Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu mức chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Bình Thuận
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1712

Nghiên cứu mức chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Bình Thuận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------------------

NGUYỄN NGỌC NAM

NGHIÊN CỨU MỨC CHI TIÊU CỦA KHÁCH

DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐẾN BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016

ii

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

Học viên: Nguyễn Ngọc Nam

Tên đề tài: “Nghiên cứu mức chi tiêu của khách du lịch nội địa đến

Bình Thuận”

Học viên Nguyễn Ngọc Nam đã nỗ lực tìm hiểu tài liệu, tích cực trao

đổi với giáo viên hướng dẫn để hoàn thành đề tài, với tinh thần làm việc

nghiêm túc trong suốt thời gian và quá trình nghiên cứu luận văn.

Kính chuyển đến Khoa Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Mở

thành phố Hồ Chí Minh xem xét cho phép học viên Nguyễn Ngọc Nam được

bảo vệ luận văn tốt nghiệp với đề tài nêu trên./.

Thành phố HCM, ngày tháng 3 năm 2016

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

i

LỜI CAM ĐOAN

Trên cơ sở nhận thức rõ vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học đã

được học tập nên tôi đã chấp hành nghiêm túc tất cả các quy định, nguyên

tắc, quy trình, chuẩn mực,...trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu mức chi tiêu của khách du

lịch nội địa đến Bình Thuận” là đề tài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này

thì cả toàn phần hoặc những bộ phận, phần nhỏ, cũng như nội dung chi tiết

của đề tài nghiên cứu, chưa từng được công bố hay sử dụng để nhận bằng cấp

ở bất kỳ nơi nào khác.

Trong luận văn này, không có bất kỳ sản phẩm hay nghiên cứu nào của

người khác được sử dụng mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được sử dụng để nhận bất kỳ bằng cấp nào

tại các trường đại học và cơ sở đào tạo khác./.

Tp. HCM, ngày tháng 3 năm 2016

Nguyễn Ngọc Nam

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin trân trọng cám ơn và

ghi ân đối với PGS.TS Nguyễn Minh Hà, người trực tiếp hướng dẫn khoa

học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian

nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Tiếp đó, tôi xin được cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà

trường, quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau đại học và cảm ơn các giảng viên đã

tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá

trình học tập.

Tôi cũng sẽ không quên ơn các tổ chức, cá nhân có liên quan ở tỉnh

Bình Thuận, cũng như bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình đã kịp thời

động viên, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Bình

Thuận, Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Lãnh đạo UBND huyện Hàm Tân

và các cấp, các ngành của tỉnh Bình Thuận đã quan tâm tạo điều kiện về thời

gian, kinh phí và giúp đỡ tôi an tâm trong công tác, học tập và hoàn thành

luận văn này./.

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Ngọc Nam

iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu mức chi tiêu của khách du lịch nội

địa đến Bình Thuận” với mục tiêu nghiên cứu để xác định được đặc điểm

trong cơ cấu chi tiêu, mức chi tiêu và đo lường các yếu tố tác động đến mức

chi tiêu của khách du lịch nội địa khi đến Bình Thuận.

Dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi người tiêu dùng cùng với các nghiên

cứu trước có liên quan để nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu. Dữ liệu

thứ cấp thu thập từ Cục thống kê Bình Thuận được xử lý bằng phần mềm

SPSS với công cụ thống kê mô tả và phân tích hồi quy để đo lường mức độ

phù hợp của mô hình ước lượng 15 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy trong 15 biến, có 9 biến độc lập có

ý nghĩa thống kê và mô hình phân tích hồi quy có khả năng giải thích ở mức

độ 43%. Cụ thể, ở mức ý nghĩa 1% có 5 biến (mục đích chuyến đi là nghỉ

ngơi, phương tiện đi lại bằng tàu hỏa, số lần đến, số ngày lưu trú, cơ sở lưu

trú từ 4 đến 5 sao), trong đó 01 biến (số lần đến) có mối quan hệ âm và 4 biến

còn lại có mối quan hệ dương đến mức chi tiêu của du khách (mục đích

chuyến đi là nghỉ ngơi, phương tiện đi lại bằng tàu hỏa, số ngày lưu trú, cơ sở

lưu trú từ 4 đến 5 sao); ở mức ý nghĩa 5% có 1 biến (phương tiện đi lại là ôtô)

và có mối quan hệ dương đến mức chi tiêu của du khách; ở mức ý nghĩa 10%

có 3 biến (Hài lòng, số trẻ em và mục đích chuyến đi là hội thảo) và đều có

mối quan hệ dương đến mức chi tiêu của du khách.

