Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số phương pháp giải nhanh bài tập chương este – lipit nhằm phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông.
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1022.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
836

Nghiên cứu một số phương pháp giải nhanh bài tập chương este – lipit nhằm phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 1 SVTH: Huỳnh Đức Long

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 2 SVTH: Huỳnh Đức Long

MỞ ĐẦU

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Giáo dục là nền tảng cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Một nền giáo dục

lạc hậu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy việc cải

cách giáo dục là điều hết sức quan trọng với nước hiện nay và trong tương lai mà

chúng ta không thể xem thường được. Nếu thực hiện cải cách giáo dục tốt sẽ làm

cho đất nước phát triển nhanh chóng ngược lại cải cách không tốt sẽ duy trì tình

trạng lạc hậu, kéo lùi sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế.

Mặt khác hiện nay đất nước đang trong giai đoạn giao , hội nhập và phát

triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế văn hóa xã hội với các nước trên thế giới. Nó vừa

là cơ hội vừa là thách thức đối với chúng ta. Nếu chúng ta không biết nắm bắt thời

cơ vượt qua thách thức, thì chúng ta sẽ không xây dựng được đất nước giàu mạnh.

Để thực hiện đều này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục hiện đại,

có đủ khả năng tiếp thu những tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại. Do vậy

Đảng và nhà nước ta rất coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Từ đại hội Đảng

lần thứ VII đến nay đã đề ra những quan điểm đổi mới trong giáo dục và nhất là

đại hội X vừa qua là “ đại hội của tri thức”. Nhiệm vụ của giáo dục hiện nay là

đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo để đủ sức tiếp thu những tri thức

của nhân loại nhằm đưa đất nước ta phát triển nhanh chóng.

Muốn thực hiện được nhiệm vụ trên, nền giáo dục đang đổi mới toàn diện

từ nội dung đến phương pháp dạy học. Kiểm tra một cách có tổ chức các kết quả

học tập của học sinh là điều kiện không thể thiếu để cải tiến phương pháp dạy học.

Vì mục tiêu dạy học và phương pháp dạy học thay đổi nên phương pháp kiểm tra

đánh giá kết quả học tập cũng thay đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Do

vậy bộ giáo dục đã chủ trương thay đổi phương thức thi cử, từ phương thức tự

luận sang trắc nghiệm.

Việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan rất phổ biến trên thế giới.

Nhưng ở nước ta hiện nay việc sử dụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kiến

thức chỉ ở một số môn học. Từ năm 2007 đến nay bộ giáo dục đào tạo đã chuyển

từ hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 3 SVTH: Huỳnh Đức Long

học tập cho bộ môn hóa trong các kì thi tuyển sinh đại học cao đẳng và kì thi tốt

nghiệp trung học phổ thông.

Hình thức trắc nghiệm khách quan giúp học sinh luyện tập một khả năng tư

duy sắc bén, đánh giá kiến thức bao quát. Nhằm giúp các em có một tư liệu tham

khảo cũng như một khả năng tính toán kết hợp tốt tất cả các phương pháp để hoàn

thành một câu trả lời trắc nghiệm trong một thời gian ngắn nhất. Chúng tôi quyết

định chọn đề tài “ Nghiên cứu một số phương pháp giải nhanh bài tập chương este

– lipit nhằm phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông”.

2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1 Khách thể nghiên cứu:

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy và

học môn hóa phổ thông.

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống những bài tập về chương Este – Lipit có hệ thống câu hỏi

nhiều lựa chọn khách quan.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

 Hướng dẫn cách sử dụng thành thạo các loại máy tính bỏ túi thông dụng

kết hợp với các phương pháp khác để giải nhanh các bài toán Este-Lipit

 Phát triển cho học sinh một phương pháp tư duy nhanh chóng để nhớ

được tất các khối lượng của các ancol, este, axit, amin, anđêhit và các dạng toán

được xây dựa trên phương pháp này.

 Bên cạnh đó chúng tôi còn xây dựng và sắp xếp các bài tập từ lí thuyết

đến tự luận nhằm phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu các tài liệu đánh giá kết quả học sinh THPT như các đề thi thử

đại học của các trường, các tài liệu khác như sách bài tập, sách giáo khoa, đề thi

học kì, đề thi đại học và đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ đó áp dụng chức

năng SOLVE và các phương pháp khác để giải nhanh bài tập chương Este- Lipit.

5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 4 SVTH: Huỳnh Đức Long

Xây dựng cơ sơ lí thuyết và phương pháp nhớ khối lượng của các ancol,

este, axit, amin, anđêhit và các dạng toán được mới được xây dựa trên phương

pháp này.

Xây dựng một hệ thống bài tập có dữ kiện độc đáo nhằm rèn luyện khả

năng tư duy cho học sinh trung học phổ thông.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 5 SVTH: Huỳnh Đức Long

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÍ THUYẾT

1.1 Tư duy và phát triển tư duy cho học sinh phổ thông:

Tư duy: Là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối

liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện

thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

+ Nét nổi bật của tư duy là tính “ có vấn đề ” tức là trong hoàn cảnh có vấn

đề mới nảy sinh tư duy.

+ Tư duy là khâu cơ bản của quá trình nhận thức. Nắm bắt được quá trình đó,

GV sẽ hướng dẫn HS tư duy khoa học trong suốt quá trình học tập.

