Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng sống sót của chim yến hàng non (aerodramus germani oustalet, 1876) tại quần đảo cù lao chàm, tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI
ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA
CHIM YẾN HÀNG NON (Aerodramus germani Oustalet, 1876)
TẠI QUẦN ĐẢO CÙ LAO CHÀM, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8 42 01 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH THÁI HỌC
ĐÀ NẴNG - 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn
Phản biện 1: TS. Phạm Thị Hồng Hà
Phản biện 2: TS. Vũ Thị Phương Anh
Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ sinh thái học họp tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
vào ngày 25 tháng 11 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chim yến là loài chim đặc biệt với tổ làm bằng nước bọt có giá
trị dinh dưỡng cao được con người chú ý và nghiên cứu từ rất sớm.
[8], [35]
Cù Lao Chàm là nơi có sản lượng tổ yến khai thác hàng năm
đứng thứ hai trong cả nước chỉ sau tỉnh Khánh Hòa. [47].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, theo báo cáo của Đội
quản lý và khai thác yến Hội An, sản lượng tổ yến khai thác từ các
hang yến ở Cù Lao Chàm có xu hướng suy giảm.
Để cân bằng giữa việc khai thác khôn khéo tổ yến tạo ra sản
phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, vừa duy trì sự phát triển bền
vững quần đàn chim yến làm tổ ở các hang đảo Cù Lao Chàm, nhất
thiết phải tiến hành nghiên cứu xác định các yếu tố làm biến động
quần đàn chim yến để lựa chọn phương thức quản lý, khai thác tổ yến
và bảo tồn, phát triển lâu dài quần đàn chim yến làm tổ ở các hang
đảo Cù Lao Chàm.
Một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định và phát
triển bầy đàn chim yến ở các hang đảo yến trên quần đảo Cù Lao
Chàm là khả năng sống sót của các chim yến non sau mỗi mùa sinh
sản. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số nhân tố sinh thái ảnh
hƣởng đến khả năng sống sót của chim Yến hàng non
(Aerodramus germani Oustalet, 1876) tại quần đảo Cù Lao
Chàm, tỉnh Quảng Nam” được đề xuất thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được hiện trạng và các nhân tố sinh thái ảnh hưởng
tới khả năng sống sót của chim Yến hàng non (Aerodramus germani
Oustalet, 1876) trong mùa sinh sản năm 2018, làm cơ sở đề xuất các
giải pháp cứu hộ bảo tồn quần đàn chim yến hàng ở các hang đảo yến
tại quần đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non và các
yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới tỉ lệ sống sót.
- Đề xuất giải pháp cứu hộ chim yến hàng non trong mùa sinh
sản ở các hang đảo yến ở quần đảo Cù Lao Chàm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về tập tính, khả năng sống sót của
chim yến hàng non qua từng giai đoạn phát triển và các yếu tố sinh thái
ảnh hưởng tới khả năng sống sót.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài để xây dựng các
kế hoạch, giải pháp cứu hộ chim yến hàng trong mùa sinh sản ở các
hang đảo yến tại quần đảo Cù Lao Chàm, nhằm mục đích quản lí và
sử dụng bền vững nguồn lợi từ chim yến.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp
nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Chim Yến hàng
1.1.1. Vị trí phân loại
Tên phổ thông: Chim yến hàng.
Tên khoa học: Aerodramus germani Oustalet, 1876.
3
Thuộc họ Yến (Apodidae), bộ Yến (Apodiformes), lớp Chim
(Aves).
1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
1.1.3. Vùng sống và nơi làm tổ
1.2. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu chim yến trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu chim yến trên thế giới
1.2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu chim yến hàng ở Việt
Nam
1.2.3. Các nghiên cứu về chim yến hàng ở Cù Lao Chàm,
Hội An
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý và địa hình
CLC là quần đảo gồm 8 đảo: hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn
Mồ, hòn Lá, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con và hòn Ông, cách thành phố
Hội An 18km về phía Đông.