Mặc dù còn nhiều hạn chế cần phải tiếp tục được nghiên cứu nhằm bảo

đảm tính khái quát, toàn diện, đồng bộ và thuyết phục hơn, nhưng đề tài

nghiên cứu này cũng có ý nghĩa thực tiễn của nó. Có thể một số giải pháp,

khuyến nghị được đưa ra trong luận văn này dựa trên kết quả tìm được trong

quá trình nghiên cứu sẽ là hàm ý về giải pháp, chính sách nhằm tăng doanh

thu cho ngành du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận./.

iv

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan ..................................................................................................... i

Lời cám ơn ........................................................................................................ ii

Tóm tắt luận văn .............................................................................................. iii

Mục lục ............................................................................................................ iv

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU................................................................................... 1

1.1. Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 8

1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 8

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 8

1.4.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9

1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9

1.6. Kết cấu luận văn nghiên cứu ..................................................................... 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................... 11

2.1. Khái niệm du lịch..................................................................................... 11

2.2. Sản phẩm du lịch ..................................................................................... 11

2.3. Các khái niệm khác .................................................................................. 13

2.4. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 16

2.4.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ....................................................... 16

2.4.2. Lý thuyết về độ thỏa dụng .................................................................... 18

2.4.3. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng .................................................... 20

v

2.4.4. Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch ............................................ 23

2.5. Các nghiên cứu trước ............................................................................... 24

2.6. Các yếu tố quyết định đến mức chi tiêu của khách du lịch ..................... 29

2.7. Mô hình đề xuất ....................................................................................... 31

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 34

3.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 34

3.1.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 34

3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu nghiên cứu ........................................... 34

3.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 35

3.3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 43

3.3.1. Nguồn dữ liệu ....................................................................................... 43

3.3.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 43

3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................... 44

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....

........................................................................................................................ 45

4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 45

4.1.1. Thông tin về đặc tính nhân khẩu học của khách du lịch khảo sát ........ 45

4.1.2. Thông tin về mục đích chuyến đi ......................................................... 46

4.1.3. Đặc điểm chuyến đi của khách du lịch ................................................. 46

4.1.4. Đặc điểm đánh giá mức độ hài lòng ..................................................... 47

4.1.5. Kết quả thống kê mô tả của các biến độc lập ....................................... 47

4.2. Mô tả hiện trạng du lịch bình thuận và phân tích cơ cấu chi tiêu ........... 50

4.2.1. Mô tả tình hình phát triển du lịch Bình Thuận ..................................... 50

vi

4.2.2. Mức chi tiêu bình quân và phân tích cơ cấu chi tiêu ............................ 53

4.3. Phân tích mức chi tiêu theo đặc tính........................................................ 55

4.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................................ 59

4.5. Phân tích tương quan ............................................................................... 60

4.5.1. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập ........................................... 60

4.5.2. Kiểm tra đa cộng tuyến ......................................................................... 60

4.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................... 62

4.7. Phân tích kết quả hồi quy ........................................................................ 62

4.7.1. Chỉ số R2

hiệu chỉnh và phân tích hồi quy ........................................... 62

4.7.1.1. Chỉ số R2

hiệu chỉnh .......................................................................... 62

4.7.1.2. Phân tích hồi quy ............................................................................... 63

4.7.2. Các biến trong mô hình ........................................................................ 64

4.7.2.1. Các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình ..................................... 64

4.7.2.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình .......................... 70

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP .......... 74

5.1. Kết luận .................................................................................................... 74

5.2. Đề xuất một số giải pháp ......................................................................... 77

5.3. Giới hạn của đề tài ................................................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83

Phụ lục 1: Phiếu điều tra khảo sát................................................................... 86

Phụ lục 2: Thống kê mô tả các biến ............................................................... 92

Phụ lục 3: Chỉ số R2

và R2

hiệu chỉnh ............................................................ 93

Phụ lục 4: Bảng phân tích Anova ................................................................... 94

Phụ lục 5: Kết quả chạy mô hình hồi quy ...................................................... 95

vii

Phụ lục 6: Ma trận tương quan giữa các biến độ lập ...................................... 96

Phụ lục 7: Kết quả chạy tương quan không tham số .................................... 103

Phụ lục 8: Các biểu đồ .................................................................................. 113

1

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU

Sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát

triển hơn nữa, cũng là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của

các ngành khác trong nền kinh tế. Việc phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay

đổi sắc thái của vùng, địa phương, đảm bảo cho du khách sử dụng được các

sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong những năm qua, Du lịch Bình Thuận

phát triển nhanh mang tính đột phá, trở thành một trong những trung tâm du

lịch nổi tiếng nhất trong cả nước. Các loại hình kinh doanh du lịch phát triển

nhanh chóng góp phần phát triển kinh tế xã hội Tỉnh nhà và được xác định là

một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh để tập trung phát triển

trong thời gian tới.