1.1.1. Những phẩm chất của tư duy[2]

- Hành động tư duy được thúc đẩy dựa vào kết quả của hoạt động nhận thức

và phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan. Tư duy

có những phẩm chất sau:

+ Tính định hướng: Được thể hiện ở ý thức nhanh chóng và chính xác đối

tượng cần lĩnh hội, mục đích cần đạt được và con đường tối ưu để đạt mục đích

đó.

+ Bề rộng: Được thể hiện ở chỗ có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối

tượng khác.

+ Độ sâu: Được thể hiện ở khả năng nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất

của sự vật hiện tượng.

+ Tính linh hoạt: Được thể hiện ở sự nhạy bén trong việc vận dụng những

tri thức và cách thức hành động các tình huống khác nhau một cách sáng tạo.

+ Tính độc lập: Được thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện được vấn đề, đề xuất

giải quyết và tự giải quyết vấn đề.

+ Tính mềm dẻo: Được thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các

hướng xuôi và ngược.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 6 SVTH: Huỳnh Đức Long

+ Tính khái quát: Được thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ sẽ

đưa ra mô hình khái quát. Từ mô hình khái quát này có thể vận dụng để giải quyết

các nhiệm vụ cùng loại.

1.1.2. Những hình thức cơ bản của tư duy

1.1.2.1. Khái niệm:

- Là hình thức của tư duy phản ánh các dấu hiệu bản chất khác biệt của sự vật

hiện tượng. Nó là điểm đi tới của quá trình cũng là điểm xuất phát của quá trình.

Logic học chia khái niệm thành ba loại : khái niệm đơn, khái niệm chung, khái

niệm tập hợp.

1.1.2.2. Phán đoán:

- Là sự tìm hiểu về tri thức về mối quan hệ giữa các khái niệm, sự phối hợp giữa

các khái niệm, thực hiện theo một quy tắc, quy luật bên trong.

- Phán đoán là hình thức mở rộng của khái niệm nó đi sâu vào tri thức. Phán đoán

được biểu diễn dưới dạng một câu ngữ pháp. Nó có thể là phán đoán đơn hay phán

đoán phức.

1.1.2.3. Suy lí:

- Là hình thức suy nghĩ liên hệ giữa các phán đoán với nhau để tạo thành một

phán đoán mới. Suy lí được cấu tạo từ hai bộ phận:

+ Các phán đoán có trước gọi là tiền đề.

+ Các phán đoán có sau gọi là kết luận, dựa vào tính chất của tiền đề mà kết

luận.

1.1.3. Các thao tác của tư duy: [2]

 Phân tích: Là quá trình dùng trí óc để tách một sự vật hoặc hiện tượng

với các dấu hiệu và thuộc tính của chúng thành các yếu tố các bộ phận rồi

nghiên cứu chúng đầy đủ, sâu sắc trọn vẹn hơn theo một hướng xác định.

 Tổng hợp: Là phương pháp tư duy kết hợp các bộ phận, yếu tố đã được

phân tích để nhận thức, để nắm được cái toàn bộ của sự vật hiện tượng nguyên

vẹn.

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 7 SVTH: Huỳnh Đức Long

Phân tích và tổng hợp không phải là hai phạm trù riêng rẽ của tư duy. Đây là hai

quá trình có liên hệ biện chứng. Phân tích để tổng hợp có cơ sở và tổng hợp để

phân tích đạt chiều sâu bản chất sự vật hiện tượng.

 So sánh: Là thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện

tượng và giữa những khái niệm phản ánh chúng.

Muốn thực hiện được so sánh phải kèm theo phân tích tổng hợp

Trong các thao tác tư duy hóa học so sánh giữ một vai trò hết sức quan trọng. So

sánh không những giúp phân biệt khái niệm mà còn chính xác hóa khái niệm và

còn giúp phân biệt được chúng.

+ So sánh tuần tự là so sánh kiến thức mới với kiến thức đã có nhưng không đối

lập nhau (tính chất của đối tượng mới với đối tượng đã nghiên cứu thuộc cùng

loại, tính chất của đối tượng này chỉ khác nhau về mức độ).

+ So sánh đối chiếu là so sánh kiến thức mới với kiến thức đã có nhưng có tính

chất đối lập nhau.

 Khái quát hóa:Khái quát là tìm ra cái chung cái bản chất trong tập hợp

các dấu hiệu và thuộc tính của sự vật nghiên cứu.

Có ba mức độ khái quát hóa.

+ Khái quát hóa tình cảm: Diễn ra trong hoàn cảnh trực quan, nêu lên những dấu

hiệu cụ thể, thuộc về bề ngoài hoặc khái quát hóa bằng kinh nghiệm.

+ Khái quát hóa hình tượng : Là nêu lên những dấu hiệu bản chất lẫn với những

dấu hiệu không bản chất.

+ Khái quát hóa khái niệm ( Khái quát hóa khoa học): Là nêu lên những dấu hiệu

chung, bản chất và qui nạp chúng thành nội dung khái niệm.

Các điều kiện cần thiết để khái quát hóa đúng đắn:

Điều kiện 1: Làm biến thiên những dấu hiệu không bản chất của, sự vật hiện

tượng đồng thời giữ nguyên dấu hiệu bản chất.

Điều kiện 2: Lựa chọn đầy đủ các khái niệm biến thiên một cách hợp lí nhằm nêu

bậc dấu hiệu bản chất và không bản chất.

Điều kiện 3: Sử dụng những dạng khác nhau của cùng một biến thiên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!