Hình 1.3. Bản đồ phân vùng khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
(Nguồn: Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2015)
4
1.3.2. Tài nguyên
1.3.3. Đặc điểm khí hậu
1.3.4. Khu hệ thực vật, động vật
1.3.4.1. Đa dạng động vật
1.3.4.2. Đa dạng thực vật
1.3.5. Đặc điểm kinh tế, xã hội
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Khả năng sống sót của chim Yến hàng non (Aerodramus
germani Oustalet, 1876) trong mùa sinh sản và các yếu tố sinh thái
ảnh hưởng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Hang Khô thuộc đảo Hòn Khô Mẹ và hang Tò Vò thuộc đảo
Hòn Lao, quần đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam.
Hình 2.1. Vị trí các hang yến trên các đảo thuộc quần đảo Cù Lao
Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam
5
(Nguồn: biên tập dựa trên ảnh chụp của Google Earth, 2017)
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 - tháng 8 năm 2018
tương ứng với hai đợt sinh sản của chim yến hàng trong mùa sinh sản
năm 2018 tại quần đảo CLC.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non qua từng
giai đoạn phát triển
- Nghiên cứu tập tính của chim yến hàng từ lúc mới nở đến khi
chim non rời tổ.
- Xác định các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới khả năng sống
sót của chim yến trong mùa sinh sản.
- Đề xuất giải pháp cứu hộ chim yến hàng trong mùa sinh sản
tại các hang đảo yến ở quần đảo CLC.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết bị nghiên cứu
Sử dụng thiết bị camera hồng ngoại nhiều mắt gắn ở hai hang
Khô và hang Tò vò. Máy quay phim, máy ảnh, ống nhòm, la bàn,
máy đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió. Máy đo chiều dài bằng
tia laser. Cân điện tử. Thước palmer. Các phần mềm xử lý hình ảnh
và bản đồ.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu
2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.3. Xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm Microsof Excel.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
6
3.1. Nghiên cứu tỉ lệ sống sót của chim yến hàng non qua từng
giai đoạn phát triển
3.1.1. Số trứng trong một lứa đẻ
Quan sát camera, thống kê số lượng trứng trong 1 lứa đẻ ở 2
hang nghiên cứu.
Qua hình 3.1 cho thấy số tổ có 2 trứng là chủ yếu.
Như vậy chim yến đảo CLC đẻ trung bình 2 trứng/ 1 lứa.
Hình 3.1. Tỉ lệ % trung bình số trứng trong 1 lứa đẻ của chim yến
đảo CLC
3.1.2. Tỉ lệ đẻ trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ chim non rời tổ trong thời
gian nghiên cứu
Xác định tỉ lệ đẻ trứng, tỉ lệ nở và chim non rời tổ tại mỗi hang
thu được kết quả thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.3.
Bảng 3.2. Tỉ lệ đẻ trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ rời tổ của chim yến ở 2 hang
nghiên cứu
Hang
Mật
độ tổ
trung
bình
(tổ/m2
)
Tỉ lệ đẻ trứng Tỉ lệ nở Tỉ lệ rời tổ
Số
trứng
đẻ
(quả)
Tỉ lệ
(%)
Số
trứng
nở
(quả)
Tỉ lệ
(%)
Số
con
rời tổ
(con)
Tỉ lệ
(%)
Khô 67,33 129,33 96,04 121,67 90,35 94,33 70,05
Tò
Vò
53 102,33 96,54 96,00 90,57 68,33 64,46
Hang Khô Hang Tò Vò
7
Hình 3.3. Tỉ lệ đẻ trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ chim non rời tổ ở hang Khô và
hang Tò Vò
Tỉ lệ chim rời tổ ở hang Tò Vò thấp hơn ở Hang Khô (Hang
Khô 70,05%; Hang Tò Vò 64,46%) cho thấy các điều kiện sinh thái
bất lợi tác động ở Hang Tò Vò mạnh hơn ở Hang Khô.
