Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Một Số Nhân Tố Hoàn Cảnh Làm Cơ Sở Khoa Học Để Lựa Chọn Loài Cây Trồng Cho Khu Vực Bán Ngập Khu Vực Xã Liệp Tè Huyện Thuận Châu Tỉnh Sơn La
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
959.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1860

Nghiên Cứu Một Số Nhân Tố Hoàn Cảnh Làm Cơ Sở Khoa Học Để Lựa Chọn Loài Cây Trồng Cho Khu Vực Bán Ngập Khu Vực Xã Liệp Tè Huyện Thuận Châu Tỉnh Sơn La

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG

----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ HOÀN CẢNH LÀM CƠ SỞ KHOA

HỌC ĐỂ LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG CHO KHU VỰC BÁN NGẬP

XÃ LIỆP TÈ - HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA

NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ : 302

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Ngọc Hải

Sinh viên thực hiện : Trương Hồng Sơn

Mã sinh viên : 1353020841

Lớp : 58A - QLTNR

Khoá : 2013 - 2017

Hà Nội, 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào.

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên

cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận

đánh giá luận văn của Hội đồng Khoa học.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2017

Người cam đoan

Trƣơng Hồng Sơn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người

thân.

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa

Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường những người đã trực tiếp giảng dạy

trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập của mình. Đặc biệt

tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Trần Ngọc Hải,

người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực

hiện đề tài và hoàn thành bản khóa luận này. Tôi xin được chân thành cảm ơn

các thầy cô giáo trong bộ môn Thực vật rừng – Khoa Quản lý tài nguyên rừng

và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập.

Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè

và đồng nghiệp những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG

=================o0o=================

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu một số nhân tố hoàn cảnh làm cơ sở khoa

học để lựa chọn loài cây trồng cho khu vực bán ngập khu vực xã Liệp Tè -

huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La ”

2. Sinh viên thực hiện Trương Hồng Sơn Msv : 1353020841

3. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Hải

4. Mục tiêu nghiên cứu:

Góp phần bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ vùng bán ngập khu vực lòng hồ

thủy điện Sơn La.

- Đánh giá được đặc điểm các sinh cảnh vùng bán ngập và thành phần cây

hiện nay ở vùng bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La.

- Đề xuất được một số loài cây trồng phòng hộ ở vùng bán ngập khu vực

lòng hồ thủy điện Sơn La.

5. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La:

- Xác định diện tích của khu vực bán ngập lòng hồ thuỷ điện.

- Nghiên cứu đặc điểm đất đai và chế độ ngập nước tại khu vực bán ngập.

- Nghiên cứu các hoạt động trồng trọt tại vùng bán ngập.

Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện

Sơn La:

- Thành phần loài cây tự nhiên và cây trồng nông lâm nghiệp hiện tại ở

vùng bán ngập.

- Mức độ ngập và những loài hiện tại.

- Tiêu chí lựa chọn loài cây trồng vùng bán ngập

6. Kết quả đạt được

Qua điều tra nghiên cứu và phỏng vấn tại khu vực xã Liệp Tè, đề tài đã xác định

được:

- Xã Liệp Tè có 80.65 ha diện tích đất bán ngập.

- Chế độ ngập nước của lòng hồ thủy điện xã Liệp Tè có một số đặc điểm như

sau: Từ tháng 1 nước bắt đầu rút và đến tháng 3 mức nước đạt 195m; từ tháng 3

đến tháng 6 nước rút xuống 180m; từ háng 6-8 mức nước vẫn giữ nguyên và từ

tháng 8 đến tháng 12 hồ thủy điện bắt đầu tích nước và mức nước dâng cao nhất

là 215m.

- Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát, tại khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La có

19 loài cây thuộc 13 họ thực vật và các loài thuộc dạng thân thảo, thân leo, các

loại cỏ, các loại sống thủy sinh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC BIỂU

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 2

1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 2

1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện............................. 2

1.1.2. Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện. 4

1.1.3. Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện .............................. 5

1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 6

1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện............................. 6

1.2.2. Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện . 9

1.2.3. Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện ............................ 12

1.3. Nhận xét và đánh giá.................................................................................... 14

CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU– NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU.................................................................................................................... 15

2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 15

2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 15

2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 15

2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 16

CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................. 18

3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 18

3.1.1. Vị trí địa lý ranh giới:................................................................................ 18

3.1.2. Địa hình, địa mạo ...................................................................................... 18

3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng................................................................................... 19

3.1.4. Khí hậu ...................................................................................................... 19

3.1.5. Tài nguyên rừng ........................................................................................ 20

3.1.6 Tài nguyên nước......................................................................................... 20

3.1.7. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................. 21

3.1.8. Tài nguyên nhân văn ................................................................................. 21

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................. 21

3.2.1. Dân số, dân tộc .......................................................................................... 21

3.2.3. Cở sở hạ tầng............................................................................................. 22

3.3. Nhận xét và đánh giá chung ......................................................................... 24

3.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 24

3.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 24

3.3.3. Lịch sử hình thành.................................................................................... 24

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 27

4.1. Đặc điểm vùng bán ngập tại khu vực xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu........ 27

4.1.1. Diện tích đất bán ngập............................................................................... 27

4.1.2. Đặc điểm đất đai và chế độ ngập nước tại khu vực bán ngập xã Liệp Tè,

huyện Thuận Châu .............................................................................................. 28

4.1.3. Hoạt động trồng trọt tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc xã

Liệp Tè, huyện Thuận Châu................................................................................ 35

4.2. Quy trình điều tiết mực nước hồ chứa Sơn La............................................. 36

4.3. Đánh giá chung về tác động của nhà máy thủy điện Sơn La....................... 36

4.4. Xác định các đặc điểm môi trường nước ở vùng đất bán ngập lưu vực thủy

điện Sơn La.......................................................................................................... 38

4.4.1. Biến đổi chất lượng nước theo thời gian................................................... 38

4.4.2. Đánh giá chất lượng nước theo từng khu vưc hồ chứa ............................. 39

4.5. Thực trạng các loài cây bản địa và cây trồng tại vùng bán ngập ................ 40

4.6. Tình hình sâu hại.......................................................................................... 47

4.6.1. Đối với sâu hại ăn lá cây ........................................................................... 47

4.6.2.Mối ăn thân cây.......................................................................................... 47

4.7. Đề xuất một số loài cây trồng vùng bán ngập.............................................. 47

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ............................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!