thông qua Cửa Bé và bên trong vịnh (ven thành

phố); ngoài ra, nơi đây có nhiều lồng bè nuôi trồng thuỷ hải sản và tập trung

nhiều dân cư sống quanh đảo Hòn Miễu. Các đảo từ Hòn Tằm ra Hòn Mun ở

phía ngoài có hoạt động du lịch rất mạnh mẽ, khu vực phía ngoài của vịnh là

nơi có sự trao đổi nước mạnh với khối nước biển khơi. Do đó, khu vực phía

nam đảo Hòn Tre chịu tác động mạnh từ các hoạt động dân sinh, nuôi trồng và

du lịch… từ đó sẽ có những tác động đáng kể lên các quá trình tự nhiên, môi

trường sống và các hệ sinh thái nơi đây. Những tác động này cũng có thể góp

phần làm tăng tần suất nở hoa và tần suất xuất hiện các loài vi tảo độc hại ở khu

vực và vùng lân cận.

Do đó việc nghiên cứu điều tra về các loài vi tảo có khả năng độc hại, cũng

như mùa vụ xuất hiện của chúng có tầm quan trọng cả về mặt khoa học lẫn

trong thực tiễn như nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi tự nhiên, an toàn thực phẩm,

và cả công tác quản lý.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!