3.1.3. Mật độ tổ
Mật độ tổ được xác định ở 3 OTC, ứng với 3 vị trí gần cửa
hang, giữa hang, cuối hang ở 2 hang nghiên cứu được thể hiện qua
hình 3.4.
Mật độ tổ khác nhau do giữa hang các yếu tố về cấu trúc hang,
điều kiện vô sinh thích hợp nhất cho sự bám dính cũng như sinh
trưởng phát triển của chim non.
Hình 3.4. Biểu đồ mật độ tổ tại các ô tiêu chuẩn
Hang Khô, OTC gần cửa hang và giữa hang, chim làm tổ sát
nhau, nhiều vị trí các mép tổ dính liền. Một số vị trí làm tổ của chim
8
ở hang Tò Vò cũng xảy ra hiện tượng dính tổ liên hoàn (hình 3.5).
Điều này cho thấy chim không cạnh tranh không gian làm tổ. Tuy
nhiên mật độ quá dày ảnh hưởng nhất định đối với sự tồn tại của
chim yến non.
Hình 3.5. Tổ yến dính mép liên hoàn (ảnh. NTA Nguyệt)
Khi không có đủ không gian làm tổ, tổ yến có hình dạng méo
mó, kích thước tổ nhỏ, không đảm bảo chất lượng. Do đó, trứng dễ bị
rơi, hoặc chim non sẽ dễ rơi khỏi tổ hơn trong quá trình cạnh tranh
thức ăn. Hơn nữa sức nặng của chim non làm chân tổ bị bong tróc
dẫn đến cả chim non và tổ đều rơi khỏi vách hang.
Ngoài ra, khi chim xây tổ sát nhau, nhiều chim bố mẹ trong
quá trình tiết nước bọt xây tổ để lông của chúng dính vào tổ đang xây
(hình 3.6). Khi nước bọt đông cứng, chim không thể bay được và
dính chết tại tổ. Hiện tượng này xảy ra nhiều tại hang Khô, vì đây là
hang có mật độ chim làm tổ dày nhất (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Số chim yến trưởng thành bị chết do dính nước bọt trong
quá trình xây tổ
Hang nghiên cứu
Mật độ tổ trung bình
(tổ/m2
)
Số chim trung bình
bị dính nƣớc bọt
(con)
Hang Khô 67,33 0,67
Hang Tò vò 53,00 0
9
Hình 3.6. Chim bị dính nước bọt trong quá trình xây tổ
(ảnh. NTA Nguyệt)
3.2. Nghiên cứu tập tính của chim yến hàng từ lúc mới nở đến khi
chim non rời tổ
3.2.1. Tập tính của chim yến non
Tỉ lệ sống sót chim non qua từng giai đoạn tuổi thấp dần và
được thể hiện cụ thể trong bảng 3.4.
Qua hình 3.7 cho thấy, trong thời gian từ 2 - 10 ngày tuổi chim
non chết nhiều nhất. Lượng chim non chết đi giảm dần theo thời gian
sinh trưởng phát triển. Thời gian khoảng 2 - 10 ngày tuổi chim
thường chết nhiều do nguyên nhân chủ yếu là sự cạnh tranh thức ăn
trong cùng 1 tổ.