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện

tượng kinh tế xã hội phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu của nhiều nước

trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát

triển đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng tăng lên. Du lịch

được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức sống của dân cư mỗi

nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự đoàn kết cảm thông

giữa các dân tộc, tạo nên thế giới hoà bình tôn trọng lẫn nhau. Ở nước ta có

tiềm năng du lịch dồi dào phong phú và đa dạng đã thu hút nhiều khách đến

thăm con người và đất nước Việt Nam. Nhận thức được thế mạnh và vị trí

của du lịch trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành

cho du lịch một vị trí xứng đáng, coi phát triển du lịch là một định hướng

chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhắm góp

phần công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Mối quan hệ phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan

hệ hai chiều. Khi nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đi

2

du lịch của người dân càng tăng lên, do đó ngành du lịch có điều kiện để phát

triển. Ngành du lịch phát triển sẽ là đầu tàu kéo theo sự phát triển của các

ngành khác có liên quan, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện

điều kiện sống của một bộ phận dân cư. Sự phát triển của ngành du lịch góp

phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa, cũng là động lực thúc đẩy quá

trình sản xuất kinh doanh của các ngành khác trong nền kinh tế. Việc phát

triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái của vùng, địa phương, đảm bảo

cho du khách sử dụng được các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Du lịch là hiện tượng của một xã hội có trình độ cao, là ngành dịch vụ

mà sản phẩm của nó dựa trên sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành

kinh tế khác nhau. Tuy du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt

nhưng nó phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế tác

động trực tiếp và nhiều mặt đến hoạt động du lịch. Khi nền kinh tế phát triển

thì người dân có cuộc sống ổn định, mức sống được cải thiện và nâng cao,

thời gian nhàn rỗi của họ nhiều hơn, khi đó, nhu cầu cho việc vui chơi, giải

trí, nghỉ ngơi, … càng cao. Mặt khác kinh tế phát triển sẽ tạo môi trường

thuận lợi cho việc phục vụ nhu cầu đa dạng của khách, các ngành kinh tế phát

triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Như vậy có thể nói ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế

tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên

vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,

giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng

cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bình Thuận thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ (phân về kinh tế

là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ), phía Đông bắc và Bắc giáp tỉnh

Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng

Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông giáp biển Đông. Là

tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản, đặc biệt là tiềm năng phát

triển du lịch với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên, thơ mộng, hùng vĩ,

3

hoang sơ…kết hợp cùng các di tích văn hoá lịch sử, với nhiều kiến trúc độc

đáo. Bình Thuận có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên suốt

theo chiều dài của tỉnh, bên cạnh đó còn có quốc lộ 28, 55 nối với Bà Rịa –

Vũng Tàu, Lâm Đồng và bờ biển dài 192 km nên đã trở thành giao điểm, cửa

ngõ giao lưu về kinh tế - văn hoá – xã hội giữa các tỉnh Đông Nam bộ, Tây

Nguyên và Nam Trung bộ. Trên bước đường hội nhập, kinh tế Bình Thuận sẽ

thực sự đi lên bằng những định hướng đúng và từ tiềm năng, trong đó thế

mạnh của ngành du lịch được xác định là một trong những khu vực phát triển

du lịch năng động của cả nước.

Thực tế du lịch Bình Thuận trong thời gian qua phát triển nhanh mang

tính đột phá, trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng nhất trong

cả nước và trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Các loại hình kinh

doanh du lịch phát triển nhanh chóng, thu hút một lượng lớn lao động trực

tiếp và gián tiếp làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Hoạt động kinh

doanh du lịch có mức tăng trưởng cao về số lượng du khách, thời gian lưu

trú, doanh thu, giá trị tăng thêm và thu nộp ngân sách. Cơ sở kinh doanh du

lịch ngày càng hoàn thiện hơn, số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt

động du lịch, số lượng buồng phòng khách sạn, cơ sở lưu trú cũng như chất

lượng phục vụ tiếp tục được nâng lên.

Thực vậy, theo báo cáo phân tích du lịch giai đoạn năm 2008 – 2013

của Cục Thống Kê tỉnh Bình Thuận (2013) thì:

Số lượng lượt khách: Lượt khách phục vụ năm 2008 là 2.001 nghìn

lượt khách thì năm 2013 được 3.525 nghìn lượt khách, bình quân hàng năm

tăng 11,99%. Trong đó lượt khách ngủ qua đêm năm 2008 là 1.598 nghìn

lượt khách thì năm 2013 được 3.055 nghìn lượt khách, bình quân hàng năm

tăng 13,84%. Riêng khách quốc tế: Năm 2008 là 195 nghìn lượt khách thì

năm 2013 được 380 nghìn lượt khách, bình quân hàng năm tăng 14,26%.

Trong đó lượt khách ngủ qua đêm năm 2008 là 180 nghìn lượt khách thì năm

2013 được 370 nghìn lượt khách, bình quân hàng năm tăng 15,44%.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!