Bảng 3.4. Tỉ lệ sống sót của chim non qua các giai đoạn tuổi tại 2
hang nghiên cứu
Hang
1 ngày 2 – 10 ngày 11 – 20 ngày
21 – 30
ngày
31 – 40
ngày
41 - <50
ngày
Sống
(con)
Tỉ lệ
(%)
Sống
(con)
Tỉ lệ
(%)
Sống
(con)
Tỉ lệ
(%)
Sống
(con)
Tỉ lệ
(%)
Sống
(con)
Tỉ lệ
(%)
Sống
(con)
Tỉ lệ
(%)
Khô 121,67 90,35 108 80,20 100,67 74,76 99,33 73,76 96,67 71,79 94,33 70,05
Tò
Vò
96,00 90,57 82,67 77,99 74,00 69,81 71,67 67,61 69,33 65,41 68,33 64,46
10
Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ sống sót của chim non qua các giai đoạn tuổi
tại hai hang nghiên cứu
Giai đoạn 30 đến 40 ngày tuổi, chim bắt đầu đu bám tổ vỗ cánh
tập bay (hình 3.8). Sức nặng của chim kết hợp với quá trình vỗ cánh
liên tục làm cho tổ rung mạnh và rơi cùng với chim.
Giai đoạn sau 40 ngày tuổi, chim tập bay cự ly ngắn rồi rời
hang. Nếu không đủ sức chim có thể bị rơi trong khi bay hoặc bị các
thiên địch ăn thịt. Một số tổ, chim đẻ muộn, đến giai đoạn khai thác,
chim non chưa rời tổ thường sẽ chết do khai thác tổ.
Hình 3.8. Chim non giai đoạn vỗ cánh tập bay (ảnh. NTA Nguyệt)
3.3.2. Tập tính chăm sóc chim non
Dựa vào bảng thống kê, số lần mớm mồi tăng dần theo tuổi
chim non. Chim non càng lớn thì số lần mớm mồi trong ngày càng
nhiều. Chim non giai đoạn 31 - 40 ngày tuổi, số lần mớm mồi cao
11
nhất (hang Khô 8,05 lần, hang Tò Vò 8,29 lần).
Bảng 3.5. Số lần mớm mồi trung bình trong ngày của chim bố mẹ (15
tổ/ 1 hang)
Hang
Số lần mớm mồi trung bình (lần/ngày)
2 – 10
ngày
11 – 20
ngày
21 – 30
ngày
31 – 40
ngày
H. Khô 3,96 6,07 7,09 8,05
H. Tò Vò 4,23 6,13 7.19 8,29
Trung bình
(lần/ngày) 4,1 6,1 7,14 8,17
Hình 3.9. Biểu đồ số lần mớm mồi trung bình trong ngày của chim bố mẹ
3.3. Xác định các yếu tố sinh thái ảnh hƣởng tới khả năng sống
sót của chim yến trong mùa sinh sản
3.3.1. Cấu trúc hang
Qua nghiên cứu, gần như các hang đều có hướng cửa hang ở
phía Đông Bắc, cửa hang là các khe đá tự nhiên chim có thể bay ra,
bay vào dễ dàng. Dung tích hang càng lớn thì chim làm tổ càng
nhiều.
12
Bảng 3.6. Đặc điểm cấu trúc hang và sản lượng tổ yến khai thác năm 2018
STT Hang Hƣớng
cửa
Diện
tích
cửa
(m2
)
Dung
tích
(m3
)
Nền đáy
Số tổ
vụ
1/2018
(tổ)
Số tổ
vụ
2/2018
(tổ)
Số tổ
rơi
(tổ)
1 Khô Đông Nam
Tây Bắc
54 450 Đá-nước 15.864 15.009 499
2 Tò Vò Đông Bắc 126.44 400 Đá 8.807 7.917 927
3 Cả Đông 45 900 Đá-nước 10.676 9.656 696
4 Trăn Đông Bắc 67.1 200 Đá 132 93 3
5 Cạn Đông Bắc 80 250 Đá 1.234 1.064 14
6 Bắc Cầu Đông 55 150 Đá 160 140 0
7 Kỳ Trâu Đông Bắc 50 90 Đá 551 558 8
8
Xanh
Rêu Đông Bắc 45 120 Đá 483 359 9
9 Mỏ Đùng Đông Bắc 35 150 Đá 193 166 21
10 Lẻ Đông Bắc 25 130 Đá 155 144 36
Qua khảo sát các hang yến CLC, chim yến thường chọn nơi
xây tổ là những vách đá tự nhiên, có độ nghiêng nhất định. Như vậy,
bước đầu nhận thấy cấu trúc hang ảnh hưởng đến số chim làm tổ, sự
rơi tổ, rơi chim non trong mùa sinh sản. Cấu trúc hang cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến các nhân tố vô sinh tại hang.
Hang Khô là một hang lớn được cải tạo nằm trên đảo Hòn Khô
Mẹ có đáy ngập nước, cửa hang hẹp và cao. Đây là một trong những
hang tập trung cải tạo mái. Tuy nhiên thiết kế nhiều cột chống chắn ở
miệng hang là chưa hợp lý ảnh hưởng tới nơi làm tổ cũng như đường
bay của chim yến ra vào hang.
Hang Tò Vò là một hang miệng vòm rộng với ánh sáng chiếu
rọi vào trong lòng hang. Chim yến làm tổ từ ngoài miệng hang vào
bên trong trên vòm và thành miệng hang. Do miệng hang rộng, ánh
sáng chiếu vào sâu bên trong nên thành vòm hang thường bị khô dẫn
tới nhiều tổ yến dễ bị rơi.
3.3.2. Nhân tố vô sinh
3.3.2.1. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió
13
Sử dụng máy đo tự động nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tốc độ gió
cho kết quả tổng hợp trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Một số yếu tố vô sinh từ tháng 1 đến tháng 8/2018 ở trong
2 hang nghiên cứu (mỗi yếu tố được đo 5 lần/1 tháng)
Tháng
Hang Khô Hang Tò Vò
Nhiệt
độ (
0C)
Độ ẩm
(%)
Ánh
sáng
(Lux)
Tốc độ
gió
(m/s)
Nhiệt
độ (
0C)
Độ ẩm
(%)
Ánh
sáng
(Lux)
Tốc độ
gió
(m/s)
1 23,6 92,82 4,42 4,5 25,38 88,28 23,56 7,46
2 24,4 92,6 4,46 4,88 25,92 87,42 24,08 7,78
3 25,44 91,82 4,58 4,32 27,04 86,6 25,04 7,82
4 26,82 90,38 4,96 4,74 28,14 83,18 25,86 7,56
5 27,72 88,46 5,38 4,44 28,96 79,72 26,76 7,62
6 28,1 87,22 5,48 4,4 29,68 78,78 27,3 6,96
7 27,38 89,4 5,18 4,5 28,76 81,6 26,56 7,12
8 28,44 86,68 5,68 4,14 30,34 77,7 28,06 7,08
Quan sát camera xác định số tổ rơi, chim rơi theo tổ tại 2 hang
nghiên cứu, kết hợp với dữ liệu vô sinh thu được kết quả cụ thể trong
bảng 3.8.
Bảng 3.8. Một số yếu tố sinh thái vô sinh và tỉ lệ tổ rơi, chim non bị
rơi theo tổ ở hang Khô và hang Tò Vò năm 2018
Hang
nghiên
cứu
Mật
độ tổ
(tổ)
Nhiệt
độ
(
0C)
Độ
ẩm
(%)
Ánh
sáng
(Lux)
Tốc
độ
gió
(m/s)
Số tổ bị rơi
Chim non bị
rơi theo tổ
Tổ
Tỉ lệ
(%)
Con
Tỉ lệ
(%)
Khô 67,33 26,49 89,92 5,02 4,49 4,00 5,94 6,67 4,95
Tò Vò 53 28,03 82,91 25,90 7,43 6,67 12,58 11,67 11,01
Bảng 3.8 cho thấy các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng nhất định
đến sinh trưởng phát triển của chim non do làm rơi tổ cũng như rơi
chim non. Hang Tò Vò với cửa hang rộng bị các yếu tố vô sinh tác
động mạnh hơn hang Khô.